Sydney siết phong tỏa vì đợt bùng dịch ‘cứng đầu’
Giới chức Sydney tăng cường các biện pháp hạn chế với người dân và doanh nghiệp, sau ba tuần áp lệnh phong tỏa mà không thể dập dịch.
“Các biện pháp đang áp dụng không đủ tốt để chúng tôi đạt được tiến bộ. Chúng tôi đã ổn định tình hình ở mức độ nào đó nhưng chưa thể làm phẳng đường cong của dịch”, Thủ hiến bang New South Wales Gladys Berejiklian nói ngày 17/7.
Theo lệnh phong tỏa tăng cường, các cửa hàng không thuộc diện thiết yếu tại Sydney và những vùng ngoại ô chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt bùng phát sẽ phải đóng cửa. Dân chúng không được rời khu vực cư trú trừ khi làm việc trong lực lượng khẩn cấp hoặc y tế. Các công trường xây dựng tại Sydney bị đình chỉ hoạt động.
Lệnh hạn chế đi lại nghiêm ngặt hơn tại Sydney, thủ phủ bang New South Wales, sẽ có hiệu lực từ đêm nay, được đưa ra sau khi 6 triệu dân thành phố trải qua ba tuần phong tỏa nhưng vẫn chưa khống chế được đợt bùng phát dịch.
Bang New South Wales đã ghi nhận thêm một ca tử vong, trong khi số ca nhiễm mới tăng lên hơn 100, trong khi các cụm dịch lẩn khuất trong cộng đồng vẫn rất “cứng đầu”, theo Thủ hiến Berejiklian.
Nhân viên y tế Australia lấy mẫu xét nghiệm nCoV một người sống tại thành phố Sydney ngày 17/7. Ảnh: AFP .
“Tôi không thể nhớ nổi bang của mình đã từng bị thách thức đến mức như vậy hay không”, Berejiklian nói.
Tại Melbourne, dân địa phương trải qua ngày thứ hai của đợt phong tỏa thứ 5 từ khi đại dịch xuất hiện ở Australia. Giới chức Melbourne thắt chặt các biện pháp kiểm soát, vốn đã nghiêm ngặt, với việc đi lại từ Sydney sau khi ghi nhận ca nhiễm đến từ thành phố này.
Video đang HOT
“Chúng ta hành động cứng rắn và đi trước để đảm bảo đợt phong tỏa này càng ngắn càng tốt”, lãnh đạo cơ quan y tế bang Victoria Martin Foley cho biết.
Chương trình tiêm vaccine Covid-19 tại Australia rơi vào tình trạng chậm trễ “tới mức đau đớn” cùng biến chủng Delta với khả năng lây lan nhanh đang đe dọa chiến dịch “Covid Zero” của Australia, vốn đạt được nhờ đóng biên từ tháng 3/2020. Australia tới nay đã ghi nhận 31.770 ca nhiễm và 913 ca tử vong.
Australia vuột cơ hội đi đầu tiêm chủng Ca nCoV Australia tăng kỷ lục bất chấp phong tỏa Thành trì Australia đang ứng phó làn sóng Covid-19 thế nào? Hàng trăm nhân viên y tế Australia bị cách ly Chủng Delta bẻ cong chiến lược chống dịch Australia 15
Phong tỏa không hiệu quả, Sydney gia hạn 14 ngày
Thành phố Sydney (Úc) ngày 14-7 gia hạn phong tỏa ít nhất 14 ngày do các biện phán hạn chế trong 3 tuần trước đó không dập tắt được đợt bùng phát COVID-19 mới nhất.
Bảng hiệu tuyên truyền giữ khoảng cách phòng dịch COVID-19 ở Sydney - Ảnh: REUTERS
Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian cho biết các hạn chế sẽ duy trì cho đến ít nhất ngày 30-7.
"Thật đau lòng khi phải nói ra điều này, nhưng chúng ta cần phải kéo dài thời gian phong tỏa thêm ít nhất 2 tuần nữa", bà Gladys nói.
Bà Gladys nhiều lần nói rằng sẽ chỉ ngưng phong tỏa khi số ca bệnh mới trong cộng đồng giảm xuống gần bằng 0. Sydney vừa ghi nhận 97 ca bệnh mới trong 24 giờ qua, trong đó có 24 ca cộng đồng.
