Syria gia nhập Hiệp ước cấm vũ khí hóa học
Ngày 12-9, Syria đã chính thức nộp đơn gia nhập Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW), và tuyên bố sẽ ngay lập tức tuân thủ đầy đủ hiệp ước này.
Phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho biết trong một tuyên bố rằng Tổng thư ký đã nhận được một lá thư của Syria thông báo với ông rằng: “Tổng thống Bashar al Assad đã ký sắc lệnh quy định việc Syria gia nhập Hiệp ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học”.
“Trong thư, chính quyền Syria đã cam kết tuân thủ các nghĩa vụ do Công ước này quy định ngay cả trước nó khi có hiệu lực đối với Syria”, tuyên bố cho biết.
Trong khi đó, đại sứ Syria tại Liên Hợp Quốc Bashar Ja’afari chiều cùng ngày đã gặp gỡ phóng viên tại trụ sở Liên Hợp Quốc và tuyên bố nhấn mạnh rằng: “Vũ khí hóa học ở Syria chỉ là một sự răn đe đối với kho vũ khí hạt nhân của Israel. Đó là một sự răn đe”.
Video đang HOT
Nạn nhân của vũ khí hóa học ở Syria
Theo ông, đơn gia nhập OPCW của chính phủ Syria thể hiện nước này sẵn sàng phản đối vũ khí hủy diệt hàng loạt, đồng thời chứng minh mong muốn của họ về việc, “thiết lập một khu vực không có vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Trung Đông. Và trước tiên, kho vũ khí hạt nhân của Israel cần phải được tiêu hủy.”
Ông cho rằng “không có điều kiện tiên quyết nào” cho việc gia nhập OPCW, đồng thời nhấn mạnh quyết định của Syria gia nhập hiệp ước là “không có gì mới.”
Theo ANTD
Cần lập các kênh ngăn căng thẳng khu vực leo thang
Ngày 2/6, tại Hội nghị An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 12 ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen phát biểu, cần nhanh chóng thiết lập kênh liên lạc và các cơ chế khác để ngăn căng thẳng leo thang trong các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở châu Á, đặc biệt là trên biển Hoa Đông và biển Đông.
Trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La lần thứ 12, ngày 1/6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh tiếp xúc song phương với Thứ trưởng Quốc phòng Nga. Ảnh: TTXVN.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore gợi ý việc tăng cường chia sẻ thông tin, đặc biệt giữa lực lượng hải quân các nước về thủ tục, cách thức họ triển khai hoạt động trong trường hợp có sự cố trên biển. Ông cũng đề xuất việc thúc đẩy hợp tác thực chất giữa quân đội các nước châu Á để xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau.
Hôm qua, phát biểu tại phiên họp toàn thể của Đối thoại Shangri-La lần thứ 12, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự hội nghị, nhắc lại đề xuất của Việt Nam rằng, các nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông tham gia thỏa thuận "không sử dụng vũ lực trước", từ đó rút kinh nghiệm mở rộng với các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Singapore ủng hộ đề xuất này. Brunei đề xuất thành lập các đường dây nóng để nhanh chóng hạ nhiệt căng thẳng về tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói rằng, các nước cần tiếp tục xây dựng lòng tin, hợp tác ngày càng sâu rộng hơn. Trong quá trình hợp tác, các nước, đặc biệt là những cường quốc, cần lắng nghe dư luận, quyết định trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam đề nghị các bên liên quan biển Đông tôn trọng, bảo vệ ngư dân, tuyệt đối không sử dụng vũ lực với họ dưới bất kỳ hình thức nào.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore cho rằng, chủ nghĩa dân tộc gia tăng ở một số nước châu Á, do vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Hoa Đông và biển Đông, có thể đe dọa sự ổn định trong khu vực. Vì vậy, cần có các khuôn khổ khu vực để cân bằng.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, khuôn khổ này vượt ngoài vấn đề an ninh và bao gồm các thỏa thuận khác, ví dụ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp bày tỏ sự quan tâm gia nhập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM ). ADMM đã thống nhất đưa ra năm lĩnh vực ưu tiên hợp tác: hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, quân y, an ninh biển, gìn giữ hòa bình, chống khủng bố. Theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, Việt Nam sẽ tham gia diễn tập trên thực địa về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và quân y trong tháng 6 này tại Brunei. Đây là lần đầu tiên ADMM phối hợp hành động trên thực địa và cũng là lần đầu tiên Việt Nam cử lực lượng quân đội ra nước ngoài tham gia các hoạt động đa phương.
Theo vietbao
Các cường quốc hạt nhân phát triển vũ khí hủy diệt mới 5 quốc gia được quyền sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc đang âm thầm nghiên cứu, phát triển những loại vũ khí chống lại loài người thế hệ mới. Các cường quốc hạt nhân đang tham vọng chế tạo những loại vũ khí hủy diệt mới. Theo báo cáo của Viện nghiên...