Syria giải phóng Idlib: HTS làm cao, không cần Thổ Nhĩ Kỳ
Hay’at Tahrir al-Sham và một số nhóm đối lập đã từ chối thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ để thành lập khu phi quân sự trong Idlib.
Thỏa thuận ngừng bắn Idlib: Trong mưu đồ của Thổ?
Vừa qua, trong cuộc họp thượng đỉnh tại Sochi hôm 17/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã thỏa thuận đình chỉ vô thời hạn chiến dịch quân sự ở Idlib của Quân chính phủ Syria và thành lập khu vực chống leo thang quân sự mới.
Bộ trưởng quốc phòng của hai nước đã ký văn bản ghi nhớ, trong đó vấn đề quan trọng nhất là đến ngày 15/10 sẽ thành lập khu phi leo thang quân sự (sâu khoảng 15-20km), dọc theo đường tiếp xúc giữa các lực lượng đối lập và chính phủ trên địa bàn tỉnh Idlib của Syria.
Theo thỏa thuận, các nhóm khủng bố và đối lập cực đoan, bao gồm cả chi nhánh al-Qaeda Syria là Hay’at Tahrir al-Sham-HTS (trước đấy là Jabhat al-Nusra, sau đổi tên thành Jabhat Fatah al-Sham) sẽ rời khỏi Idlib.
Tất cả vũ khí hạng nặng đều phải rút khỏi khu phi quân sự trước ngày 10 tháng 10 và các nhóm cực đoan phải rút quân khỏi ngày 15 tháng 10, còn thường dân và phe “đối lập ôn hòa” với một lượng nhỏ vũ khí hạng nhẹ vẫn ở lại.
Vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ và liên minh Syria-Iran-Nga yêu cầu các chiến binh phải tuân thủ thỏa thuận nếu họ muốn tìm kiếm cơ hội tránh bị tiêu diệt. Sau ngày 15/10, nếu nhóm nào không chịu thực thi thỏa thuận thì sẽ trở thành mục tiêu tấn công của Quân đội Syria và Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ cùng nhau kiểm soát quá trình rút lui của các nhóm khủng bố và điều quân nắm giữ vùng đệm phi quân sự. Do đó, hai bên đang tích cực điều phối để chuẩn bị lực lượng tiến vào vùng đệm phi quân sự ở Idlib.
Theo giới quan sát, thưc chất của thỏa thuận này là chính quyền Ankara mong muốn cứu nhóm khủng bố HTS và muốn chúng nắm quyền kiểm soát ở Idlib dưới sự hậu thuẫn của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm giúp nước này hiện thực hóa âm mưu “xâm lược ủy nhiệm ở Syria”.
Mục đích của Ankara là nối dài khu vực kiểm soát thực tế của nước này (dưới danh nghĩa do “lực lượng đối lập Syria quản lý”) chạy dài từ thành phố al-Bab (đông Aleppo) đến Idlib, hình thành một vùng đệm ở phía Bắc Syria, sâu trong lãnh thổ Syria từ 30-50km.
Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng tổng hợp các biện pháp chính trị-quân sự-kinh tế để gây sức ép với Nga, để chính quyền Moscow ngăn chặn Damascus mở chiến dịch giải phóng Idlib.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Idlib nhưng HTS không chấp thuận
Video đang HOT
HTS không chấp thuận thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ về Idlib
Tuy nhiên, theo giới truyền thông đối lập Syria đưa tin vào ngày 19/9, chi nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda Syria là Hay’at Tahrir al-Sham – HTS (trước đây đã từng 2 lần đối tên là Jabhat Fatah al-Sham, Jabhat al-Nusra) đang làm cao, không cần đến “sự che chở” của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib.
Theo các nguồn tin ủng hộ đối lập, Hayat Tahrir al-Sham và một số nhóm “đối lập ôn hòa” khác, bao gồm Đảng Hồi giáo Turkistan và Jaish al-Izza, đã từ chối tham gia vào thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ về việc thiết lập một khu phi quân sự trong tỉnh Idlib của Syria và các khu vực lân cận.
Các phương tiện truyền thông ủng hộ đối lập đã bắt đầu lan truyền những suy đoán rằng, chính quyền Damascus sẽ không hành động theo một phần của thỏa thuận, tạo ra một môi trường truyền thông để biện minh cho hành động của Hayat Tahrir al-Sham và các đồng minh của nó. Do đó, nhóm khủng bố này mới cương quyết cự tuyệt đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thực ra, đây không phải là lần đầu Hay’at Tahrir al-Sham từ chối Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đây, nhóm này cũng đã từ chối đề xuất gia nhập lực lượng vũ trang được Ankara hậu thuẫn để tham gia chiến dịch “Cành ô liu” mà Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã mở ở Afrin (Aleppo) hồi đầu năm nay.
