Syria chuyển cho Nga 1 quả bom GBU-39?
Tờ U-News của Lebanon và tờ Avia đã gây bất ngờ khi cho biết, quân đội Syria vừa chuyển cho Nga 1 quả GBU-39 còn nguyên vẹn sau cuộc không kích Aleppo.
Nguồn tin quân sự địa phương cho biết, chiến lợi phẩm mà quân đội chính phủ Syria chuyển cho Nga là quả bom GBU-39 duy nhất còn khá nguyên vẹn được tìm thấy tại hiện trường vụ không kích của Isarel vào ngoại ô Aleppo tối 27/3.
Quả bom GBU-39 Syria thu được.
Theo những hình ảnh được công bố về quả bom thu được cho thấy, chỉ có mỗi phần cánh là bị hỏng, trong khi đó phần thân của quả GBU-39 vẫn còn khá nguyên vẹn. Dù Nga chưa có phản hồi nào về thông tin được tiếp nhận quả bom công nghệ cao nói trên nhưng theo U-News, chiến lợi phẩm thu được sẽ rất bổ ích với Nga.
Bởi trong nhiều năm qua, công nghiệp quốc phòng Nga đang chật vật nghiên cứu nhằm tạo ra một loại bom có đường kính nhỏ, sức công phá lớn và mang lại hiệu quả chiến đấu cao tương tự GBU-39 do Mỹ sản xuất.
Nếu mổ và nghiên cứu thành công công nghệ từ chiến lợi phẩm được Syria chuyển giao, Nga có thể sẽ tạo ra loại bom tương tự trước hết để trang bị cho dòng máy bay tấn công không người lái (UCAV) S-70 – chiếc UCAV tàng hình vừa được Nga điều đến Syria với nhiệm vụ không rõ ràng.
Mặc dù vậy, theo nguồn tin quân sự phương Tây, rất có thể chuyến đến Syria lần này của S-70 nhằm thử nghiệm khả năng diệt radar đối phương. Để tiêu hoàn thành nhiệm vụ này, S-70 co thê sẽ đươc lăp tên lửa chống radar siêu thanh X-58 lơp không đôi đât cua Su-57 (với tầm bắn khoảng 260 km).
Một tên lửa tầm thấp cân âm X-35 sẽ chứng minh hiệu quả chống lại các mục tiêu trên biên. Ngoài ra, S-70 có thể được trang bi 4 tên lửa siêu thanh X-74M2 đã được cai tiên và 8 quả bom điều chỉnh KAB-250.
Video đang HOT
Một trong những UCAV tương đồng cua nước ngoài gần gui nhất vơi S-70 có thể được coi là dự án đa đóng băng của UAV chiến đấu đa năng Northrop Grumman X-47B của Mỹ. Nếu dưa trên quan điểm này thi máy bay không người lái của Nga sẽ mang đăc tinh tân công nhiêu hơn la may bay trinh sat.
Và nếu được trang bị thêm loại vũ khí tương tự như GBU-39 của Mỹ, khả năng tấn công của S-70 Nga sẽ trở nên rất đáng sợ bởi chúng hoạt động gần như không phát ra tiếng ồn và được chế tạo theo công nghệ tàng hình.
Chính vì vậy, phát hiện và ngăn chặn S-70 được coi là nhiệm vụ khó của bất kỳ hệ thống phòng không tối tân nào trên thế giới.
Theo Datviet
Những nhân tố nào giúp Nga có được ngành công nghiệp quốc phòng vượt trội như ngày nay?
Sự hỗ trợ của chính quyền Tổng thống Putin, chiến lược đi tắt đón đầu là những yếu tố đưa Nga vượt lên trong cuộc chạy đua vũ khí thế hệ mới.
Ngành công nghiệp quốc phòng của Nga ngày nay được thừa hưởng nhiều thành tựu từ thời Liên Xô. Đây là một ngành đặc biệt của nền kinh tế quốc dân Nga, vừa sản xuất hàng quân sự, vừa sản xuất hàng dân dụng. Nga đầu tư các dây chuyền sản xuất có thể linh hoạt chuyển hoá để vừa phục vụ các nhu cầu kinh tế, vừa có khả năng đáp ứng nhanh các nhu cầu quốc phòng trong thời chiến.
Hơn nữa, các nhà lãnh đạo Nga hậu Liên Xô, đặc biệt là dưới thời Tổng thống Nga Vladimir Putin, Bộ Quốc phòng có đặc quyền riêng và là cơ quan duy nhất được xác định, kiểm soát các khâu sản xuất hàng quân sự (từ khi nghiên cứu, thiết kế cho đến khi hoàn thành sản phẩm vũ khí, trang bị mới).
Ngành công nghiệp quốc phòng Nga phát triển vượt trội. (Ảnh minh họa)
Các sản phẩm của ngành công nghiệp quốc phòng Nga nổi tiếng được đánh giá là chất lượng ổn định, giá thành hợp lý và chi phí huấn luyện sử dụng thấp hơn so với vũ khí các nước, bởi khâu kiểm định chất lượng sản phẩm là trách nhiệm của bộ phận chuyên trách kết hợp với đại diện của giới quân sự, được thực hiện trực tiếp tại nhà máy mà không chịu sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, không nhận lương từ nhà máy, mà chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng.
