Syria bầu cử Quốc hội
Ngày 15/7, người dân Syria đã đi bỏ phiếu để bầu ra Quốc hội khóa mới. Đây là cuộc bầu cử Quốc hội thứ 4 kể từ khi xung đột nổ ra tại quốc gia Trung Đông này vào năm 2011.
Cử tri Syria bỏ phiếu bầu Quốc hội tại điểm bầu cử ở thủ đô Damascus. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Tổng cộng có 8.150 điểm bỏ phiếu tại những khu vực do chính phủ kiểm soát. Các điểm bỏ phiếu sẽ mở cửa đến 19h giờ địa phương ngày 15/7 (1h giờ Việt Nam ngày 16/7). Theo ủy ban bầu cử Syria, trong cuộc bầu cử lần này, người dân sẽ bầu chọn 250 nghị sĩ nhiệm kỳ mới trong tổng số 1.500 ứng cử viên.
Kinh tế Syria vẫn đang trong tình trạng khó khăn với lạm phát cao và ít đầu tư nước ngoài do các lệnh trừng phạt của phương Tây và xung đột kéo dài.
Cử tri Syria hy vọng Quốc hội khóa mới sẽ từng bước cải thiện tình hình kinh tế, cũng như điều kiện sống của người dân nước này.
Bầu cử Quốc hội Pháp: Đảng Tập hợp Quốc gia giành ưu thế lớn tại vòng 1
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, kết quả kiểm phiếu sơ bộ vòng 1 của cuộc bầu cử vào ngày 30/6 cho thấy đảng Tập hợp Quốc gia (RN) đã giành ưu thế lớn để chuẩn bị cho vòng 2 sẽ diễn ra sau một tuần.
Thắng lợi "chưa từng có" này được cho là có thể mở ra cánh cửa quyền lực cho phe cực hữu tại Pháp lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ hai.
Lãnh đạo đảng Tập hợp Quốc gia (RN) của Pháp Jordan Bardella tới điểm bỏ phiếu bầu Quốc hội ở Garches ngày 30/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, với 34% phiếu bầu, đảng RN đã dẫn trước liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới (NFP) được 29% và bỏ xa phe của Tổng thống Emmanuel Macron chỉ giành được 22%. Với chưa đầy 10% phiếu bầu, đảng Những người Cộng hòa (LR) trung hữu "truyền thống" chấp nhận vị trí thứ 4 và chỉ còn được coi là phong trào chính trị thứ yếu trong đời sống chính trị Pháp.
Cũng theo thống kê sơ bộ, đã có 67,5% cử tri đăng ký đã bỏ phiếu để bầu cho các ứng cử viên tại vòng 1, nhiều hơn 20 điểm phần trăm so với năm 2022 và là con số kỷ lục tại các cuộc bầu cử lập pháp ở Pháp trong ít nhất 20 năm qua.
Kết quả kiểm phiếu cũng cho thấy bà Marine Le Pen, cựu Chủ tịch đảng RN, nằm trong danh sách ứng cử viên đắc cử ngay vòng 1. Các tên tuổi lớn khác như Thủ tướng Gabriel Attal, cựu Thủ tướng Elisabeth Borne, cựu Tổng thống Franois Hollande..., đều phải tiếp tục tranh cử ở vòng 2 do không giành được trên 50% phiếu bầu. Đáng chú ý, Thư ký toàn quốc của Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel đã sớm bị loại bởi một ứng cử viên của RN.
Ngay sau khi các điểm bầu cử đóng cửa, Chủ tịch đảng Tập hợp Quốc gia Jordan Bardella đã có phát biểu cho rằng kết quả vòng 1 của cuộc bầu cử đã "khẳng định khát vọng rõ ràng về sự thay đổi" của người dân Pháp. Ông Jordan Bardella cũng kêu gọi cử tri "tiếp tục huy động trong nỗ lực cuối cùng" tại vòng 2 và coi đó sẽ là "một trong những cuộc bỏ phiếu quyết định nhất trong toàn bộ lịch sử của nền Cộng hòa thứ Năm".
Về phần mình, Chủ tịch đảng Phong trào Dân chủ Franois Bayrou thuộc liên minh đa số sắp mãn nhiệm cho rằng kết quả cho thấy đây là một "cuộc bỏ phiếu trừng phạt" đối với Tổng thống. Ông kêu gọi các cử tri Pháp phải ngăn chặn mối đe dọa từ phe cực hữu và đảo ngược tình thế tại vòng 2.
Với kết quả này, liên minh "Chung sức vì nền Cộng hòa" Tổng thống Macron được dự báo sẽ chỉ có không quá 250 đại diện lọt vào vòng 2 so với hơn 400 đại diện của cuộc bầu cử lập pháp năm 2022. Thất bại này đã đẩy phe của ông vào tình thế bị kẹp giữa hai gọng kìm của đảng RN và liên minh cánh tả NFP trong vòng 2 sẽ diễn ra sau đây một tuần.
HĐBA LHQ nhất trí thời điểm chấm dứt sứ mệnh tại Iraq Ngày 31/5, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua nghị quyết, trong đó nêu rõ Phái bộ Hỗ trợ LHQ tại Iraq (UNAMI) sẽ chấm dứt sứ mệnh vào cuối năm 2025 sau hơn 20 năm hoạt động tại quốc gia Trung Đông này. Toàn cảnh một cuộc họp của HĐBA LHQ tại New York, Mỹ, ngày 21/5/2024....