Nguyên nhân chủ yếu được cho là nhóm khủng bố thân al-Qaeda này không cam tâm dâng vùng lãnh địa rộng lớn của mình ở Idlib (chiếm hơn 60% diện tích của tỉnh) vào tay nhóm phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ là Quân đội Syria tự do (FSA).
Hơn nữa, HTS tự tin là với thực lực của mình (có khoảng 30.000-50.000 quân và nhiều trang bị nặng), với địa thế hiểm trở của Idlib và hệ thống công sự, hầm ngầm kiên cố đã được xây dựng trong 2 năm qua, chúng sẽ có thể chống lại được sức tấn công của Quân đội Syria.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, nếu từ chối thỏa thuận này, HTS và vài nhóm đối lập nhỏ sẽ không thể chống lại được lực lượng mặt đất Syria, dưới sự yểm trợ hỏa lực trên không của Nga. Do đó, trước sau gì HTS cũng sẽ phải chấp nhận đầu hàng chính quyền Syria.
Toàn Thắng
Theo baodatviet
Thổ mừng ra mặt khi Nga-Syria tạm dừng giải phóng Idlib
Không muốn mất đi mối quan hệ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ về cả chính trị-quân sự-kinh tế nên Nga tạm ngừng chiến dịch giải phóng Idlib.
Trong cuộc họp thượng đỉnh tại Sochi hôm 17/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã thỏa thuận đình chỉ vô thời hạn chiến dịch quân sự ở Idlib của Quân chính phủ Syria và thành lập khu vực chống leo thang quân sự mới.
Bộ trưởng quốc phòng của hai nước đã ký bản ghi nhớ về sự ổn định tình hình trong khu phi leo thang Idlib, trong đó vấn đề quan trọng nhất là đến ngày 15 tháng 10 sẽ thành lập khu phi leo thang quân sự (sâu khoảng 15-20km), dọc theo đường tiếp xúc giữa các lực lượng đối lập và chính phủ trên địa bàn tỉnh Idlib của Syria.
Theo thỏa thuận, các nhóm khủng bố và đối lập cực đoan, bao gồm cả chi nhánh al-Qaeda Syria là Hay'at Tahrir al-Sham-HTS (trước đấy là Jabhat al-Nusra, sau đổi tên thành Jabhat Fatah al-Sham) sẽ rời khỏi Idlib, cùng với các vũ khí hạng nặng. Còn thường dân và phe "đối lập ôn hòa" với một lượng nhỏ vũ khí hạng nhẹ vẫn ở lại.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ cùng nhau kiểm soát quá trình rút lui của các nhóm khủng bố và điều quân nắm giữ vùng đệm phi quân sự. Do đó, trong thời gian tới, hai bên sẽ đưa thêm lực lượng quân sự vào Idlib.
Chặn đường Mỹ vào Idlib, kéo Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần Nga
Trong cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Nga Sputnik, các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ đã cho ý kiến nhận xét tầm quan trọng của thỏa thuận về Idlib mà Moscow và Ankara đã đạt được trong cuộc gặp của hai vị Tổng thống Vladimir Putin và Recep Tayip Erdogan ở Sochi.
Chuyên gia về chiến lược quân sự Naim Babyuroglu chỉ ra rằng, trong những năm gần đây, người ta đã nhận được từ Hoa Kỳ tín hiệu về khả năng thâm nhập vào lãnh thổ Idlib. Tuy nhiên, với thỏa thuận đạt được ở Sochi, đã đóng lại trước mũi người Mỹ lối thâm nhập tiềm năng vào địa bàn tỉnh này.
Cuộc gặp ở Sochi giữa hai nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Nga chứng tỏ rằng "khu vực diễn tập" của Washington chỉ giới hạn ở Manbij và vùng lãnh thổ phía đông từ Euphrates. Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện quyết tâm trong tương lai gần sẽ tập trung tất cả lực lượng của mình vào khu vực Idlib.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt thỏa thuận buộc Quân đội Syria phải ngừng chiến dịch giải phóng Idlib
Nhờ thỏa thuận đạt được giữa Moscow và Ankara về Idlib, đã xuất hiện cơ hội tăng cường hơn nữa sự hợp tác cả về kinh tế và quân sự giữa hai nước. Mà điều này lại chỉ ra rằng, quá trình tách Thổ Nhĩ Kỳ xa khỏi Hoa Kỳ và xích gần với Moscow vẫn đang tiếp nối.
Chuyên gia Babyuroglu cũng nhắc tới tuyên bố của Tổng thống Erdogan về sự cần thiết nhanh chóng giải phóng vùng lãnh thổ phía đông sông Euphrates.