Theo Hãng tin Reuters, thành phố 5 triệu dân của Úc đã phong tỏa từ ngày 26-6 khi biến thể Delta bắt đầu lây lan. Nhiều cơ sở kinh doanh không thiết yếu đã đóng cửa, học sinh phải ở nhà và người dân chỉ được ra ngoài tham gia các hoạt động thiết yếu và tập thể dục.
Số ca bệnh bùng phát đã bắt đầu gây áp lực cho hệ thống y tế. Ở Fairfield, phía tây nam Sydney, người dân phải xếp hàng dài đợi xét nghiệm COVID-19. Điều này là do yêu cầu người rời vùng ngoại ô đi làm phải được xét nghiệm thường xuyên.
Việc phong tỏa nhanh, truy vết nhanh và siết các quy tắc xã hội đã giúp Úc giữ số ca bệnh COVID-19 tương đối thấp so với các nước phát triển khác, chỉ hơn 31.300 ca bệnh và 912 ca tử vong.
Hàn Quốc
Thủ tướng Kim Boo Kyum cho biết kể từ ngày 15-7, chính phủ sẽ thắt chặt quy định về khoảng cách, tăng lên cấp 2 trên thang 4 cấp. Theo đó, cấm tụ tập trên 8 người, các nhà hàng và quán bar phải đóng cửa trước nửa đêm.
Trong ngày 13-7, số ca bệnh COVID-19 trong ngày tăng vượt qua mức đỉnh trước đó, lên tới 1.615 ca. Tổng số ca bệnh hiện tăng lên 171.911 ca
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết cụm lây nhiễm do biến thể Delta đã lây lan nhanh chóng ở thủ đô Seoul và các khu vực lân cận.
KDCA cho biết ca bệnh tăng nhanh một phần là do biến thể Delta và tiến độ tiêm vắc xin chậm. Ca bệnh do biến thể ghi nhận lần đầu ở Ấn Độ chiếm 30,7% tổng số ca bệnh ghi nhận từ ngày 4 đến 10-7.
Chỉ 30,6% trong số 52 triệu dân Hàn được tiêm ít nhất một liều vắc xin, trong khi con số này ở các nước khác như Anh và Singapore cao trên 60%.
Malaysia
Trong ngày 13-7, Malaysia lần đầu ghi nhận số ca COVID-19 đạt mức 5 con số: 11.079 ca. Kỷ lục trước đó là 9.353 ca, ghi nhận ngày 10-7.
Theo Hãng tin Reuters, với 855.949 ca bệnh, Malaysia là một trong những quốc gia có tỉ lệ lây nhiễm trên bình quân đầu người cao nhất Đông Nam Á.
Nguyên do, theo quan chức cấp cao Bộ Y tế Noor Hisham Abdullah, là sự xuất hiện của biến thể Delta có thể lây qua không khí. Ông Noor cũng nói số ca bệnh sẽ tăng cao trong 2 tuần tới trước khi ổn định.
Bộ trưởng Y tế Adham Baba cho biết gần 11,8 triệu người Malaysia đã tiêm ít nhất 1 liều vắc xin, tương đương 24,8% dân số. Trong đó có 3,68 người đã tiêm đủ 2 liều.
Indonesia
Cũng trong ngày 13-7, số ca bệnh COVID-19 của Indonesia tăng kỷ lục, thêm 47.899 ca bệnh mới, cao hơn 7 lần so với 1 tháng trước. Tổng số ca bệnh cả nước hiện là 2,6 triệu ca và 68.000 ca tử vong.
Các nhà chức trách đã công bố kế hoạch đặt mua oxy hóa lỏng và hàng chục ngàn máy tạo oxy từ nước ngoài để điều trị cho bệnh nhân.
Bộ trưởng Y tế Budi Gunadai Sadikin cho biết công suất sử dụng giường bệnh ở 9 tỉnh đã đạt 80%, bao gồm thủ đô Jakarta.
Bắt đầu từ thứ 4, 14-7, chính phủ sẽ phân phát 300.000 gói thuốc và thực phẩm chức năng cho các bệnh nhân không triệu chứng và người có triệu chứng nhẹ không cần nhập viện.
Đại học Australia hứng sức ép Trung Quốc Các trường đại học Australia tìm chiến lược ứng phó, khi các du học sinh, học giả được cho là chịu nhiều sức ép từ Trung Quốc. 39 trường thành viên thuộc Hiệp hội Đại học Australia đang xem xét kinh nghiệm từ các nước khác trên thế giới trong bảo vệ tự do học thuật, khi nhận ra áp lực ngày càng...