Syria đối mặt đợt bùng phát bệnh tả lớn nhất từ năm 2009
Bộ Y tế Syria thông báo ghi nhận 39 ca tử vong và gần 600 ca mắc bệnh tả trong đợt bùng phát dịch ngày càng lan rộng tại quốc gia Trung Đông này.
Bệnh nhân mắc bệnh tả được điều trị tại một bệnh viện ở Deir Ezzor, Syria ngày 17/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, tính đến cuối ngày 4/10, có tổng cộng 594 ca mắc bệnh tả được ghi nhận tại 11 trong 14 tỉnh trên cả nước kể từ cuối tháng 9 vừa qua. Hầu hết các ca tử vong là tại tỉnh Aleppo, miền Bắc Syria.
Trước đó cùng ngày, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo tình hình dịch đáng báo động tại các địa phương đã xuất hiện ca bệnh và đang lây lan sang nhiều khu vực mới.
Video đang HOT
Đây là đợt bùng phát dịch tả lớn lần đầu tiên tại Syria kể từ năm 2009.
Bệnh tả do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra, lây truyền theo đường tiêu hóa qua thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn tại những khu vực thiếu hệ thống thoát nước thải hoặc không có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh. Theo Liên hợp quốc (LHQ), gần 2/3 số nhà máy xử lý nước, 50% các trạm bơm và 1/3 số tháp nước tại Syria đã bị phá hủy trong cuộc xung đột kéo dài dai dẳng hơn một thập kỷ qua.
Nguồn gốc của đợt bùng phát dịch mới nhất được cho là liên quan đến sông Euphrates đang bị ô nhiễm trong khi trữ lượng nước giảm do hạn hán, nhiệt độ gia tăng càng làm trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm. LHQ cho biết trên 5 triệu người trong tổng số 18 triệu dân tại Syria vẫn sử dụng nước uống và nước sinh hoạt lấy từ sông Euphrates.
Đợt bùng phát mới nhất này đặc biệt đáng báo động tại các khu lán trại quá tải, nơi lánh nạn của những người phải đi di tản do xung đột. Những người này ít có cơ hội tiếp cận với nguồn nước sạch và các sản phẩm vệ sinh.
Theo WHO, bệnh tả có thể điều trị bằng bổ sung nước, điện giải và sử dụng thuốc kháng sinh, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vài giờ. Trên toàn thế giới mỗi năm có khoảng 1,3 triệu đến 4 triệu người mắc bệnh tả, trong đó có khoảng 21.000 – 143.000 người tử vong.
Bệnh tả xuất hiện trở lại tại Haiti, ít nhất 7 người tử vong
Giới chức Haiti ngày 2/10 thông báo bệnh tả đã xuất hiện trở lại tại quốc gia này sau 3 năm, theo đó ghi nhận một số ca tử vong do bệnh này.
Bệnh nhân mắc bệnh tả được điều trị tại bệnh viện ở Jeremie, tây nam Haiti. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Tổng Giám đốc Y tế Laure Adrien cho biết đã có ít nhất 7 người tử vong vì bệnh tả tại Haiti, song cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin từ các bệnh viện và cơ sở y tế.
Trước đó, Bộ Y tế Haiti thông báo đã ghi nhận 1 ca mắc bệnh tả tại khu vực thủ đô Port-au-Prince và một số ca nghi mắc tại thị trấn Cite Soleil lân cận. Bộ trên cho biết đang thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự lây lan của virus, trong đó làm rõ các trường hợp nghi mắc bệnh, đồng thời kêu gọi người dân tăng cường các biện pháp đảm bảo vệ sinh.
Đợt bùng phát dịch tả năm 2010 tại Haiti đã khiến khoảng 10.000 người tử vong. Những ca mắc bệnh tả ghi nhận lần gần đây nhất tại quốc gia này là vào năm 2019. Năm 2020, Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) tuyên bố Haiti đã qua 1 năm không ghi nhận ca bệnh tả nào.
Haiti hiện đang đối mặt với một loạt bất ổn về kinh tế-xã hội trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao. Nguồn cung nhiên liệu bị gián đoạn khiến nhiều bệnh viện đã phải đóng cửa hoặc hạn chế hoạt động do thiếu điện, trong khi người dân không thể sử dụng các phương tiện đi lại cơ bản.
Caribbean Bottling Company - nhà cung cấp nước đóng chai chính tại Haiti thông báo đã tạm ngừng sản xuất và phân phối nước do không đủ nhiên liệu, trong khi việc đảm bảo nguồn nước sạch rất quan trọng trong ngăn ngừa sự lây lan của bệnh tả.
Ngày 30/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc bệnh tả trên thế giới tăng mạnh trong năm nay, đặc biệt ở những khu vực dân cư nghèo đói và xảy ra xung đột. Tính đến cuối tháng 9, đã có 26 quốc gia phát hiện các ổ dịch tả, đáng chú ý là tỷ lệ tử vong tăng mạnh.
Bệnh tả do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra, lây truyền theo đường tiêu hoá qua thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn. Bệnh này có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh và duy trì bổ sung nước cho cơ thể, song có thể gây tử vong chỉ trong vài giờ nếu không được điều trị kịp thời.
Trẻ em Pakistan đối mặt với thảm họa mới sau lũ lụt Một bé gái nằm lả đi trên chiếc giường bệnh trong tình trạng mất nước. Cô bé đang phải chống chọi để sinh tồn. Bên cạnh bé là một đứa trẻ sơ sinh vừa qua đời. Không lâu sau đó, lại thêm 1 đứa trẻ khác ra đi. Trẻ em tại một lớp học dã chiến ở Peshawar, Pakistan, sau khi phải theo...