"Nhận định của Tổng thống về mối đe dọa với an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ xuất phát từ khu vực này cho ta cơ sở để giả định rằng, sau khi thực hiện thỏa thuận về Idlib, sự chú ý của lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dồn vào Manbij (Aleppo) và địa bàn phía đông của Euphrates.
Chắc chắn là sau ngày 15 tháng 10, chính quyền Ankara sẽ cố gắng thương lượng với Washington về tình hình ở Manbij, dù tất nhiên là việc này sẽ chẳng hề dễ dàng.
Thỏa thuận Nga-Thổ chứng minh hiệu quả định dạng Astana
Đến lượt mình, chuyên gia Hasan Unal - Giáo sư Khoa Quan hệ Quốc tế của Đại học Tổng hợp Atilim ở Ankara cũng bình luận rằng, thỏa thuận Nga-Thổ về Idlib là "điển hình tốt nhất của thỏa thuận theo tinh thần định dạng Astana".
Theo ông, thỏa thuận đạt được đã chặn đứng cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng trên biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ tưởng chừng phát sinh không thể tránh khỏi trong trường hợp tiến hành chiến dịch ở Idlib, cũng như hàng loạt hành động khiêu khích tiềm tàng gắn với các binh sĩ nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ Syria.
Do đó, có thể nói rằng, thỏa thuận Sochi là hình mẫu đáp ứng đầy đủ tinh thần và nhiệm vụ của tiến trình Astana.
Giáo sư Unal nhấn mạnh, kết quả của chiến dịch giải phóng Aleppo mùa thu 2016 đã thúc đẩy phần đáng kể đội ngũ thành viên al-Qaeda và các nhóm cực đoan khác dồn về Idlib. Rồi tình hình tương tự cũng diễn ra ở Đông Ghouta, miền nam Quneitra và các khu vực khác.
ADVERTISEMENT
Nói về kịch bản phát triển sau khi đã đạt được thỏa thuận thành lập khu phi quân sự ở Idlib, một câu hỏi quan trọng là, tất cả những thành tố khủng bố này sẽ hướng đi đâu? Liệu chúng có ra khỏi khu vực Idlib đến lãnh thổ đang nằm dưới sự kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ trong khuôn khổ chiến dịch "Lá chắn Euphrates" và "Cành ôliu", hay là chạy luôn sang Thổ Nhĩ Kỳ?
Theo quan điểm của ông Unal, mỗi phương án kịch bản này đều hàm chứa mối đe dọa nghiêm trọng. Vấn đề là ở chỗ, trong văn bản thỏa thuận không nói đến nơi có thể di chuyển chiến binh tới đâu, sau cuộc di tản khỏi Idlib. Và đây là điều mà Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục phải bàn bạc thông suốt trong khoảng thời gian từ nay cho đến ngày 15/10.
Vấn đề quan trọng khác là trong số thành viên các nhóm khủng bố có cả các đối tượng đến từ những vùng khác nhau của nước Nga, chủ yếu là từ Kavkaz, cũng như những phần tử Uigur thành viên đảng Hồi giáo Turkestan, mà hoạt động của họ đã nhiều lần khiến Trung Quốc phải lo ngại.
Bình luận quyết định hoãn vô thời hạn chiến dịch ở Idlib, Giáo sư Unal nhận xét, Nga đã không khăng khăng nhất quyết tiến hành hoạt động chiến sự quy mô ở Idlib, bởi không muốn để Thổ Nhĩ Kỳ tách xa định dạng Astana.
Đối với Moscow, điều quan trọng là duy trì liên hệ với Ankara không chỉ về thương mại-kinh tế, mà còn cả hợp tác về chính trị và quân sự trong các vấn đề khu vực.
Ông cho rằng, trong khuôn khổ thỏa thuận Nga-Thổ về Idlib sẽ bắt đầu tiến trình từng bước thực hiện kế hoạch chuyển tiếp của khu vực sang sự kiểm soát của Chính phủ Syria và tăng tốc công việc của Ủy ban soạn thảo Hiến pháp để sớm tiến hành các giải pháp hiệp thương chính trị.
Huy Bình
[Infographics] Tình hình Idlib trước cuộc chiến lớn sắp xảy ra Quân đội Syria đang chuẩn bị mở cuộc tấn công tổng lực giải phóng Idlib, nơi được coi là thành trì cuối cùng của quân nổi dậy. Nhấp chuột vào ảnh để xem ở kích thước chuẩn. Idlib và các khu vực lân cận hiện chủ yếu nằm trong tay nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS), một liên minh do chi nhánh tại Syria...