Syria bắt đầu kê khai vũ khí hóa học
Syria vừa gửi Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học ( OPCW) một “tuyên bố ban đầu” về chương trình vũ khí của nước này.
Vị trí của các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, lưu trữ vũ khí hóa học ở Syria. Đồ họa: NTI
Phát ngôn viên OPCW, Michael Luhan hôm qua cho biết tuyên bố đang được đơn vị thẩm tra của tổ chức này xem xét. Theo AP, OPCW không tiết lộ chi tiết về tài liệu này, trong khi AFP dẫn lời một quan chức ngoại giao Liên Hợp Quốc nói OPCW nhận được văn bản “khá dài” của Syria hôm 19/9. Hạn chót để nộp danh sách đầy đủ vũ khí hóa học của Syria là ngày hôm nay.
Các quan chức Mỹ tuần trước cho biết Mỹ và Nga nhất trí rằng Syria có khoảng 1.000 tấn chất dùng để sản xuất vũ khí hóa học, như chất làm rộp da, trong đó có lưu huỳnh và khí mù tạt, cùng chất độc thần kinh như sarin.
Sau khi báo cáo của Liên Hợp Quốc kết luận rằng sarin đã được sử dụng trong vụ tấn công ở ngoại ô Damascus hồi tháng trước, OPCW, cơ quan giám sát hiệp ước cấm vũ khí hóa học, đang tìm cách đẩy nhanh việc bảo vệ và phá hủy kho khí độc và chất độc thần kinh của Syria, cũng như các cơ sở sản xuất chúng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nỗ lực ngoại giao nhằm đẩy nhanh tiến trình đang chậm lại. Một cuộc họp, trong đó hội đồng gồm 41 quốc gia của tổ chức dự kiến thảo luận về kế hoạch tước bỏ vũ khí hóa học của Syria, đáng lẽ diễn ra vào ngày mai nhưng bị hoãn vào hôm qua. Ngày mới cho cuộc họp chưa được đề ra, và giới chức không giải thích lý do hoãn họp.
Theo thỏa thuận Nga- Mỹ đạt được tuần trước ở Geneva, Thụy Sĩ, các thanh sát viên sẽ đến Syria trước tháng 11. Họ sẽ hoàn thiện đánh giá ban đầu và các thiết bị pha trộn để sản xuất vũ khí hóa học sẽ bị tiêu hủy. Tất cả thành phần của chương trình vũ khí hóa học sẽ bị đưa ra khỏi nước này hoặc phá hủy đến giữa năm 2014.
Theo sau kế hoạch hành động của OPCW sẽ là một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Các cuộc đàm phán về nội dung nghị quyết vẫn đang được tiến hành.
Lượng vũ khí hóa học đã phá hủy và lượng còn lại của Nga, Mỹ Syria và Libya. Đồ họa:OPCW
Trọng Giáp
Theo VNE
Tiết kiệm cho dân hàng nghìn tỷ đồng
Ngày 6-9, Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 (Đề án 896) đã họp phiên thứ nhất.
Hàng loạt giấy tờ sẽ được "gom" vào số định danh cá nhân
Tất cả giấy tờ vào một thẻ
Đề án 896 tạo điều kiện cho người dân đơn giản về thủ tục hành chính. Nếu như trước đây người dân phải có hàng chục loại giấy tờ thì nay chỉ cần dùng một thẻ lưu trữ tất cả. Mặt khác, đề án bảo đảm người dân chỉ phải kê khai thông tin về nhân thân một lần duy nhất, không phải kê khai lại vì tất cả được tích hợp, lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Phó
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Đây là cuộc cách mạng về quản lý dân cư của Nhà nước, là cơ sở quan trọng để xây dựng Chính phủ điện tử". Tại cuộc họp, BCĐ cho biết, kế hoạch đến năm 2015 là phải xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật cho đề án, để bảo đảm bắt đầu cấp số định danh cá nhân vào năm 2016 và đến 2020 sẽ hoàn tất.
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, phải đến cuối năm 2013, Chính phủ mới rà soát xong và có con số cụ thể cắt giảm được bao nhiêu loại giấy tờ. Đây cũng là một nội dung công việc của Đề án 896. Do đó, UBTVQH đề nghị Chính phủ triển khai đề án 896 để xem xét, thông qua Luật Hộ tịch. Đồng thời, Chính phủ cần đẩy mạnh xây dựng Luật Cư trú (sửa đổi) và Luật Căn cước để có thể cùng lúc thông qua cả 3 luật này. Bộ trưởng còn cho biết, hiện nay, Bộ Tư pháp đang liên hệ với Giáo sư Ngô Bảo Châu để phối hợp với Viện Toán cao cấp nhằm ứng dụng toán học vào đề án này.
Tránh chồng chéo, lãng phí
Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, khi xây dựng số định danh cá nhân, cần kết hợp với các kho dữ liệu của các bộ, ngành khác (đã có) như Bộ Tài chính (mã số thuế cá nhân), Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp... để tránh lãng phí trong việc phải xây dựng lại từ đầu.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết: "Nếu đề án hoàn thành thì mỗi năm sẽ tiết kiệm được cho dân 1.600 tỷ đồng. Thế nên, cần phải tập trung làm sớm, làm tổng thể luôn để tránh chắp vá, bởi càng chắp vá càng thêm tốn kém. Bộ Tư pháp rất mong các bộ, ngành vào cuộc sớm".
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hiện nay, các thủ tục hành chủ yếu giải quyết bằng giấy tờ, rất phiền phức, lộn xộn, không phù hợp với quốc tế. Vì vậy, việc triển khai đề án này rất ý nghĩa, không chỉ đối với công dân trong nước mà cả nước ngoài. Ông nhấn mạnh: "Những vướng mắc của cơ sở dữ liệu quốc gia phải được giải quyết, làm sao để có một bộ cơ sở dữ liệu quốc gia tốt nhất, khoa học, tính thống nhất cao".
Theo thông tin từ phiên họp, Chính phủ không chủ trương thành lập cơ sở dữ liệu quốc gia mới mà sẽ tích hợp trên cơ sở dữ liệu quốc gia của Bộ Công an (về quản lý hộ tịch, hộ khẩu), của Bộ LĐ-TB&XH (về quản lý lao động), của Bộ Ngoại giao (về quản lý visa, thị thực)... Mục tiêu là xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất, chính xác, khoa học, khôngtốn kém và tránh trùng lắp.
Phương Mai
Theo ANTD
Kê khai phải công khai Từ ngày 5-9-2013, Nghị định 78/CP về minh bạch tài sản, thu nhập vừa được Chính phủ ban hành sẽ chính thức có hiệu lực. Nghị định kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự chậm trễ của nhiều bộ, ngành, địa phương trong việc kê khai tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn. Từ năm 2007 đến nay đã...