Suzy đã làm thế nào để nâng tầm diễn xuất trong ‘Anna’?
Suzy bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của mình với vai nữ chính trong bộ phim Dream High của đài KBS vào năm 2011, tức là tính đến thời điểm hiện tại, Suzy đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành. Dream High thành công rực rỡ. ‘Thừa thắng xông lên’, Suzy tiếp tục tham gia Architecture 101 và nhận được danh hiệu ‘Tình đầu quốc dân’ nhờ bộ phim này. Thế nhưng, trong các dự án sau đó, khán giả bắt đầu nghi ngờ kỹ năng diễn xuất của cô.
Suzy từng bị nghi ngờ diễn xuất.
Một số ý kiến cho rằng áp đặt tiêu chuẩn của một diễn viên lên Suzy là quá khắc nghiệt bởi dù sao, cô cũng từng là một thần tượng. Tuy nhiên, vì Suzy đã nhận được những cơ hội tốt nhờ vào việc là một ngôi sao nổi tiếng trong Anna, những tiêu chuẩn khắc nghiệt như vậy là không thể tránh khỏi.
Bộ phim Anna phát sóng trên Coupang Play được cho là ‘bước ngoặt’ trong hoạt động diễn xuất của Suzy bởi nhờ bộ phim này, cô nhận được nhiều đánh giá tích cực từ công chúng với khả năng diễn xuất vượt ngoài mong đợi.
Nhưng đã tiến bộ vượt bậc trong Anna.
Anna được quay khoảng một đến hai năm sau Baekdusan (2019) và bộ phim truyền hình Start-Up (2020). Vậy trong khoảng thời gian này, Suzy đã làm thế nào để nâng tầm diễn xuất của mình?
Đọc kỹ kịch bản để thấu hiểu với nhân vật
Suzy, người đã nhận được những đánh giá tích cực về diễn xuất của mình ngay những từ tập đầu tiên, chia sẻ: ‘ Tôi cảm thấy rất vui và được động viên vì tôi không quen với những lời khen ngợi’. Kể từ khi trở thành người nổi tiếng với tư cách là một ca sĩ, Suzy đã nhận về rất nhiều chỉ trích vì diễn xuất của mình. Tuy nhiên, cô vẫn cười rạng rỡ trong suốt buổi phỏng vấn và thể hiện sự tự tin khi nói về công việc cũng như tính cách.
Suzy cho biết cô đã bị Anna thu hút ngay từ khi đọc kịch bản: ‘Tôi cảm thấy thông cảm với cuộc sống khắc nghiệt của cô ấy. Đồng thời, tôi tự thấy mình phải đóng nhân vật này. Vì một lý do nào đó, tôi có sự tự tin mơ hồ và tôi tham lam muốn thể hiện một khía cạnh mới của bản thân. Tất nhiên, tôi cảm thấy rất nhiều áp lực và lo lắng, nhưng tôi quyết định xuất hiện với suy nghĩ hãy làm trước và chúng ta sẽ biết kết quả sau đó’.
Suzy cho biết cô đã đọc thật kỹ kịch bản để thấu hiểu nhân vật.
Suzy nói thêm: ‘Tôi đã cố gắng thấu hiểu trạng thái tâm lý của Yumi trong khi phân tích kịch bản. Bất cứ khi nào bắt đầu quay phim, tôi sẽ bắt đầu nói chuyện và hành xử như Yumi’. Đây cũng là bí quyết giúp cô hoà nhập với nhân vật của mình.
Cải thiện giọng nói và khả năng phát âm
Trong bộ phim này, giọng nói và khả năng phát âm là những sự thay đổi đáng chú ý ở Suzy. Mặc dù Suzy có một giọng hát hấp dẫn với chất giọng trung trầm, đây cũng là một vấn đề gây ảnh hưởng đến diễn xuất của cô. Tuy nhiên, sang đến Anna, mọi chuyện đã khác. Khi vấn đề cơ bản được giải quyết, kỹ năng diễn xuất của cô bắt đầu thể hiện.
