Syria bác cáo buộc không kích dân thường
Syria bác cáo buộc của Mỹ về việc quân đội nước này đã không kích vào dân thường và nói Washington nên chú trọng vào mục tiêu Nhà nước Hồi giáo (IS), theo Reuters hôm nay 28.11.
Một đứa bé nhìn ra ngoài cửa sổ nhà mình với nhiều vết đạn bắn, sau cuộc không kích của Mỹ – Ảnh: Reuters
“Quân đội Syria không hề nhắm vào dân thường và sẽ không bao giờ như thế”, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Bộ Thông tin Syria Omran al-Zoubi phát ngôn trên hãng tin nhà nước vào thứ Năm 27.11.
Bộ ngoại giao Mỹ cáo buộc vào thứ Tư 26.11, rằng điều khủng khiếp của chính phủ Syria là họ đánh bom vào tỉnh Raqqa, giết chết hàng chục dân thường và phá hủy các khu dân cư. Tuy nhiên, những thông tin mà Washington có được là từ các tổ chức khủng bố như IS và nhóm mặt trận Nusra Front, một nhánh của tổ chức al-Qaeda tại Syria, ông Zoubi phản bác.
“Bộ ngoại giao Mỹ nên bày tỏ sự tiếc thương của mình với các công dân Mỹ bị IS sát hại và không bịa đặt những cáo buộc nhắm đến chính phủ Syria, nơi đã có chiến dịch chống khủng bố nhiều năm nay”, Zoubi trả lời truyền thông.
Đống đổ nát sau vụ không kích của lượng lực chính phủ Syria – Ảnh: Reuters
Vào hôm thứ Ba 25.11, lực lượng không quân của Syria đã đánh vào miền bắc tỉnh Raqqa, nơi được xem là sào huyệt của IS, khiến 95 dân thường thiệt mạng, theo Tổ chức quan sát nhân quyền của Anh tại Syria cho biết.
Video đang HOT
Cả quân đội Syria và lực lượng quân đội do Mỹ dẫn đầu đều đang thực hiện chiến dịch ném bom vào các mục tiêu IS ở Syria.
Mỹ một mặt ủng hộ quân nổi dậy chống chính phủ Syria, mặt khác đào tạo lực lượng chống lại IS. Hôm thứ Năm 27.11, có tin Mỹ và Qatar đang bí mật huấn luyện các phần từ chống lại chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Liên Hiệp Quốc ước tính có đến 200 nghìn người thiệt mạng trong cuộc chiến ở Syria từ năm 2011. Riêng Mỹ đã có 3 công dân bị giết, gồm 2 nhà báo và 1 nhân viên cứu trợ xã hội.
Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
1.147 dân thường thiệt mạng do không kích của Mỹ
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái theo phương châm "tìm diệt mục tiêu" của Tổng thống Obama đã làm 1.147 người thiệt mạng trong khi Nhà Trắng chỉ nhắm vào 41 mục tiêu khủng bố, theo The Guardian.
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ đã làm nhiều dân thường thiệt mạng - Ảnh: Reuters
Theo dữ liệu vừa được công bố ngày 24.11 của Tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Anh Reprieve, 1.147 dân thường đã thiệt mạng vì các cuộc không kích nhắm vào 41 mục tiêu tình nghi khủng bố bằng máy bay chiến đấu không người lái của quân đội Mỹ, theo The Guardian.
Với những chiến dịch này, Mỹ đã sử dụng máy bay không người lái, nhắm vào những người Nhà Trắng xếp vào phần tử khủng bố. Trong tổng số 41 mục tiêu cần tiêu diệt của Nhà Trắng, hiện vẫn còn 7 nhân vật được tin vẫn còn sống. Trong đó, Haji Omar không rõ còn sống hay đã chết.
Trong những cuộc tìm diệt 24 thủ lĩnh khủng bố ở Pakistan, máy bay không người lái của Mỹ đã làm chết 874 dân thường, trong đó có 142 trẻ em. Trong khi đó, chỉ có 6/24 mục tiêu của chính quyền Obama bị tiêu diệt.
