Syria: Chiến lược “nhổ ngoại vi, vây thành phố” thắng lớn
Chiến lược đánh chiếm các cứ điểm ngoại vi, bao vây các thành phố lớn của quân đội Syria đã thu được thành quả lớn ở Horm và thủ đô Damascus.
Hàng nghìn phiến quân rút lui khỏi Damascus
Truyền thông Syria cho biết, khoảng hơn 4.000 tay súng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS và các nhóm “đối lập ôn hòa” (theo cách gọi của phương Tây) và cả đã tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn (cục bộ) với quân chính phủ Syria, rời khỏi phía Nam thủ đô Syria, để quân chính phủ tiếp quản.
Được biết, các tay súng phiến quân rút lui theo thỏa thuận ngừng bắn, tạo hành lang an toàn được chính quyền Syria chấp thuận. Tổng số người rút lui là khoảng 4000, trong đó một nửa là các tay súng đối lập và một nửa là của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.
Theo đó, các lực lượng đối lập và phiến quân IS sẽ rút khỏi 3 quận hiện đang bị bao vây ở phía Nam thủ đô Damascus của Syria vào ngày 26-12. Trước đó, trong giai đoạn 1 của thỏa thuận, một đơn vị quân đội Syria đã tiến vào Qadam để tịch thu các vũ khí hạng nặng, thiết bị quân sự của chúng.
Lực lượng này bị quân chính phủ bao vây đã lâu nhưng không tấn công mà buộc chúng phải đầu hàng, bởi nếu tấn công thì các lực lượng trung thành với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad cũng hao tổn xương máu không ít, mà chắc chắn là dân thường cũng sẽ thương vong nặng nề.
Theo thỏa thuận ngừng bắn, quân khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, phiến quân thuộc Mặt trận Al-Nusra (nhánh của tổ chức khủng bố Al-Qaeda ở Syria) sẽ rời khỏi các quận Qadam, Hajar al-Aswad và trại Yarmuk của người tị nạn Palestine, hiện đang bị quân chính phủ bao vây.
Quân đội Syria đã giành được nhiều thắng lợi trong vài tháng gần đây
Những tay súng này sau đó, tùy theo thành phần sẽ sẽ di chuyển thẳng đến thành phố miền Bắc ở Raqqa, nơi được coi là thủ phủ không chính thức của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo và khu vực Marea do Mặt trận Al-Nusra kiểm soát.
Giai đoạn hai của thỏa thuận sẽ bao gồm việc các chính phủ Syria nắm quyền kiểm soát những khu vực này, tức là giải phóng hoàn toàn nội thành thủ đô Damascus và điều hành mọi hoạt động bình thường. Đây là lần đầu tiên trong hơn 2 năm qua thủ đô Syria sạch bóng phiến quân.
Video đang HOT
Các cơ quan chính phủ sẽ hoạt động trở lại tại cả các vùng lân cận và đảm bảo nhu yếu phẩm cho cuộc sống thường ngày. Đây sẽ là lần đầu tiên trong hơn hai năm qua, hàng hóa thị trường có thể được vận chuyển vào 3 quận phía Nam trên.
Thời gian qua, các thỏa thuận ngừng bắn cục bộ cấp địa phương ở Syria đã được triển khai với một số thành công lớn, xuất phát từ một chiến lược thống nhất của quân chính phủ.
Theo đó, một số thị trấn và làng mạc do lực lượng đối lập và tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS kiểm soát, bị quân chính phủ bao vây đã nhất trí ngừng bắn, các tay súng phiến quân sẽ rút lui theo hành lang nhân đạo về những căn cứ chính của chúng.
Hồi đầu tháng này, một thỏa thuận tương tự đã đạt được tại thành phố Homs khi quân chính có 2.000 tay súng đối lập đã rời khỏi khu vực kiểm soát cuối cùng sau một thời gian dài bị quân đội Syria vây ép, để chạy về các khu căn cứ của họ.
Theo_Báo Đất Việt
Về thông tin máy bay B-52 áp sát đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông
Lần này, nhiều khả năng các oanh tạc cơ B-52 của quân đội Mỹ xuất hiện trên Biển Đông tuần vừa qua đã được điều đi từ một căn cứ quân sự chiến lược ở Guam.
Hãng tin Reuters của Anh dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc - trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, trong tuần, 2 máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ đã thực hiện các chuyến bay áp sát các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây phi pháp ở khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Oanh tạc cơ B-52 có khả năng mang bom, tên lửa hạng nặng, hạt nhân - công cụ răn đe của quân đội Mỹ.
