Syria chính thức tuyên bố “chiến thắng”
Một bộ trưởng Syria tuyên bố “chiến thắng” cho đất nước mình nhờ Nga kịp thời ngăn chặn hành động quân sự của Mỹ, hãng thông tấn Nga RIA Novos đưa tin.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ John Kerry
“Chúng tôi hoan nghênh các thỏa thuận này. Một mặt, chúng tôi sẽ giúp Syria thoát khỏi cuộc khủng hoảng, mặt khác ngăn chặn cuộc chiến chống lại Syria, loại bỏ lý do cho những người muốn gây chiến”, hãng tin RIA Novosti trích dẫn lời Bộ trưởng hòa giải quốc gia Ali Haidar.
Ông Haidar gọi thỏa thuận này là thành tựu ngoại giao của Nga và là “một chiến thắng cho Syria nhờ những người bạn của Nga”, tờ RIA Novosti đưa tin.
Chế độ Syria gần đây đã đưa ra bài “hòa giải quốc gia” để gửi thông điệp muốn chấm dứt bạo lực tàn bạo dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong, theo ước tính của Liên Hợp Quốc. Phe đối lập chế giễu bài diễn thuyết trên.
Hãng tin trên nhấn mạnh ông Haidar không nói cho toàn bộ chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Thỏa thuận đột phá
Những nhận xét đưa ra sau khi Nga và Mỹ đạt được thỏa thuận mang tính đột phá trên khuôn khổ loại trừ vũ khí hóa học của Syria.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergey lavrov đứng cạnh nhau tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 14/9 khi đặt ra một loạt các bước để chính phủ Syria buộc phải thực hiện. Trong đó, Syria phải nộp một danh sách các kho dự trữ vũ khí hóa học trong vòng một tuần, ông Kerry cho biết.
Quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao mỹ cho biết, theo thời gian, việc kiểm tra ban đầu các trang web vũ khí hóa học phải được hoàn thành vào tháng 11. Tất cả các nguyên liệu vũ khí hóa học phải được loại bỏ vào giữa năm 2014.
Video đang HOT
Quá trình xác minh và tiêu hủy sẽ được thực hiệp bởi các nhân viên Liên Hợp Quốc và Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học theo Hiệp định khung.
Nga và Mỹ hiện nay sẽ làm việc để có được một nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để xem xét việc sử dụng vũ lực nếu Syria không tuân thủ thỏa thuận trên.
Trung Quốc cho biết quốc gia này hoan nghênh thỏa thuận trên. “Chúng tôi tin rằng thỏa thuận khung đã hạ nhiệt tình hình căng thẳng ở Syria và mở ra cơ hội mới để sử dụng biện pháp hòa bình giải quyết các vấn đề vũ khí hóa học”, Ngoại trưởng Trung Quốc Wang Yi cho biết sau cuộc họp với Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius.
Nhóm đối lập muốn sức mạnh không quân Syria bị hạn chế
Một nhóm đối lập tuyên bố vào hôm Chủ nhật cho biết lệnh cấm vũ khí hóa học là không đủ. Theo đó, chế độ Syria cần chấm dứt việc sử dụng không quân trên khu vực đông dân cư. “Liên minh quốc gia Syria khẳng định rằng lệnh cấm sử dụng vũ khí hóa học dẫn đến sự thiệt mạng của hơn 1.400 thường dân Syria, phải được cấm việc sử dụng sức mạnh không quân chế độ và vũ khí đạn đạo đối với khu dân cư, ngoài ra để tái triển khai vũ khí hạng nặng ra khỏi khu dân cư và cấm sử dụng các loại vũ khí ném bom vào các thành phố và làng mạc”, nhóm này cho biết trong tuyên bố mới nhất.
