Syria chuyển giao các chiến binh IS cho Iraq
280 chiến binh thánh chiến IS người gốc Iraq và hơn 20 chiến binh thánh chiến nước ngoài, đa số có quốc tịch Pháp, đã được các lực lượng người Kurd ở Syria trao trả cho chính quyền Iraq tối chủ nhật, 24/2.
Cơ quan phụ trách truyền thông của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) cho biết trong một tuyên bố rằng trong các chiến dịch đánh đuổi quân IS ở miền đông Syria, họ đã bắt sống “một số lượng lớn” các chiến binh thánh chiến IS gồm nhiều quốc tịch khác nhau, trong đó có hơn 500 người Iraq.
Lực lượng người Kurd ở Syria
“Tại thời điểm này, 280 (người Iraq) đã được chuyển giao”, tuyên bố cho biết.
Video đang HOT
AFP dẫn 2 nguồn tin quân sự Iraq cho biết rằng hơn 20 chiến binh thánh chiến nước ngoài cũng đã được bàn giao cho Iraq, trong đó 14 người mang quốc tịch Pháp.
Một sĩ quan Iraq đóng quân gần biên giới Syria và giám sát việc chuyển tù nhân nói với AFP rằng các lực lượng an ninh Iraq đã được các cơ quan tư pháp Iraq cung cấp một danh sách để kiểm tra công tác tiếp nhận tù binh thánh chiến.
Thủ tướng Iraq Adel Abdel-Mehdi trước đó cho biết đất nước ông đang theo sát tình hình ở miền đông Syria, nơi những người ủng hộ IS có thể vượt biên sang Iraq.
Trong khi đó, các nước châu Âu đang vật vã tìm giải pháp xử lý số công dân tham gia thánh chiến ở Syria sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu các đồng minh châu Âu phải cho hồi hương số quân thánh chiến phương Tây bị binh sĩ người Kurd bắt giữ tại Syria để đưa ra xét xử ở trong nước, bằng không ông sẽ cho trả tự do.
Cuộc họp của các ngoại trưởng EU gần đây chưa đưa ra được phương hướng giải quyết cụ thể nào của toàn khối. Hiện phương án các nước thành viên nên tự xử lý vấn đề này đang được đa số ủng hộ. Bản thân các nước EU cũng sẽ không tiếp nhận số công dân tham gia thánh chiến ở Syria ồ ạt mà theo từng trường hợp cụ thể.
Theo Petro times
IS chỉ còn 2 ngôi làng ở Syria
Giới chức quân sự Mỹ và lực lượng người Kurd tuyên bố "ngày tàn" của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria chỉ còn tính bằng "tuần", thậm chí là "ngày".
Lãnh thổ do IS kiểm soát tại Syria đã sụt giảm đáng kể, từ một khu vực có diện tích tương đương nước Anh xuống chỉ còn vỏn vẹn 2 ngôi làng Marashida và Baghuz Fawqani với tổng diện tích 15 km2 nằm trên bờ sông Euphrates.
Nếu duy trì "phong độ" gần đây, liên quân do Mỹ dẫn đầu có thể tái chiếm 2 ngôi làng trên trong 14 ngày, theo người phát ngôn quân đội Mỹ tại Iraq Sean Ryan hôm 28-1. Trong khi đó, ông Mazloum Kobani, chỉ huy cấp cao của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn, khẳng định IS sẽ bị đánh bại hoàn toàn trong tháng tới.
Binh sĩ Mỹ và các tay súng SDF trong một lần tuần tra tại TP Hasakah - Syria, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ cuối năm 2018 Ảnh: REUTERS
Một khi chiến dịch chống IS kết thúc, điều khiến cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm là Mỹ sẽ rút quân khỏi Syria khi nào và ra sao. Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng rồi bất ngờ thông báo quyết định rút quân nhưng cho đến giờ vẫn chưa có thời gian biểu cụ thể.
Trong khi đó, ông Ryan cảnh báo mối đe dọa mang tên IS vẫn hiện hữu ngay cả khi chúng bị đánh bại ngoài chiến trường. Theo ông Ryan, nhóm này đang tìm mọi cách để "hồi sinh" tại các vùng lãnh thổ bị mất kiểm soát và sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công chết chóc, như vụ đánh bom liều chết khiến 4 người Mỹ thiệt mạng tại thị trấn Manbij ở Syria hồi tuần rồi.
Báo The Washington Post (Mỹ) nhận định thông báo đột ngột của Tổng thống Trump nêu trên khiến cộng đồng quốc tế chưa biết phải làm gì với một vùng đất có tổng diện tích gần bằng 1/3 lãnh thổ Syria. Giới chức Mỹ hôm 25-1 đã bàn bạc với giới chức Thổ Nhĩ Kỳ về yêu thiết lập "vùng an toàn" tại Đông Bắc Syria. Ankara tuyên bố sẽ triển khai binh lính chống lại lực lượng người Kurd tại Syria sau khi Mỹ rút quân.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang bàn bạc với Nga về việc khôi phục thỏa thuận đạt được vào năm 1998 giữa Ankara và Damascus, theo đó yêu cầu Syria bảo đảm lực lượng người Kurd không tấn công Thổ Nhĩ Kỳ từ nước này.
Cao Lực
Theo Nguoilaodong
Đặc nhiệm Anh, Mỹ, Pháp chuẩn bị xóa sổ pháo đài cuối cùng của IS Các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ, Anh và Pháp đang chuẩn bị tấn công vào pháo đài cuối cùng của khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Thung lũng sông Euphrates, Syria sau khi sơ tán hết dân thường, IS đang đứng bên bờ viuecj sụp đổ. Theo Guardian, các đơn vị thuộc Lực lượng Dân chủ Syria (SDF)...