Syria đang chờ chi tiết các bước tiếp theo của LHQ
Ngày 23/8, Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Mikdad cho biết nước ông đang chờ tin mới từ Ban Thư ký Liên hợp quốc về chi tiết các bước đi tiếp theo sau khi sứ mệnh của Phái bộ giám sát của Liên hợp quốc tại Syria (UNSMIS) kết thúc.
Bạo lực vẫn diễn ra trên khắp Syria. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp Trưởng phái bộ UNSMIS, Tướng Babacar Gaye, ông Mikdad cho biết: “Bước tiếp theo là nối lại sự hiện diện của Liên hợp quốc tại Syria theo cách thức khác, và chúng tôi đang chờ đợi tin tức từ Ban thư ký trong vài ngày tới.”
UNSMIS đã kết thúc bốn tháng hoạt động tại Syria hồi tuần trước. Liên hợp quốc đã nhất trí thành lập một văn phòng dân sự tại Damascus để duy trì sự hiện diện tại Syria. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng đã bổ nhiệm nhà ngoại giao người Angieria Lakhdar Brahimi làm đặc phái viên mới của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) tại Syria, thay thế ông Kofi Annan, người vừa từ chức hồi tháng trước.
Video đang HOT
Về việc này, Thứ trưởng Mikdad cho biết Syria đã thông báo với Liên hợp quốc chấp thuận sự bổ nhiệm ông Brahimi và sẵn sàng phối hợp với ông và lắng nghe các ý tưởng của ông về giải pháp cho cuộc xung đột hiện nay.
Cũng trong phát biểu trên, Thứ trưởng Mikdad cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đóng một vai trò “nguy hiểm” khi nước này dung túng và hỗ trợ các nhóm vũ trang hoạt động tại Syria.
Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, một nguồn tin Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các quan chức nước này và Mỹ đã bắt đầu cuộc họp đầu tiên tại Ankara bàn “kế hoạch tác chiến” nhằm đặt dấu chấm hết cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo nguồn tin trên, phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ gồm các quan chức quân đội, tình báo và ngoại giao, do quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Halit Cevik dẫn đầu, trong khi phái đoàn Mỹ với thành phần tương tự do Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ Elisabeth Jones dẫn đầu.
Hai bên thảo luận cách thức phối hợp các hoạt động quân sự, tình báo và chính trị để đối phó với cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria, đồng thời bàn các kế hoạch khẩn cấp trong trường hợp xảy ra các mối đe dọa tiềm tàng, trong đó có cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học mà Washington gọi là “giới hạn đỏ.”
Cuộc họp diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Syria rằng bất cứ hành động sử dụng vũ khí hóa học nào cũng sẽ là “giới hạn đỏ,” làm thay đổi phản ứng của ông đối với cuộc xung đột kéo dài tại nước này.
Cùng ngày, Liên hợp quốc đã kêu gọi “tăng tài trợ cho người dân tại Syria và các nước láng giềng” do tình trạng nhân đạo “xuống cấp nhanh chóng và đáng báo động” sau 17 tháng xung đột bạo lực.
Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề chính trị, ông Jeffrey Feltman đưa ra lời kêu gọi trên tại một cuộc họp trong đó ông báo cáo với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về tình hình Trung Đông. Đây là lần đầu tiên ông Feltman đưa ra lời kêu gọi này kể từ khi được Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon bổ nhiệm vào vị trí này hôm 11/6.
Ông nhấn mạnh rằng người dân Syria đang phải gánh chịu hậu quả của tình trạng quân sự hóa cuộc xung đột hiện nay. Ông cho biết khoảng 2,5 triệu người đang cần hỗ trợ nhân đạo, trong khi ngày càng nhiều người phải sơ tán và sang tị nạn tại các nước láng giềng.
Theo số liệu của một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Anh, gần 24.500 người đã thiệt mạng vì bạo lực tại Syria trong 17 tháng qua, trong đó có hơn 17.200 dân thường. Tuy nhiên, theo Liên hợp quốc, số người thiệt mạng trong cuộc xung đột hiện nay là hơn 17.000 người./.
Theo TTXVN
Phương Tây hối hả tuồn vũ khí vào Syria
Nga hôm nay (20/8) cho biết, ngày càng có nhiều bằng chứng chứng tỏ Mỹ và phương Tây đang tuồn rất nhiều vũ khí vào cho phe nổi dậy Syria, khiến tình hình bạo lực ở nước này kéo dài mãi không dứt.
"Ngày càng có nhiều bằng chứng, trong đó có cả bằng chứng xuất hiện trên báo chí, chứng tỏ phe nổi dậy Syria đang được phương Tây cung cấp rất nhiều vũ khí thông qua các nước thứ ba", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga - ông Gennady Gatilov đã viết như vậy trên trang Twitter của mình. Tuy nhiên, ông này không nói cụ thể đó là những bằng chứng gì.
Mỹ và Anh từ trước đến nay vẫn luôn miệng khẳng định, họ chỉ cung cấp cho phe nổi dậy Syria những thứ không gây chết người như thiết bị liên lạc chứ không cung cấp vũ khí cho lực lượng này. Trong khi đó, Ả-rập Xê-út và Qatar - hai nước chống chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad mạnh mẽ, được tin là đang cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria.
Trong cuộc khủng hoảng kéo dài hơn 17 tháng qua ở Syria, Nga và phương Tây thường xuyên tố cáo lẫn nhau về việc cung cấp vũ khí cho cuộc chiến ở đất nước Trung Đông. Hồi tháng 6, Moscow và Washington đã có cuộc khẩu chiến gay gắt về vấn đề cung cấp vũ khí cho Syria. Washington cáo buộc Moscow đưa vũ khí vào cho quân chính phủ Syria đàn áp người biểu tình nhưng Moscow kiên quyết bác bỏ cáo buộc này.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov không chỉ phản bác lại cáo buộc của Washington về việc Moscow cung cấp vũ khí cho Syria mà còn tố cáo ngược lại rằng, Mỹ đang tuồn vũ khí cho lực lượng nổi dậy chống lại chính quyền.
Cuộc khủng hoảng ở đất nước Syria là nơi chứng kiến sự đối đầu gay gắt giữa hai phe cường quốc, một bên là phương Tây do Mỹ dẫn đầu và bên kia là hai nước Nga-Trung. Phương Tây muốn can thiệp quân sự vào Syria nhưng Nga và Trung Quốc coi đó là điều "không thể chấp nhận". Moscow và Bắc Kinh liên tục khẳng định sẽ không để phương Tây biến Syria thành Libya thứ hai. Cả Trung Quốc và Nga đều tin rằng, phương Tây đang đứng về phe nổi dậy trong cuộc khủng hoảng ở Syria và điều này chỉ khiến tình hình thêm trầm trọng.
Theo VNMedia
Syria: Lập vùng cấm bay, một bước leo thang chiến tranh Sau một loạt những thất bại trên chiến trường ở Aleppo tuần qua, phe nổi dậy Syria hôm qua (12/8) đã cầu cứu phương Tây bằng cách kêu gọi các cường quốc thực hiện vùng cấm bay ở Syria giống như ở Libya trước đây. Ông Abdelbasset Sida, người đứng đầu Hội đồng Quốc gia Syria, cho biết, phe nổi dậy rất cần...