“ Thế giới không cho phép chế độ Assad tận dụng lợi thế các sáng kiến của Nga và tham gia các điều ước quốc tế về cấm sử dụng vũ khí hóa học như cái cớ để tiếp tục giết mổ hàng ngàn người dân Syria vô tội khác”, nhóm này cho biết thêm.
Phe đối lập cũng bày tỏ hoài nghi về thỏa thuận vũ khí hóa học.
“Chế độ Assad có hồ sơ theo dõi lâu dài về sự dối trá khi nói đến việc đối phó với những lời hứa điều ước trống trong để cần thêm thời gian”, tuyên bố liên minh cho biết.Phe đối lập cũng yêu cầu những người ủng hộ phiến quân để tăng cường khả năng quân sự của mình. “Liên minh kêu gọi anh em Ả Rập và người bạn quân sự của Syria để tăng cường cho phe đối lập để có thể vô hiệu hóa lực lượng không quân của Assad và xe tăng buộc chế độ kết thúc chiến dịch quân sự và chấp nhận một giải pháp chính trị để chuyển đổi dân chủ ở Syria”.
Tướng Salim Idriss, người đứng đầu phiến quân Quân đội Syria nói với các phóng viên tại Istanbul, ông có thông tin Syria đã bắt đầu di chuyển vật liệu hóa học và vũ khí ra nước người, mà đặc biệt là đến Lebanon và Iraq. Tuy nhiên, Iraq đã bác bỏ cáo buộc trên và gọi đó là “tuyên truyền rẻ tiền”.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc
Hoa Kỳ và đồng minh đổ lỗi cho lực lượng al- Assad về cuộc tấn công vũ khí hóa học bên ngoài thủ đô của Syria hồi tháng trước rằng Washington cho biết đã giết chết hơn 1.400 người. Al-Assad và các quan chức khác kịch liệt phủ nhận lực lượng của họ phải chịu trách nhiệm .
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon hôm qua cho biết nhóm của ông đang chuẩn bị một báo cáo trình Hội đồng Bảo an. Ông Ban tin rằng sẽ là một “báo cáo rằng vũ khí hóa học đã được sử dụng “. Báo cáo dự kiến sẽ được đọc vào sáng thứ 2, theo ba nguồn tin ngoại giao cho biết.
Nhiệm vụ của nhóm nghiên cứu của Liên Hợp Quốc không bao gồm việc xác định ai chịu trách nhiệm về vụ tấn công .
Theo Xahoi
Hội đồng Bảo an chưa quyết định tấn công Syria
Đại sứ 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã kết thúc cuộc thảo luận về tình hình Syria vào đêm qua theo giờ Việt Nam nhưng không có dấu hiệu có thấy sẽ tấn công Syria trong một hai ngày tới.
Các thành viên HĐBA tiếp tục bất đồng về nghị quyết đối với Syria.
Các nguồn tin thân cận tại cuộc họp cho biết các đại sứ Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ đã kết thúc cuộc thảo luận về nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) do London soạn thảo về việc cho phép hành động quân sự đối với Syria.
Tuy nhiên, cuộc họp kết thúc mà không có dấu hiệu nào cho thấy HĐBA sẽ sớm biểu quyết về một nghị quyết lên án việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria do mâu thuẫn giữa Nga và Trung với 3 nước thành viên còn lại.
Theo nguồn tin tại chỗ, Đại sứ Trung Quốc và Nga - hai nước phản đối mạnh mẽ tấn công quân sự nhằm vào Tổng thống Syria Bashar al-Assad - đã rời cuộc họp kín sau khoảng 75 phút thảo luận.
Đại sứ ba nước còn lại tiếp tục thảo luận trước khi rời phòng họp sau đo ít lâu.
Nga và Mỹ đã lập tức có những phát biểu chỉ trích nhau sau cuộc họp này.
"Chúng tôi không nhìn thấy con đường phía trước vì Nga tiếp tục phản đối mọi hành động có ý nghĩa của HĐBA đối với Syria", phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf chỉ trích.