Điều đáng chú ý là, trước khi Liên Xô tan rã, tổ hợp công nghiệp quốc phòng chiếm tới 65% tiềm lực khoa học của quốc gia, nên nó quyết định phần lớn tiến trình phát triển khoa học - kỹ thuật của nước này. Về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý tổ hợp công nghệ quốc phòng của Nga được cải cách theo mô hình quản lý kinh tế mới (mô hình kinh tế chuyển đổi); đặc trưng của mô hình này là kế thừa các yếu tố còn hợp lý trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây của Liên Xô, kết hợp với cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Tên lửa "Sarmat" - một trong những thành tựu mới của nền công nghiệp quốc phòng Nga (Ảnh: BQP Nga)
Theo nhận định của các chuyên gia đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia của Trung Quốc, thành công của nền công nghiệp quốc phòng Nga đến từ các yếu tố sau:
Trước hết, điều này có được là nhờ vào sự hỗ trợ mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dành cho công cuộc xây dựng nền quốc phòng. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thấp, ông Putin vẫn quyết định đầu tư cho các nghiên cứu trong lĩnh vực quân sự nhằm đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho ngành công nghiệp quốc phòng.
Khi các nhà phát triển tàu ngầm hạt nhân "Borey" gặp khó khăn về tài chính, ông Putin đã tuyên bố dứt khoát: "Bằng mọi cách phải đóng mẫu tàu ngầm này bằng được. Bởi vì nó có liên quan đến an ninh quốc gia". Nhờ có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Tổng thống Putin và chính phủ của ông mà việc phát triển vũ khí công nghệ cao ở Nga mới được thực hiện.
Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, hiệu quả của ngành công nghiệp quốc phòng phụ thuộc vào sự phát triển nguồn nhân lực của ngành công nghiệp quốc phòng.
Ông cũng cho biết thêm rằng, một kế hoạch toàn diện nhằm cung cấp đất và nhà ở cho các cán bộ, công nhân viên của ngành công nghiệp quốc phòng đang tích cực được thực hiện.
Thứ hai, đó là kết quả của một quá trình nghiên cứu ứng dụng kiên trì các phương tiện chiến tranh phi truyền thống. Khác với thời Liên Xô, Nga đã bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo những phương tiện phù hợp với mục đích sử dụng và thương mại, nhờ đó mà có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền của và tạo ra những loại vũ khí mang bản sắc Nga, khác biệt với phương Tây và chiến thắng Mỹ về mặt thời gian cũng như sức mạnh.
Thứ ba, điều này có liên quan mật thiết với đặc tính dân tộc của con người Nga, những người luôn nổi bật bởi sức chịu đựng và khát khao vươn tới sự hùng cường. Đó là lý do vì sao không có bất cứ biến cố nào có thể đánh gục dân tộc Nga. Sau khi Liên Xô tan rã, ngành công nghiệp quốc phòng không có gì khởi sắc trong suốt 30 năm của Nga lại có thể trỗi dậy và nói với cả thế giới về sự trở lại của "gấu Nga" quyền lực. Sự ra mắt của các loại vũ khí mới là chứng nhận cho những cố gắng của con người Nga, những người kiên định đi đến mục tiêu bất chấp khó khăn trong những năm vừa qua.
Các chuyên gia công nghệ quốc phòng Trung Quốc đánh giá bất chấp các lệnh trừng phạt do Mỹ và châu Âu ban hành, ngành công nghiệp sản xuất và xuất khẩu vũ khí mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho nền kinh tế Nga.
Nga là một trong những nước xuất khẩu vũ hàng đầu thế giới, chỉ sau Mỹ trong 5 năm qua. Thị phần và doanh thu ngành công nghiệp quốc phòng của Nga không ngừng tăng.
Vũ khí của Nga được thiết kế với những tính năng kỹ thuật, chiến thuật rất độc đáo mà không một nước nào trên thế giới có thể bắt chước hoàn toàn hay sao chép công nghệ. Những vũ khí của Nga được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay là các dòng oanh tạc cơ, tiêm kích, xe tăng, tên lửa, tàu ngầm ...
Ngành công nghiệp quốc phòng phát triển, không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước, mang lại lợi nhuận khổng lồ mà còn giúp Nga khẳng định vị thế quân sự trong khu vực và trên thế giới, giữa bối cảnh Matxcơva chịu nhiều áp lực địa chính trị từ Mỹ, NATO và các nước láng giềng.
(Tổng hợp )
TƯỜNG NGUYỄN
Theo VTC
Nga trang bị tên lửa mới cho trực thăng chiến đấu Mi-28NM Trực thăng tấn công nâng cấp Mi-28NM sẽ được trang bị một loại tên lửa điều hướng mới có tầm bắn hơn 25 km, nguồn tin trong nền công nghiệp quốc phòng Nga cung cấp thông tin cho Hãng thông tấn TASS hôm 20/3. Hiện tại, tầm bắn tối đa của tên lửa điều hướng được các trực thăng chiến đấu Nga sử...