Syria: Các nhóm phiến quân cũ đồng ý sáp nhập vào Bộ Quốc phòng
Ngày 24/12, lãnh đạo lực lượng đối lập lớn nhất tại Syria ông Ahmed al-Sharaa cho biết các phe phái đối lập khác đã đồng ý giải tán và giới lãnh đạo cầm quyền hiện nay tại Syria đã đạt được thỏa thuận hợp nhất các phe phái này thành một lực lượng trực thuộc Bộ Quốc phòng của chính quyền lâm thời.
Thủ lĩnh lực lượng Hayat Tahrir al-Sham (HTS) ở Syria, ông Ahmad al-Shara phát biểu tại nhà thờ Hồi giáo Umayyad ở Damascus, ngày 8/12/2024. Ản: Syrianobserver.com/TTXVN
Trong một tuyên bố phát đi vào ngày 24/12 của chính quyền lâm thời Syria, cuộc họp giữa ông al-Sharaa và những người đứng đầu các lực lượng đối lập khác đã kết thúc bằng một thỏa thuận về việc giải thể tất cả các nhóm và sáp nhập dưới sự giám sát của Bộ Quốc phòng hiện nay tại Syria.
Tuy nhiên, nhóm Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo và được Mỹ hỗ trợ ở khu vực Đông Bắc Syria đã không tham gia vào thỏa thuận vừa được công bố.
Vào tuần trước, Thủ tướng lâm thời Mohammed al-Bashir cho biết Bộ Quốc phòng nước này sẽ được tái cấu trúc thông qua việc sử dụng các lực lượng phiến quân cũ trước đây và các sĩ quan rời khỏi hàng ngũ của lực lượng quân đội của Chính quyền Bashar al-Assad.
Trước đó, phóng viên của Al Jazeera từng chia sẻ, sau khi Chính quyền al-Assad sụp đổ, các chiến binh đối lập từ khắp đất nước đã đổ về Damascus và một số người trong số họ tuyên bố kiểm soát các vùng lãnh thổ khác nhau của thủ đô. Phóng viên này cho biết: “Nỗi lo lắng chính là làm sao để những nhóm đã chiến đấu chống lại chính quyền cũ trong suốt 13 năm nội chiến – những nhóm được trang bị vũ khí hạng nặng – có thể hợp nhất và thống nhất”. Vì thế, việc ông Ahmed al-Sharaa có thể hợp nhất được các lực lượng vào Bộ Quốc phòng là một diễn biến tích cực trong giải quyết những bất ổn sâu sắc trong lòng Syria hiện nay.
Video đang HOT
Sau cuộc tấ.n côn.g toàn diện cách đây hơn 2 tuần, nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) của ông al-Sharaa lên nắm thực quyền tại Damascus hiện nay. Giới lãnh đạo cầm quyền hiện nay tại Syria đã bổ nhiệm ông Murhaf Abu Qasra, một nhân vật lãnh đạo trong cuộc chiến lật đổ Tổng thống al-Assad, làm Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền lâm thời Syria.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập lớn nhất tại Syria, ông Al-Sharaa trước đó đã cam kết rằng mọi vũ khí trong nước, bao gồm cả vũ khí do lực lượng người Kurd nắm giữ, sẽ nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước. Ông cũng đã tìm cách trấn an các quan chức phương Tây tới thăm đến Syria rằng HTS sẽ không tìm cách trả thù chế độ cũ cũng như không đàn áp bất kỳ nhóm tôn giáo thiểu số nào. Ông cho biết trọng tâm chính của mình là tái thiết đất nước và đạt được phát triển kinh tế và không quan tâm đến việc tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột mới nào.
Hiện nay, ông al-Sharaa đang phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là cố gắng tránh xung đột với nhiều nhóm sắc tộc, tôn giáo tại Syria.
Các nhóm thiểu số về sắc tộc và tôn giáo của Syria bao gồm người Kurd theo đạo Hồi và người Shiite – những người lo sợ bất kỳ nhóm lãnh đạo Hồi giáo Sunni cũng sẽ gây phương hại cho cuộc sống của mình – cũng như những người theo Chính thống giáo Syria, Hy Lạp và Armenia, và cộng đồng Druze.
Nga cáo buộc Ukraine dùng vũ khí bị cấm trên chiến trường
Phía Nga ngày 18/12 cho biết lực lượng thực thi pháp luật và Bộ Quốc phòng của nước này đã có "bằng chứng không thể chối cãi" về việc Ukraine sử dụng đạn phốt pho trắng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova (Ảnh: Reuters).
"Các lực lượng thực thi pháp luật Nga cùng với Bộ Quốc phòng, đã thu được bằng chứng không thể chối cãi về việc lực lượng vũ trang Ukraine nhiều lần sử dụng đạn phốt pho trắng thả từ máy bay không người lái trong tháng 9", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói.
Bà Zakharova đưa ra những phát biểu này trong cuộc họp báo thường kỳ vào hôm 18/12, nêu rõ quân đội Kiev đã nhiều lần sử dụng chất gây cháy phốt pho trắng vào tháng 9.
Theo bà, các loại đạn dược này chủ yếu được sử dụng bằng máy bay không người lái. Bà nói thêm rằng sự gia tăng sử dụng đạn phốt pho trắng cho thấy Kiev có khả năng sản xuất hợp chất này và đang sử dụng nó trái với Công ước về vũ khí hóa học.
"Các loại đạn dược gây cháy chứa phốt pho trắng mà Ukraine sử dụng là vũ khí bị cấm theo Nghị định thư III của Công ước Geneva về lệnh cấm hoặc hạn chế sử dụng một số loại vũ khí thông thường ở các khu vực đông dân cư và vùng lân cận", bà nhấn mạnh.
Ukraine đã nhanh chóng phủ nhận các cáo buộc, trong đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này là Georgy Tikhy nhấn mạnh đó là "thông tin sai sự thật và vô nghĩa".
"Ukraine luôn là và vẫn là một bên tham gia đáng tin cậy vào các chế độ đa phương vì mục tiêu không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế theo điều khoản của các thỏa thuận này", ông Tikhy khẳng định trong một tuyên bố.
Moscow và Kiev đã nhiều lần cáo buộc lẫn nhau về việc sử dụng đạn phốt pho trắng, cũng như các loại đạn dược gây tranh cãi khác. Hóa chất này được sử dụng trong một số loại đạn khói và gây cháy và từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi do các đặc tính của nó.
Phốt pho trắng tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí và tạo ra khói trắng dày, có tác dụng che khuất các chuyển động của quân đội. Hóa chất này cháy ở nhiệt độ cực cao và có xu hướng bám vào các bề mặt, bao gồm quần áo và da, trong khi rất khó dập tắt.
Các đặc tính của chất này có nghĩa là đạn "khói" có thể hoạt động như đạn gây cháy nếu chúng không được sử dụng với các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Phốt pho trắng và khói mà nó tạo ra có độc tính cao và có khả năng xâm nhập vào má.u.
Hồi tháng 9, NBC đưa tin cho rằng, Lầu Năm Góc từ lâu đã cân nhắc cung cấp đạn dược phốt pho trắng cho Ukraine nhưng Nhà Trắng đã bác bỏ ý tưởng này.
Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn Tổng thống Mỹ Joe Biden và các cơ quan chính phủ đang trấn an người dân sau liên tiếp các vụ phát hiện máy bay không người lái (UAV) bí ẩn gần đây trên lãnh thổ Mỹ. Hàng loạt cơ quan Mỹ khẳng định những vụ phát hiện UAV gần đây tại bang New Jersey và các vùng khác không gây đ.e dọ.a...