Sydney sống chung với COVID-19, châu Á cẩn trọng dõi theo
Cô Melanie McTighe và người bố 92 tuổi sống cùng thành phố, song không thể gặp nhau gần 4 tháng qua. Họ vừa được đoàn viên ngày 11/10 khi Sydney dỡ bỏ lệnh phong toả.
Cô McTighe chia sẻ bản thân rất phấn khích khi được “hồi sinh” và gặp gỡ người thân, nhưng cô cũng lo ngại về việc chấp nhận COVID-19 tồn tại trong cộng đồng sẽ có ý nghĩa thế nào đối với thành phố 5,3 triệu dân này.
Hơn 18 tháng qua, Australia đã tự “cửa đóng then cài” khỏi thế giới, đóng cửa biên giới và áp đặt các biện pháp phong toả nghiêm ngặt để dập tắt những đợt bùng phát COVID-19.
Cô Melanie McTighe và bố. Ảnh: CNN
Giờ đây, Australia đang thoát khỏi “hang động” ẩn náu virus SARS-CoV-2 và cố gắng sống chung với nó.
Từ ngày 11/10, người dân tiêm đủ hai liều vaccine ngừa COVID-19 tại Sydney – thành phố lớn nhất nước Australia – có thể đến nhà hàng, quán rượu và phòng tập. Nhiều người giống như cô McTighe có thể đoàn tụ với người thân sau những tháng xa cách.
Nhưng tất cả sự tự do đó sẽ đi kèm cái giá của nó. Tính toán mô hình quốc gia cho thấy Sydney sẽ chứng kiến hàng nghìn ca nhiễm mới cùng những cái chết không thể tránh khỏi vì COVID-19.
Các câu hỏi được đặt ra là hệ thống bệnh viện sẽ đối phó với các ca bệnh mới như thế nào, những người dễ bị tổn thương sẽ ra sao cũng như Sydney có thể thích nghi với cuộc sống chung với COVID-19 nhanh đến mức nào.
Những gì xảy đến tiếp theo sẽ rất quan trọng đối với cả thành phố Sydney và nước Australia. Nhưng các quốc gia đi theo chiến lược “ Không COVID” (Zero COVID) khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng sẽ theo dõi chặt chẽ để xem liệu Sydney có đạt thành công khi vừa giữ số ca mắc và tử vong đủ thấp để tránh quá tải bệnh viện, vừa nối lại hoạt động kinh doanh và cho phép người dân tiếp tục cuộc sống bình thường của họ.
Dấu chấm hết với “Không COVID”
Trong năm đầu xảy ra đại dịch, Australia là một trong số ít quốc gia lớn kiểm soát thành công COVID-19 thông qua biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ, cách ly bắt buộc và phong toả ngắn hạn.
Một quán cà phê ở Sydney ngày 11/10. Ảnh: CNN
Video đang HOT
Nhưng tháng 6 vừa qua, đợt bùng phát do biến thể Delta gây ra tại Sydney nhanh chóng lây lan sang bang lân cận Victoria và vùng lãnh thổ thủ đô (ACT). Những trì hoãn trong chiến dịch tiêm chủng của Australia, một phần là do nguồn cung vaccine ít ỏi, đã khiến nền dân số dễ bị ảnh hưởng, buộc giới chức địa phương phải phong toả từng vùng.
Khi số ca mắc mới tăng lên, rõ ràng chính sách giữ người dân ở yên trong nhà không còn phù hợp nữa, về cả lý do kinh tế và y tế. Chính quyền Australia đã lên kế hoạch tiêm chủng diện rộng để đưa đất nước thoát khỏi đại dịch.
Tuần trước, New South Wales (NSW) đã trở thành tiểu bang đầu tiên đạt được mục tiêu tiêm đủ hai liều cho 70% dân số. Các tiểu bang khác sẽ đạt được con số đó vào những tuần tới. Và cuối năm nay, toàn bộ quốc gia này sẽ bắt đầu mở cửa.
Giới chuyên gia cảnh báo rằng việc mở cửa chắc chắn tiềm ẩn nguy cơ và một số người đang chịu nhiều rủi ro hơn những người khác.
Mở cửa trở lại cả nước
Kế hoạch mở cửa trở lại của Australia được xây dựng dựa trên tổng tỷ lệ tiêm chủng đối với người trưởng thành ở mỗi bang. Tuy vậy, số liệu thống kê của chính phủ cho thấy chiến dịch tiêm chủng không trải đều ở mỗi khu vực. Một số khu vực ngoại ô của Sydney, tỷ lệ tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 chỉ ở mức 30%. Tỷ lệ này ở người trẻ tuổi và người thiểu số cũng không cao như mong đợi.
