Suzuki XL6 2022 lộ diện với động cơ hybrid
Suzuki nâng cấp XL6 với thiết lập mild-hybrid và các tính năng hoàn toàn mới.
Cách đây vài tuần, Suzuki đã thông báo rằng Ertiga thế hệ tiếp theo sẽ đi kèm với hệ thống truyền động hybrid cùng hộp số tự động 6 cấp mới. Dựa trên đoạn video giới thiệu đã công bố, có vẻ như Ertiga sẽ nhận được một bản nâng cấp khá nhiều cùng với hệ truyền động hybrid nói trên.
Tuy nhiên, có vẻ như Ertiga sẽ không phải là chiếc Suzuki đầu tiên sẽ đi kèm với những nâng cấp mới. Thay vào đó, XL6 sẽ là mẫu xe đầu tiên được trang bị động cơ hybrid hoàn toàn mới và số tự động 6 cấp.
Trên thực tế, XL6 là phiên bản 6 chỗ được phát triển, sản xuất và bán cho thị trường Ấn Độ. Trong khi đó, XL7 tại Việt Nam là phiên bản XL6 với 7 chỗ ngồi và nhập khẩu từ Indonesia. Không giống như XL6, XL7 không có ghế đơn tại hành ghế thứ 2, do đó nó có tên gọi khác. Tuy nhiên, về cơ bản, XL6 và XL7 chỉ khác nhau về số ghế ngồi.
Chiếc MPV sẽ sử dụng động cơ K-Series 1,5 lít Dual Jet thế hệ tiếp theo với Công nghệ Smart Hybrid. Hệ thống mid-hybrid cho phép động cơ sản sinh công suất 102 mã lực tại 6.000 vòng/phút và mô-men xoắn 137 Nm tại 4.400 vòng/phút. So với XL7, XL6 hybrid có thêm 1 mã lực nhưng ít hơn 1 Nm kéo.
Suzuki XL6 và XL7 chỉ khác nhau về số ghế
Trong khi động cơ chỉ nhận được một nâng cấp rất nhỏ, thì công nghệ mid-hybrid đã mang lại cho XL6 các tính năng mới như tiết kiệm nhiên liệu hơn. Cụ thể, xe có thể khởi động/dừng không tải và tái tạo năng lượng phanh để sạc lại hệ thống hybrid. Nó cũng đi kèm với hỗ trợ mô-men xoắn giúp tăng tốc nhanh hơn khi đang tải.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, động cơ hiện được kết nối với hộp số tự động 6 cấp có lẫy chuyển số giúp XL6 có thể đạt mức tiêu hao nhiên liệu trung bình là 4,93 lít/100km.
Suzuki XL6 cũng nhận được một số nâng cấp quan trọng ở cả ngoại thất và nội thất.
Về mặt an toàn, XL6 đi kèm với những trang bị như 4 túi khí (phía trước và phía trước), hệ thống giám sát áp suất lốp, ổn định điện tử với hỗ trợ leo dốc và hệ thống camera 360 độ.
Suzuki XL6 Hybrid hiện đã có mặt tại thị trường Ấn Độ. Câu hỏi là liệu XL7 nâng cấp có nhận được một phiên bản mid-hibrid mới hay không?
Xe của năm 2021 - Lựa chọn của tôi: "Năm diễn của kép phụ"
Dấu ấn nổi bật của thị trường xe Việt 2021 với tôi là sự lên ngôi của những kép phụ khi nhiều mẫu xe đứng đầu phân khúc lại không phải là quân bài chủ lực của hãng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy, trong bối cảnh kinh tế mờ xám, insight của người tiêu dùng lại hiện lên đầy rõ nét khi họ dần có thói quen chọn xe vì mình thay vì theo số đông hay review mạng.
Xe của năm: VinFast FADIL
Năm ngoái, tôi đã lựa chọn Fadil là trùm phân khúc A và năm nay, Fadil xứng đáng tiến thêm một bậc là "Xe của năm" với những gì chiếc xe đã làm được trước khi rút về hậu trường để nhường chỗ cho xe điện.
A. Xe hatchback
1. Cỡ nhỏ: VinFast Fadil
2. Cỡ trung: Mazda 3 Sport
3. Cỡ lớn: Volvo V60 County
"Ông vua mới" cho cả làng xe hít khói về doanh số lại là đứa con nuôi đến từ hãng xe nội địa. Ở Fadil, ngoại trừ logo, chúng ta không thấy những điểm chung so với những người anh em dòng Lux hay EF. Tuy nhiên việc trở thành chiếc xe bán chạy nhất phân khúc cũng như nhất thị trường cho thấy Fadil có một sự phù hợp đặc biệt cả về giá cả, công năng và cách đi vào lòng người.
Với kích cỡ lớn hơn, cả Mazda3 và Volvo V60 đều không có đối thủ tương xứng. Mazda 3 Sport, rõ ràng chiếc xe này tỏ ra vượt trội với các đối thủ về thiết kế cũng như phù hợp với túi tiền của khách hàng. Volvo V60 mặc dù mới ra mắt không lâu, giá không rẻ nhưng ở phân khúc cao cấp, Volvo đang một mình một chợ và mặc nhiên chiếc V60 sẽ tự nó bán nó mà khỏi cần sales.