Hãng thông tấn uy tín của Anh bình luận, động thái trên đã diễn ra trong tuần, mặc dù không nói rõ thời gian cụ thể nhưng nó diễn ra ngay trước chuyến công du đến châu Á của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama để tham dự các chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh APEC.
Reuters cho biết trong chuyến công du này, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tiếp tục bày tỏ lập trường rõ ràng cũng như tái khẳng định các cam kết của mình đối với quyền tự do hàng hải, hàng không ở khu vực.
Lần tuần tra quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây phi pháp ở Biển Đông bằng tàu chiến trước đó cũng đã được quân đội Mỹ thực hiện trước khi cử máy bay ném bom chiến lược B-52 đến khu vực.
Cách đây khoảng 1 tuần, hôm 5/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng đã đích thân cùng một người đồng cấp Malaysia lên thăm và thị sát một tàu sân bay hạt nhân chiến lược khi nó đang hoạt động trên khu vực Biển Đông.
Trên tàu sân bay và trong các tuyên bố sau đó, người đứng đầu quân đội Mỹ chỉ sau Tổng thống Obama đã có những khẳng định nhấn mạnh tầm quan trọng và quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải, hàng không và duy trì trật tự của luật pháp quốc tế.
Quan chức Mỹ nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động tuần tra, thách thức lại những tuyên bố đòi hỏi chủ quyền và hành vi xây đảo phi pháp của Bắc Kinh.
Lần này, nhiều khả năng các oanh tạc cơ B-52 của quân đội Mỹ xuất hiện trên biển đông tuần vừa qua đã được điều đi từ căn cứ không quân chiến lược Andersen, toạ lạc trên đảo Guam trên Thái Bình Dương.
Các oanh tạc cơ chiến lược B-52 của Mỹ bố trí tại căn cứ không quân trên đảo Guam
Máy bay B-52 phiên bản hiện đại có khả năng mang nhiều loại bom, tên lửa hạng nặng với sức công phá và huỷ diệt lớn. Đây là những vũ khí chiến lược của quân đội Mỹ bố trí ở các khu vực quan trọng chiến lược.
Bản thân các máy bay này khi không tác chiến cũng đã là phương tiện răn đe chiến lược đối với bất cứ cường quốc quân sự nào đối địch với lợi ích và tham vọng chiến lược của Washington.
Về chuyến công du đến châu Á tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC, ngày 12/11, Nhà Trắng cho biết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sẽ là một chủ đề trọng tâm khi Tổng thống Barack Obama gặp các lãnh đạo châu Á.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice cụ thể rằng, các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông sẽ là chủ đề nổi bật trong chuyến thăm Philippines và Malaysia của Tổng thống Mỹ.
Tuyên bố trên của Nhà Trắng dường như trái với tuyên bố rào đầu trước đó của Trung Quốc khi nói rằng Hội nghị APEC sắp tới tại Manila sẽ không thảo luận về những căng thẳng leo thang ở Biển Đông.
Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia đang bị cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia lân bang, trong khu vực lên án vì các hành vi có tính chất bành trướng lãnh thổ như đơn phương tuyên bố đòi chủ quyền đối với phần lớn diện tích Biển Đông; cố tính xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp trên nền tảng các bãi đá, bãi cạn ở quần đảo Trường Sa;
đe doạ an ninh hàng hải, hàng không; quân sự hoá các hòn đảo mới xây dựng nhằm chuẩn bị cho việc áp đặt cái gọi là "vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông" giống như những gì đã đơn phương tuyên bố ở Biển Hoa Đông...
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam - ông Lê Hải Bình
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về phát biểu sai trái của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Singapore liên quan đến chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày 7/11 vừa qua, ngày 12/11/2015, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã nói rõ rằng:
Việt Nam khẳng định có đầy đủ chứng cứ pháp lý và cơ sở về chủ quyền không tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; không có những lời nói và hành động làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông; đồng thời đóng góp tích cực cho hoà bình và ổn định của khu vực và trên thế giới.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Người Kurd cắt đứt đường tiếp tế chiến lược của IS Các lực lượng do người Kurd dẫn đầu đã cắt đứt một tuyến đường tiếp tế chiến lược của phiến quân IS qua sông Euphrates Các lực lượng do người Kurd dẫn đầu đã cắt đứt một tuyến đường tiếp tế chiến lược của phiến quân IS qua sông Euphrates. Sputnik đưa tin ngày 26/12, số phận của Raqqa - "thủ phủ" của...