Các biện pháp kiểm soát biên giới và cách ly nghiêm ngặt của Australia cho phép nước này tránh được tình trạng hỗn loạn từng xảy ra ở các nước khác hồi năm 2020, khi bệnh nhân COVID-19 gây quá tải hệ thống y tế.
Tuy nhiên, dù đã có 18 tháng chuẩn bị, các nhóm y tế vẫn cảnh báo hệ thống bệnh viện NSW có thể không đủ khả năng đối phó với làn sóng lây nhiễm mới. Tháng trước, Hiệp hội Y tá và Nữ hộ sinh NSW đã thúc giục chính quyền tiểu bang tăng cường nhân sự, trích dẫn nghiên cứu cho thấy hệ thống y tế vốn đang chịu sức ép từ trước đợt bùng phát mới nhất.
Thủ hiến NSW Dominic Perrottet đi cắt tóc ngày 11/10 sau khi dỡ bỏ một số biện pháp giới hạn. Ảnh: CNN
Ngày 7/10, sau khi Thủ hiến mới của NSW công bố kế hoạch mở cửa trở lại sớm hơn, Omar Khorshid, người đứng đầu Hiệp hội Y khoa Australia đã lên tiếng kêu gọi giới chức trách không nên liều lĩnh.
Ông Khorshid nói: “Kết quả cuối cùng của việc mở cửa quá nhanh hoặc quá sớm sẽ là những cái chết vốn có thể tránh được cũng như lặp lại tình trạng phong toả và hạn chế – những điều mà không ai ở NSW muốn thấy”.
Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết các bang của nước này đã có 18 tháng để chuẩn bị cho tình huống số ca mắc gia tăng và kế hoạch này đã được thực hiện tốt.
Nhà lãnh đạo cũng kêu gọi người dân đóng vai trò trong việc giảm bớt áp lực lên hệ thống y tế.
Ông Morrison nhấn mạnh: “Dù không có ca bệnh nào, hay có 500 ca hoặc 1.500 ca mỗi ngày, điều tốt nhất bạn có thể làm để hỗ trợ các y tá và toàn bộ những người làm việc trong bệnh viện là đi tiêm phòng”.
Bài học cho nước khác
Australia đang chuyển dịch chiến lược chống COVID-19 từ “Không COVID” sang sống chung an toàn với dịch bệnh thông qua tỷ lệ tiêm vaccine cao. Tuy nhiên, Canberra không phải quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương thực hiện điều này.
Hồi tháng 6, chính phủ Singapore tuyên bố đang tập trung vào hạn chế ca mắc COVID-19 nghiêm trọng và hạ thấp số ca nhập viện thay vì khống chế tỷ lệ lây nhiễm. Singapore là một trong những nước tiêm chủng nhiều nhất thế giới với 83% dân số đã tiêm đủ hai liều vaccine.
Bác sĩ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại một điểm tiêm chủng “lái xe tạt qua” ở Sydney ngày 3/10. Ảnh: CNN
Thế nhưng, sau khi nới lỏng lệnh giới hạn, Singapore ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng nhanh kỷ lục. Đầu tháng 10, quốc gia này đã phải tái triển khai một số biện pháp hạn chế để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm, đồng thời giảm gánh nặng cho hệ thống y tế.
Tuần trước, người dân Singapore đã không còn được tụ tập từ hai người trở lên. Các công ty được khuyến khích cho người dân làm việc tại nhà. Trường học tạm dừng hoạt động hoặc chuyển sang hình thức trực tuyến đối với học sinh từ 12 tuổi trở xuống.
Australia cũng lường trước số ca bệnh sẽ tăng lên. Đó là điều không thể tránh khỏi khi mọi người bắt đầu tiếp xúc rộng rãi với nhau, ngay cả khi vẫn tuân thủ các khuyến cáo sức khoẻ cộng đồng như đeo khẩu trang.
Mô hình quốc gia của Viện Doherty dự đoán rằng với các biện pháp y tế công cộng được duy trì một phần cùng tỷ lệ tiêm chủng 70%, số ca mắc COVID-19 có thể tăng lên 385.000 trường hợp và 1.457 trường hợp tử vong trong 6 tháng, nhiều hơn tổng số từ thời kỳ đầu đại dịch đến nay.