B. Xe sedan
1. Xe cỡ nhỏ bình dân: Hyundai Accent
2. Xe cỡ nhỏ hạng sang: Mercedes-Benz C-Class
3. Xe cỡ trung bình dân: Mazda 3
4. Xe cỡ trung hạng sang: Volvo S90
5. Xe cỡ lớn bình dân: Toyota Camry
6. Xe cỡ lớn hạng sang: Mercedes-Maybach S680
Không "In the spot light" như SantaFE hay Tucson, Accent là kẻ bám đuổi thầm lặng đầy khó chịu và bền bỉ với Fadil trên bảng doanh số công bố và vững chắc ở vị trí á quân chung cuộc. Phân khúc B năm nay cũng khá bình lặng khi mà Nissan Almera ra mắt quá muộn, City nối tiếp truyền thống của Honda là chú ngựa ô kém bền bỉ còn các đối thủ khác thì cứ loay hoay cho những thay đổi theo kiểu "cho team có việc làm".
Ở phân khúc hạng sang, tôi khá đắn đo cho vị trí xe cỡ trung. Tuy nhiên, với chiến lược cấu hình sản phẩm và giá mới, mình đánh giá Volvo S90 LWB là lời đáp tuyệt mỹ dành cho Mercedes E class thế hệ mới vửa ra mắt. Trở ngại lớn nhất với Volvo vẫn sẽ là những lời ong tiếng ve xung quanh những ông chủ người Hán, kèm theo những vụ tai nạn lãng xẹt khiến người tiêu dùng hoài nghi về tính xác thực của thương hiệu được mệnh danh là an toàn hàng đầu thế giới.
C. Xe CUV
Tôi không có nhiều ấn tượng về CUV tại Việt Nam bởi quan điểm sử dụng "the best or nothing". Hoặc mình sẽ đi những chiếc xe nhỏ hẳn, hoặc to hẳn chứ không thích sự lỡ cỡ về kích thước lẫn công năng sử dụng. Ở Việt Nam hiện tại, các hãng đều lập lờ đánh lận con đen giữa hai khái niệm SUV (thân xe đặt lên chassis) và CUV (khung gầm liền khối) nên mình sẽ bỏ qua phân khúc này.
D. Xe SUV
1. Cỡ nhỏ bình dân: Toyota Cross HV
2. Cỡ nhỏ hạng sang: Mercedes-benz GLB 35 AMG
3. Cỡ trung bình dân: Kia Sorento
4. Cỡ trung hạng sang: Mercedes-Benz GLC
5. Cỡ lớn bình dân: Toyota Landcruiser LC300
6. Cỡ lớn hạng sang: Mercedes-Benz GLS 600 Maybach
Chưa bao giờ thị trường chứng kiến cơn hỗn loạn SUV như cuối 2020 và cả năm 2021. Có thể nói, SUV được các hãng dồn toàn tâm toàn lực để thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, hướng tới những chiếc xe có khoảng sáng gầm tốt và đa dụng trong vận hành. Cũng chính vì cơn hỗn loạn này nên trước khi xuống tiền mua xe, tôi cũng mong các khách hàng tự thêm thật nhiều, thật nhiều những trải nghiệm thực tế để thấy được sự khác biệt giữa hatchback bản thường - gầm cao; SUV cỡ nhỏ - CUV; SUV cỡ trung - cỡ lớn.
Tất nhiên tiền thì cũng là quyền của các bạn nhưng trải nghiệm thỏa mãn hay thương đau thì cũng là của các bạn cả, không ai tranh giành.
Với tôi năm nay, phân khúc SUV là những ấn tượng đặc biệt với Toyota và Mercedes-Benz. Toyota mang Cross HV quá hợp thời với bước chuyển giao xe điện mạnh mẽ, còn bố của các chủ tịch thì đương nhiên đã phải chờ đợi quá lâu để lên đời cho biểu tượng của quyền lực khiêm tốn. Ở nhóm xe sang, GLB 35AMG thực sự là một ẩn số thú vị cho các chị đại lút cán đổi gió trên cao tốc trong sự hứng khởi được cafein phố cổ hậu thuẫn.
E. Xe MPV
1. MPV cỡ nhỏ: Suzuki XL7
2. MPV cỡ lớn: Kia Carnival
Việc Kia thổi hồn "SUV đô thị" cũng không làm khác đi được cái chất MPV đầu bảng tại thị trường Việt Nam của mẫu xe Carnival. Không cần bàn nhiều, bên cạnh những Ferrari, Lamborghini hay UAZ Đức thì luôn có bóng hình của Carnival trong garage của giới nhà giàu Việt. Sự lột xác trong thiết kế cũng đóng góp không nhỏ vào việc tăng thêm sức hút cũng như tạo ra khoảng cách lớn cho các đối thủ ở phía sau.
Với phân khúc MPV cỡ nhỏ, ta thấy sự cạnh tranh không khoan nhượng giữa Mitsubishi Xpander và Suzuki XL7 nhưng để bỏ phiếu, tôi sẽ dành cho thương hiệu chữ S. Suzuki đã rất nỗ lực để đưa XL7 nói riêng và thương hiệu nói chung có lại vị thế trên thị trường và kết quả doanh số của mẫu xe 7 chỗ bình dân là sự tưởng thưởng xứng đáng.
Xe MPV tháng 3: tân binh Toyota Veloz bất ngờ đánh bại "đàn anh" Toyota Innova Phân khúc xe MPV tháng 3/2022 có nhiều sự xáo trộn về vị trị xếp hạng khi có sự gia nhập của bộ đôi Toyota Veloz và Avanza Premio. Dựa theo số liệu báo cáo của VAMA - Hiệp hội các nhà sản xuất xe ô tô Việt Nam vừa công bố, phân khúc MPV tháng 3 có nhiều xáo trộn nhất định...