‘Tôi đã nghĩ về giọng điệu của mình, nhưng tôi không nghĩ rằng việc thay đổi quá nhiều là đúng. Ban đầu, tôi nghĩ tôi nên làm cho nó gần với giọng gốc của tôi. Tuy nhiên, khi tôi đóng vai Yumi lúc còn học cấp 3, tôi đã cố gắng thay đổi một chút cho sống động theo độ tuổi của cô ấy, và khi tôi là Anna, tôi cố gắng làm cho giọng nói của mình thiếu tự nhiên hơn một chút. Tôi thậm chí đã thảo luận về giọng điệu và cách xưng hô của mình với đạo diễn, nhưng tôi không cố gắng chú ý quá nhiều đến điều đó’.
Video đang HOT
Và sau đó luyện tập chăm chỉ để khắc phục nhược điểm giọng nói của mình.
>> Xem thêm: Suzy biến ‘Anna’ thành sàn diễn thời trang đầy thanh lịch, cuốn hút với số lượng trang phục lên đến 150 bộ
Biểu cảm tự nhiên hơn trước ống kính
Một điều nữa giúp Suzy cải thiện rất nhiều về mặt diễn xuất là biểu cảm của cô. Mặc dù Suzy đã nhiều lần vào vai nhân vật trên màn ảnh, biểu cảm của Suzy trong Anna khác với những biểu cảm mà khán giả đã quen thuộc. Cô đã thể hiện nhiều biểu hiện nội tâm của mình, chẳng hạn như biểu hiện bối rối và sốc khi bị mối tình đầu phản bội, sự hối hận khi đối mặt với cái chết của cha mình và sự lo lắng của cô ấy trước Hyun Joo sau khi danh tính được phát hiện.
Vậy tại sao cảm xúc của Suzy lại trở nên tự nhiên như vậy? Đối với một nữ diễn viên, máy quay phải là một vật thể không tồn tại. Diễn viên chỉ phải thể hiện cảm xúc của nhân vật thông qua mối tương tác của mình với bạn diễn, đối mặt với không gian nơi họ đang diễn. Không giống như Suzy trước đây, Suzy trong Anna hoàn toàn tự nhiên trước ống kính.
Diễn xuất của Suzy cũng trở nên tự nhiên hơn ống kính.
Khi nói về ý kiến này, Suzy chia sẻ: ‘Ban đầu, tôi có xu hướng tận hưởng bầu không khí của phim trường. Nhưng lần này, có một chút khác biệt vì tôi đã cố gắng không quan tâm đến bầu không khí tại đó. Tôi nghĩ rằng tôi chỉ tập trung vào bản thân. Nhờ đó, tôi nghĩ rằng tôi đã có thể hòa mình vào Yumi một cách rõ ràng’.
Đặt mục tiêu rõ ràng
Khi được hỏi bản thân có điều gì giống với nhân vật Anna hay không, Suzy nói: ‘Lúc đầu, tôi cảm thấy cô ấy là một người cần sự thấu hiểu và tôi nghĩ cô ấy khác xa với tôi. Nhưng khi nghĩ lại, tôi thấy Anna là một người luôn muốn cho mọi người biết những gì cô ấy có. Thực ra, tôi đã nghĩ tất cả chúng ta đều như vậy. Chỉ có sự khác biệt trong các giới hạn của chúng ta. Về mặt đó, tôi và Anna có một điểm chung nào đó mà tôi có thể thông cảm. Đó là cách tôi cố gắng hiểu nhân vật này’.
'Mắc mệt' với loạt phim Hàn gây tranh cãi vì nâng tuyến phụ lố, át cả vai chính: Số Nam Joo Hyuk là 'nhọ' nhất!