Tại Yemen, danh sách mục tiêu Nhà Trắng đưa ra là 17 người đàn ông, thế nhưng cuộc tấn công của Mỹ đã làm 273 người thiệt mạng, trong khi ít nhất 4 mục tiêu vẫn còn sống.
Ayman Zawahiri, thủ lĩnh al-Qaeda sau khi Bin Laden bị tiêu diệt - Ảnh: AFP
Quân đội Mỹ bắt đầu truy lùng Ayman Zawahiri, thủ lĩnh al-Qaeda sau khi Bin Laden bị tiêu diệt, bằng cuộc không kích đầu tiên vào ngôi làng Damadola (tỉnh Bajaur, Pakistan) vào ngày 13.1.2006. Mười tháng sau, các máy bay không người lái của quân đội Mỹ một lần nữa trở lại khu vực này để tìm Zawahiri. Tám năm sau, Zawahiri vẫn còn sống, trong khi đã có 115 dân thường, trong đó có 76 trẻ em thiệt mạng, theo The Guardian.
Trường hợp của Zawahiri giống với Hussain, một thủ lĩnh cấp cao của phiến quân Taliban ở Pakistan. Các máy bay của Mỹ bắt đầu tấn công hướng đến Hussain từ tháng 1.2008, sau đó là hàng loạt các cuộc tấn công từ tháng 6.2009 đến khi trùm khủng bố này bị giết vào ngày 15.10.2010. Trong quá trình tìm diệt Hussain đã có 128 người thiệt mạng, trong đó có 13 trẻ em.
"Chính quyền Obama đã bàn về độ chính xác ở các cuộc tấn công bằng máy bay chiến đấu hiện đại, nhưng đó chỉ là sự chính xác đến từ công nghệ, trong khi những nguồn tin tình báo lại không chuẩn dẫn đến cái chết của những dân thường trong các cuộc tìm diệt khủng bố của Mỹ", The Guadian dẫn lời Jennifer Gibson, người đứng đầu cuộc điều tra của Reprieve.
Máy bay không người lái của Mỹ - Ảnh: AFP
Các cuộc tấn công của Mỹ dựa trên việc nhận diện hành vi đáng ngờ, sử dụng thiết bị dò tìm thông minh hơn là các nguồn tin tình báo. Một số trường hợp bị giết nhầm chỉ vì có tên giống như nghi can khủng bố.
Giống như tất cả các loại vũ khí, máy bay sẽ không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình tìm diệt. Ngay cả đối với các cuộc tiêu diệt thành công 33 thủ lĩnh khủng bố cũng làm 947 dân thường thiệt mạng.
Nếu không có CIA và các lực lượng đặc biệt hoạt động giải mật thêm thông tin, thì những dữ liệu trên sẽ không được tiết lộ, do sự bảo mật của chính quyền Mỹ.
Khi nói về các cuộc tấn công, các quan chức Mỹ thường chỉ viện dẫn phương châm "tiêu diệt mục tiêu, chia rẽ các nhóm đe dọa chúng ta" như phát biểu của ông John Brennan, nay là giám đốc CIA, năm 2011.
"Tổng thống Obama cần thẳng thắn với người dân Mỹ về những chi phí nhân lực của hoạt động này. Nếu ngay cả chính phủ của ông cũng không biết ai đang làm đầy túi đựng xác mỗi khi một cuộc tấn công sai hướng và ông tuyên bố rằng nó là chính xác thì đây thực sự là một hoạt động vô nghĩa và đầy rẫy những rủi ro với dân thường" The Guadian dẫn lời ông Gibson.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
"Tình hình Ukraine đã phơi bày khủng hoảng toàn diện của luật pháp quốc tế" "Những sự kiện xảy ra ở Ukraine đã phơi bày rõ sự khủng hoảng toàn diện của luật pháp quốc tế, nhiều nhà hoạt động nhân quyền quốc tế cố tình giữ im lặng một cách giả dối về những tội ác chống lại dân thường ở đất nước này". Tổng thống Nga Vladimir Putin. Những sự kiện xảy ra ở Ukraine đã...