Syria bác bỏ cảnh báo về sự can thiệp của NATO
Tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ về việc NATO có thể can thiệp vào Syria sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng 1 năm qua tại nước này.
Bộ Ngoại giao Syria ngày 28/4 bác bỏ tuyên bố gần đây của quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng, NATO có thể sẽ can thiệp để giải quyết khủng hoảng Syria.
Bộ Ngoại giao Syria nhấn mạnh, tuyên bố này của Thổ Nhĩ Kỳ có mục đích làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng 1 năm qua tại Syria, đồng thời đã hủy hoại quan hệ giữa 2 nước.
Hãng thông tấn SANA của Syria dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Jihad Makdissi cho biết, tuyên bố gần đây của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Ngoại trưởng Davutoglu nhận định về việc Syria thực hiện kế hoạch hòa bình của Đặc phái viên Kofi Annan, là một hành động khiêu kích.
Video đang HOT
Vụ đánh bom kinh hoàng gây thương vong lớn và phá hủy nhiều nhà cửa tại thủ đô Damascus, Syria. (Ảnh: AFP)
Trước đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu cũng cảnh báo NATO có thể sẽ can thiệp vào tình hình Syria nếu xung đột tại nước này không chấm dứt, trong đó có tình hình bạo lực dọc biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Syria Jihad Makdissi cũng cho biết, Syria cam kết sẽ duy trì quan hệ tốt nhất với Thổ Nhĩ Kỳ. Ông kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ cho khoảng 24.000 người tỵ nạn Syria đang ở Thổ Nhĩ Kỳ trở về nước. Về phía Syria cũng sẽ làm việc với Tổ chức Lưỡi liềm đỏ quốc tế để hồi hương những người tỵ nạn đang ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Cũng trong ngày 28/4, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn ( UNHCR) cho biết, số người Syria phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn đã được đăng ký tại Lebanon hiện lên đến con số 24.000 người.
Báo cáo công bố hàng tuần của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn nêu rõ, gần một nửa số người Syria phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn do bất ổn trong nước hiện ở Lebanon và có gần 1.580 người mới đăng ký trong tuần này. Trong đó, khoảng 9 người người Syria đang sống ở Akkar, 3.000 người ở Tripoli và hơn 790 người ở thủ đô Beirut./.
Theo VOV
Syria vẫn rối loạn trước thời điểm ngừng bắn
Tiếng đạn pháo, người biểu tình đổ ra đường và những dòng người tiếp tục rời bỏ đất nước đi lánh nạn là điều vẫn hiện hữu tại quốc gia Trung Đông này.
Ngày 6/4, tình hình Syria tiếp tục diễn biến căng thẳng trước thời điểm nước này chuẩn bị ngừng bắn. Tại nhiều khu vực xung quanh thủ đô Damascus, người ta vẫn nghe thấy nhiều tiếng đạn pháo. Trong khi đó, Chính phủ Syria đã đưa thêm xe tăng và binh sĩ tới các khu vực ngoại ô thủ đô nhằm tăng cường khả năng phòng thủ.
Cũng trong ngày hôm qua, hàng nghìn người biểu tình đã đổ ra các đường phố của Syria kêu gọi Tổng thống Assad phải từ chức. Đụng độ đã xảy ra giữa quân đội và người biểu tình.
Người biểu tình phản đối Tổng thống Assad (Ảnh: Internet)
Cùng ngày, Chính phủ Syria lên tiếng cảnh báo các quốc gia tuyên bố ủng hộ vũ khí cho các lực lượng đối lập tại Syria về hậu quả của hành động này, cũng như kêu gọi các quốc gia không nên dành "thiên đường an toàn" cho những đối tượng ủng hộ khủng bố tại Syria.Trong một tuyên bố được đăng tải trên Hãng thông tấn nhà nước Syria, Chính phủ Syria nói rằng đang tìm kiếm sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nhằm loai bỏ khủng bố và áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa việc tiếp vũ khí cho các nhóm vũ trang tại Syria. Tuyên bố của Chính phủ Syria đưa ra trong thời điểm Saudi Arabia và Qatar vừa tuyên bố ý định cung cấp vũ khí cho các lực lượng đối lập tại Syria.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố rằng, lực lượng đối lập tại Syria không thể đánh bại các lực lượng an ninh của Tổng thống Assad, dù có được trang bị vũ khí đầy đủ. Iraq, Ai Cập và Algeria cũng đều lên tiếng phản đối việc tiếp vũ khí cho lực lượng đối lập tại Syria, cho rằng có thể khuấy động một cuộc nội chiến sắc tộc tại quốc gia Trung Đông này.
Trước tình hình căng thẳng tại Syria, nhiều người dân nước này tiếp tục rời bỏ đất nước và chạy sang khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Theo ước tính chỉ trong vòng 2 tuần qua đã có khoảng 24.000 người dân Syria đã đi lánh nạn. Riêng trong ngày 5/4, khoảng 2.500 người đã băng qua khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Theo Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu, nếu dòng người tị nạn Syria tới Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng tăng, nhiều khả năng nước này sẽ phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Liên Hợp Quốc.
Trong một tuyên bố mới nhất, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cảnh báo rằng tình hình Syria sẽ ngày càng xấu đi ngay cả khi thời điểm ngừng bắn ở quốc gia Trung Đông này có hiệu lực.
Ngày 5/4, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab Kofi Annan cho biết, Chính phủ Syria và lực lượng đối lập phải chấm dứt bạo lực vào ngày 12/4 tới. Trước đó, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cùng ngày cũng đã thông qua một Tuyên bố chủ tịch, kêu gọi chính quyền Syria hành động khẩn cấp để thực thi thời hạn chót theo kế hoạch hòa bình của ông Annan, rút quân và vũ khí khỏi các điểm nóng ở nước này vào ngày 10/4 tới./.
Theo VOV
Bạo động ở Nam Sudan, hàng nghìn người lánh nạn Ngày 2/1, khoảng 6.000 thanh niên có vũ trang thuộc cộng đồng người Lou Nuer đã tiến vào thị trấn Pibor của người Murle tại bang Jonglei ở Nam Sudan, tiến hành đốt phá và cướp bóc, khiến hàng nghìn người phải chạy đi lánh nạn. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) Bộ trưởng Thông tin bang Jonglei Isaac Ajiba cho biết chưa có...