Sỹ Luân trang trí nhà cửa, phụ mẹ nấu nướng đón Giao thừa
Trong lúc lưu diễn ở miền Tây, nam nhạc sĩ tranh thủ mua mai vàng về trưng ngày Tết. Dù không giỏi nấu nướng anh vẫn phụ mẹ làm món thịt kho hột vịt.
Đêm 28 Tết âm lịch, Sỹ Luân về nhà lúc 3h sáng sau khi diễn xong ở miền Tây. Nhưng anh vẫn dậy sớm để trang trí nhà cửa đón giao thừa.
Nhạc sĩ Tình yêu đầu tiên cho biết, một tháng trước mẹ anh bị ngã gãy tay khi đang lau bóng đèn nên giờ bà không làm được việc nặng. Để giúp mẹ, anh dậy từ sớm để dọn dẹp và bài trí ngôi nhà cho có không khí Tết.
Vì nhà có nhiều tầng nên tranh thủ đi hát ở miền Tây, Sỹ Luân mua 5 chậu mai vàng để ở từng phòng. Nhà chỉ có 3 thành viên nhưng gia đình anh cũng rộn ràng mua sắm để đãi khách.
Nhạc sĩ 8X khoe, tài sản quý giá nhất của anh chính là 4 cây đàn piano được đặt ở 4 tầng nhà. Mẹ anh bảo quản kỹ lưỡng món đồ yêu thích của con trai, hàng ngày dù không sử dụng nhưng vẫn quét bụi sạch sẽ.
Sỹ Luân đặt piano theo ngẫu hứng vì anh thích ở đâu trong nhà cũng đều có thể chơi đàn.
Video đang HOT
Trở về sau tai nạn suýt chết, anh tìm đến nương nhờ cửa Phật. Bố mẹ anh từng thổ lộ mong muốn cậu con trai duy nhất đi tu thay vì lập gia đình. Anh dành riêng một phòng để đặt tượng Phật.
Nam nhạc sĩ lau dọn sạch sẽ và thắp hương khấn Phật. Anh từng đi tu nhưng duyên chưa đến.
Trong ngày cận Tết, Sỹ Luân cũng dành thời gian dọn dẹp bàn thờ gia tiên.
Tủ sách của anh phần lớn đều về đức Phật. Nam nghệ sĩ thích đọc sách trong không gian yên tĩnh.
Mặc dù tất bật chạy show trong những ngày Tết nhưng Sỹ Luân cũng háo hức chuẩn bị quần áo du xuân.
Sau khi dọn dẹp và trang trí nhà cửa, anh xuống bếp phụ mẹ nấu nướng. Mặc dù không giỏi nấu nướng nhưng nhạc sĩ vui vì được quây quần bên mẹ.
Thịt kho hột vịt là món ăn ưa thích của người miền Nam, gia đình Sỹ Luân cũng không ngoại lệ. Anh thích các món ăn mẹ nấu và thường khen tài nấu nướng của “cô gái” theo cách gọi vui của anh.
Nhà ít người nhưng ngày Tết không thiếu các món đặc trưng như bánh chưng, củ kiệu, bánh mứt…
Ban ngày, bố của Sỹ Luân đi làm, chỉ có mẹ anh ở nhà. Giao thừa anh bận chạy show nhưng vẫn dành thời gian quây quần bên gia đình, tâm sự với người thân.
Theo Zing
Bị chê đèn phố giăng như 'gái nhà quê', GĐ Sở Văn hóa 'thôi đành ru lòng mình vậy'
Nhiều người chê Hà Nội trang trí phố lòe loẹt như cô gái lần đầu đánh phấn tô son. Ông Động thì cho rằng, nhiều người thấy cũng đẹp!
Nhiều người đang chê bai việc Hà Nội trang trí đèn hoa trên một số tuyến phố để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán sắp đến. Dư luận đánh giá đèn điện giăng chằng chịt, màu sắc lòe loẹt tựa như một cô gái nhà quê lần đầu đánh phấn tô son.
Đèn giăng trên phố Phan Đình Phùng bị nhiều người chê xấu
Báo Trí thức trẻ dẫn lời ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội - đơn vị chủ trì việc trang trí các tuyến đường phố ở Thủ đô - cho biết công việc trên vẫn đang tiếp tục tiến hành và cần có sự điều chỉnh.
Ông Động cho rằng, khó khăn nhất là việc làm sao kết hợp được hài hòa hệ thống đèn giữa ban ngày và ban tối.
"Chúng tôi trang trí theo hệ thống đèn LED hiện đại nên có thể nhìn ban ngày chưa bắt mắt nhưng đẹp về ban đêm. Mọi người cũng nên chia sẻ điều này, thực tế có rất nhiều người vẫn nói "nhìn thế là được"", ông Động nói.
Về ý kiến cho rằng, đi qua khu vực đường Phan Đình Phùng vào buổi tối giống như mê cung, ông Động giải thích vì khu này cây cối rậm rạp nên cần tăng ánh sáng lên.
"Lúc đầu, chúng tôi cũng định cho hoa vào để đẹp ban ngày, nhưng khi đi khảo sát thực tế thì thấy nó không phù hợp nên đã bỏ hoa đi rồi và chỉ có hoa đào ở giữa. Giờ cứ làm thử rồi chỉnh sửa tiếp", ông Động nói thêm.
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội
Đối với khu vực đường Nguyễn Chí Thanh, theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, đây là các cây đào và hoa đào phải như vậy còn dàn hoa ở Lăng Bác là dàn hoa hồng.
Ông Động nói rõ, việc trang trí này theo thời cuộc, chỉ trong thời gian ngắn để phục vụ dịp Tết, sau đó sẽ bỏ đi chứ không phải để mãi.
"Còn lần sau, chúng tôi sẽ tổ chức thi sáng kiến rồi chọn ra ý tưởng hay, phù hợp nhất", ông Động nói.
"Giờ mình vừa làm vừa rút kinh nghiệm, điều chỉnh chứ bây giờ, về cái xấu, cái đẹp, cái thẩm mỹ thì mỗi người một ý, nhưng cũng có rất nhiều người khen đẹp và sáng sủa", ông Động tự động viên mình trước cơn bão dư luận.
Giám đốc Sở Văn hóa hi vọng mọi người cũng nên ủng hộ công việc trên rồi góp ý một cách chân thành, chứ không nên góp ý theo kiểu đám đông.
Về kinh phí để thực hiện, ông Động khẳng định tiền hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa chứ không động vào Ngân sách.
Theo NTD
Mừng Đại hội Đảng, Hà Nội treo cờ trong 9 ngày Chào mừng Đại hội Đảng, Hà Nội thống nhất treo cờ từ ngày 20/1 28/1/2016, trong đó các trụ sở cơ quan, treo cờ Đảng và cờ Tổ quốc; nhà dân treo cờ Tổ quốc. Hà Nội thống nhất treo cờ từ ngày 20/1-28/1 Báo cáo tại hội nghị rà soát công tác phục vụ Đại hội lần thứ XII của Đảng, tổ...