'Dream High', 'Cheese In The Trap', 'Start Up' đều rất nổi tiếng, nhưng vẫn gây ra những cuộc tranh cãi không hồi kết vì vai phụ lấn át nhân vật chính quá đáng.
1. Phim Dream High (Bay Cao Ước Mơ)
Dream High lên sóng đầu năm 2011 và có thể xem là một trong những tượng đài của phim học đường Hàn Quốc, xoay quanh những thanh thiếu niên được đào tạo để trở thành thần tượng.
Nếu chỉ xem vài tập đầu, rất nhiều khán giả sẽ tin chắc Jin Guk ( Ok Taecyeon) mới là nam chính của phim nhưng càng về sau, vai trò của anh càng mờ nhạt. Không chỉ thua Sam Dong ( Kim Soo Hyun) trong cuộc đua đến trái tim cô nàng Hyemi ( Suzy) mà đến cả sự nghiệp Jin Guk cũng không đạt được thành tựu gì đáng nói. Cuối cùng, 'anh chàng nhà quê' Sam Dong trở thành ngôi sao đoạt giải Grammy.
Nhiều người tin rằng vì Kim Soo Hyun bỗng nhiên nổi tiếng nên biên kịch đã sửa nội dung để anh trở thành trung tâm bộ phim.
Đến nay, dù đã hơn 10 năm trôi qua nhưng khi nhắc đến bộ phim, vẫn còn khán giả không khỏi bức xúc thay Jin Guk khi bỗng dưng trở thành 'vai phụ' mờ nhạt khi càng về cuối phim.
2. Phim Cheese in the Trap (Bẫy Tình Yêu)
Bẫy Tình Yêu là câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa cô sinh viên đại học Hong Seol ( Kim Go Eun) và đàn anh cùng trường Yoo Jung ( Park Hae Jin). Hong Seol là một sinh viên chăm chỉ, vì hoàn cảnh khốn khó mà phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống. Còn Yoo Jung là con trai một gia đình giàu có và nhân cách tốt nhưng đôi khi lại thể hiện những 'mặt tối' khiến nhiều người hiểu lầm.
Bộ phim từng gây tranh cãi, thậm chí hứng chịu sự tẩy chay khi nam chính Park Hae Jin gần như mất hút ở những tập cuối bởi biên kịch 'bỗng nhiên' lại tập trung miêu tả về nam phụ Baek In Ho ( Seo Kang Joon). Nhiều người còn cho rằng nam phụ 'cướp' đất diễn nam chính, khiến dàn diễn viên phải lên tiếng trấn an dư luận.
3. Phim Ruler: Master Of The Mask (Mặt Nạ Quân Chủ)
Ruler: Master Of The Mask là dự án cổ trang được đầu tư kỹ lưỡng của đài truyền hình quốc gia MBC. Phim kể về hành trình thái tử Lee Sun ( Yoo Seung Ho) phá tan tham vọng tư hữu hoá vùng biển Joseon của nhóm thương gia quý tộc Pyunsoo hwe. Còn nữ chính Ga Eun ( Kim So Hyun) là cô gái chủ động tiếp cận Lee Sun để đòi nợ máu cho cha mình, sau đó bị cuốn vào kế hoạch của thái tử và đồng hành cùng người cho đến lúc lên ngôi.
Kịch bản hay, nam nữ chính đều có vai trò riêng, thế nhưng khi theo dõi bộ phim, khán giả sẽ dễ dàng nhận ra rằng Hwa Goon (Yoon So Hee) - nữ phụ của bộ phim này mới chính là nhân vật có nhiều đất diễn. Trong phim cô liên tiếp cứu thua cho Thái tử Yoo Seung Ho, lèo lái con thuyền chính trị còn nam nữ chính quay đi quay lại chỉ hẹn hò tình tứ là nhiều. Nữ chính của phim từ một người mạnh mẽ bị 'bóp méo' thành một cô gái vô dụng chỉ biết khóc, khiến khán giả bực mình và rating cứ thế tụt dốc không phanh.