Theo bà, sở dĩ nghị quyết bị chặn tại HĐBA là do sự "không khoan nhượng" của Nga đối với dự thảo nghị quyết lên án Syria sử dụng khí độc do Anh đệ trình.
Bà Harf cũng cho rằng không thể cho phép sự phản đối của Nga làm lá chắn cho chính quyền Syria và rằng, các hành động của Moscow, kể cả việc ba lần phủ quyết trước đó đối với các dự thảo nghị quyết lên án chính quyền al-Assad, đang đặt ra câu hỏi về việc liệu HĐBA có phải là diễn đàn hiệu quả để giải quyết cuộc xung đột tại Syria hay không.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Vladimir Titov khẳng định hiện không phải thời điểm thích hợp để thảo luận về các biện trừng phạt nhằm vào Damascus.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng tuyên bố rằng HĐBA không nên cân nhắc dự thảo nghị quyết do Anh soạn thảo trước khi các thanh sát viên LHQ báo cáo về các phát hiện của họ tại Syria.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hối thúc tất cả các bên liên quan giữ bình tĩnh và kiềm chế trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Syria.
Từ London, Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết cuộc thảo luận tại LHQ về cách thức đối phó cuộc khủng hoảng tại Syria sẽ tiếp tục "trong những ngày tới".
Trong khi đó, giới phân tích tin rằng Mỹ rất có thể sẽ phát động một cuộc tấn công quân sự ngoài khuôn khổ HĐBA nhắm vào những mục tiêu có giới hạn ở Syria.
"Tôi tin là Mỹ sắp phát động một cuộc tấn công quân sự. Tôi tin đó sẽ là tấn công bằng phi đạn hành trình để cho các phi công Mỹ không phải đi vào những chỗ rủi ro. Và có lẽ những gì sắp xảy ra sẽ giống như những vụ không kích mà chính phủ của Tổng thống Bill Clinton đã thực hiện tại Sudan và Afghanistan năm 1998 sau khi hai Đại sứ quán ở ông Phi bị đánh bom", nhà phân tích chính trị Michael Rubin nói.
Một thủ lĩnh của lực lượng đối lập Syria nói rằng phe nổi dậy hoan nghênh bất cứ sự can thiệp nào của nước ngoài có thể lật đổ chính phủ của ông Assad. "Vì những gì đang xảy ra... chúng tôi không những ủng hộ mà còn yêu cầu cộng đồng quốc tế ủng hộ việc giáng một đòn vào chế độ Assad".
Giới phân tích cho rằng cuộc tấn công Syria, nếu có, sẽ không phải là một chiến dịch quân sự quy mô lớn vì cuộc tấn công này sẽ nhanh chóng lan sang các nước láng giềng và nhấn tìm toàn bộ khu vực Trung Đông vào chảo lửa. Theo ông Rubin, "một chính phủ đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công người dân sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí đó để tấn công những người ở Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Lebannon và Israel".
Để chuẩn bị cho mọi kịch bản có thể xảy ra, Arập Xêút đã đặt quân đội trong tình trạng báo động cao. Trung tâm chỉ huy tác chiến của Lực lượng lục quân nước này đã nâng cấp độ trực chiến lên mức 2. Ngoài ra, quân đội cũng đã ra lệnh cho tất cả các đơn vị gửi báo cáo hàng ngày tới các trung tâm chỉ huy.
Theo khampha
Mỹ và Nga đạt được thỏa thuận giải giáp vũ khí hóa học tại Syria Hôm nay (14/9) Mỹ và Nga đã đạt được thỏa thuận về giải giáp kho vũ khí hóa học của Syria. Theo đó kho vũ khí của Damascus sẽ bị tiêu hủy hoặc tháo dỡ hoàn toàn vào giữa năm 2014. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) trong buổi họp báo chung với ngoại trưởng Nga Bước vào ngày đàm phán thứ 3...