Nhưng cũng giống như Singapore, Australia không loại trừ áp dụng các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn nếu tình hình xấu đi quá nhanh.
Bên cạnh Singapore và Australia, New Zealand, Thái Lan và Việt Nam đều đã tuyên bố quyết định từ bỏ chiến lược tiêu diệt COVID-19. Tại một số nơi, điển hình là New Zealand, giới quan sát lo ngại rằng động thái này có thể hoá thành thảm hoạ cho những người dễ tổn thương nhất.
Giới chuyên gia cho rằng các nước trong khu vực nên quan sát kỹ lưỡng Sydney để đánh giá mức độ thành công khi mở cửa trở lại và cũng là để rút kinh nghiệm từ những sai sót của thành phố này.
Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại một số nước châu Á
Bang New South Wales, tâm điểm trong làn sóng bùng phát dịch tồi tệ nhất tại Australia, lại chứng kiến số ca mắc mới COVID-19 gia tăng.
Người dân được xét nghiệm COVID-19 tại Sydney, Australia. Ảnh: AAP/TTXVN
Theo đó, bang này đã ghi nhận 1.022 ca mắc mới trong ngày 21/9, cao hơn so với con số 935 ca của ngày trước đó. Ngoài ra, bang New South Wales cũng ghi nhận thêm 10 ca tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong trong đợt dịch mới nhất này lên mức 255 ca.
Tại nước láng giềng New Zealand, giới chức y tế nước này thông báo đã ghi nhận 14 ca mắc biến thể Delta trong bối cảnh Auckland -thành phố lớn nhất nước này- hạ mức cảnh báo từ cấp độ 4 xuống cấp độ 3 từ nửa đêm 21/9.
Với số liệu trên, tổng số ca mắc COVID-19 trong đợt bùng phát dịch lần này tại New Zealand đã lên tới 1.085 ca, thành phố Auckland đã duy trì mức cảnh báo cấp độ 4 - mức cao nhất trong biện pháp phong tỏa, trong hơn 1 tháng qua. Theo mức cảnh báo này, các trường học, hoạt động kinh doanh không thiết yếu vẫn phải đóng cửa.
Trong khi đó, các địa phương khác tại nước này sẽ duy trì mức cảnh báo cấp độ 2 với việc hoạt động kinh doanh và trường học được phép mở cửa. Quy định đeo khẩu trang là bắt buộc tại một số cơ sở nhất định và các cuộc tụ tập không được phép vượt quá 50 người. Kể từ khi đại dịch bùng phát từ năm ngoái, New Zealand đã ghi nhận tổng cộng 3.739 ca mắc.
Trong khi đó, Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc ngày 21/9 thông báo Trung Quốc đại lục đã ghi nhận 42 ca lây nhiễm trong cộng đồng, tất cả đều tập trung tại tỉnh Phúc Kiến, Đông Nam nước này.
Ngoài ra, Trung Quốc đại lục cũng ghi nhận 30 ca mắc mới nhập cảnh, tập trung chủ yếu tại tỉnh Vân Nam. Kể từ khi dịch bùng phát tới nay, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận 95.810 ca mắc COVID-19, trong đó gồm 4.636 ca tử vong.
Ngày 20/9, Malaysia cũng thông báo đã ghi nhận 14.345 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này kể từ khi dịch bùng phát lên mức 2.112.175 ca.
Nước này cũng ghi nhận thêm 301 ca tử vong mới, nâng tổng số bệnh nhân không thể qua khỏi do COVID-19 kên 23.744 ca.
Tại Ấn Độ, thống kê mới nhất của Bộ Y tế nước này đã ghi nhận tổng số ca mắc là 33.504.534 ca. Ấn Độ cũng ghi nhận thêm 252 ca tử vong mới. Hầu hết số ca mắc mới và tử vong mới đều tập trung tại bang miền Nam Kerala.
Thành phố Sydney mở cửa trở lại sau gần 4 tháng phong tỏa Ngày 11/10, thành phố Sydney, thuộc bang New South Wales (NSW) của Australia và là thành phố đông dân nhất nước này, đã dỡ bỏ phong tỏa hoàn toàn, trong bối cảnh Australia hướng đến "sống chung với COVID-19" và từng bước mở cửa trở lại đất nước. Một quán cà phê mở cửa phục vụ khách tại thành phố Sydney, Australia ngày...