Sự ưu ái quá mức của biên kịch dành cho nữ phụ khiến khán giả khó chịu
4. Phim Beautiful Love, Wonderful Life (Tình Như Mơ, Đời Như Mộng)
Chuyện phim xoay quanh nhân vật Kim Seol Ah ( Jo Yoon Hee) là một phát thanh viên tài năng, đầy tham vọng. Để đạt được ước mơ lấy chồng đại gia, hưởng thụ cuộc sống giàu có, Seol Ah đã bất chấp tất cả, thậm chí từ bỏ cả gia đình để kết hôn với Do Jin Woo (Oh Min Suk), giám đốc điều hành của một công ty lớn.
Thế nhưng 'đời không như mơ' khi chồng cô lại ngoại tình với người khác. Sau đó, cô gặp Moon Tae Rang ( Yoon Park) - anh chủ nhà hàng ăn sở hữu trái tim ấm áp và hai người nảy sinh tình cảm với nhau.
Nếu chỉ đọc tóm tắt nội dung thì ai cũng nghĩ Yoon Park sẽ là nam chính bởi đã chiếm được trái tim nữ chính. Nhưng không, sau tất cả thì Kim Seol Ah lại quay về với chồng cũ Do Jin Woo - người đã phản bội cô, gây sửng sốt cho khán giả.
5. Phim Start Up (Khởi Nghiệp)
Start Up khơi mào cho cuộc tranh cãi lớn nhất năm 2020 và 'nạn nhân' lại là Nam Joo Hyuk - người vừa gây sốt với vai nam chính trong bộ phim Tuổi 25, Tuổi 21.
Ở Start Up, mang danh nam chính nhưng anh lại mất hút trong tập đầu của bộ phim. Biên kịch dành hẳn 1 tập để kể về thời niên thiếu của nam phụ, khiến chuyện đời anh chàng này quá xúc động và kì diệu, còn nam chính vô tình thiếu đi sức hút.
Chưa kể, nam phụ Han Ji Pyeong (Kim Seon Ho) còn chiếm vai trò là người hướng dẫn, dẫn dắt quan trọng để hướng nữ chính Seo Dal Mi (Suzy) đi theo một con đường đúng đắn. Tình yêu của anh dành cho Dal Mi cũng rất đẹp, vừa bao hàm sự cảm thông, che chở, bao dung, lại còn đủ mãnh liệt nhưng vẫn trưởng thành và chững chạc, đáng để nương tựa.
So với 1 nhân vật được xây dựng thành công và hoàn hảo về nhiều mặt như Ji Pyeong, Nam Do San (Nam Joo Hyuk) lại có phần hơi trẻ con, bốc đồng. Có lẽ vì vậy mà dù nỗ lực rất nhiều để thể hiện vai Do San, Nam Joo Hyuk vẫn bị chê bai không tiếc lời.
Trước Start Up, Nam Joo Hyuk cũng đã từng có 'kinh nghiệm' bị vai nam phụ lấn lướt nhiều mặt như trong School 2015 hay Cô dâu thủy thần, nên gọi anh chàng là 'thánh nhọ' trong trường hợp này cũng có sai đâu!
Trong School 2015 thì bị 'át vía' bởi Yook Sung Jae.
Trong Cô dâu thủy thần thì nam phụ Gong Myung cũng 'chiếm spotlight' chẳng kém.
Tập cuối phim Anna của Suzy: Cuộc đời được tạo ra từ sự dối trá sẽ kết thúc như thế nào? Chỉ trong chưa đầy 1 tháng mà thời lượng phim đã đi đến trạm kết. Liệu Anna giả có bị vạch trần hay vẫn tiếp tục sống cuộc đời giả dối? Ở cuối tập 4, diễn biến bộ phim đang dừng lại ở khung cảnh Yoo Mi (Suzy) bất ngờ nhận tin có một người phụ nữ khoảng 30 tuổi đã tử vong...