Suzuki thương hiệu ô tô ‘lận đận’ tại thị trường Việt Nam
Những mẫu ô tô Suzuki dù mang danh xe nhập khẩu nhưng vẫn bị khách hàng Việt “quay lưng”.
Thương hiệu ô tô ‘hình chữ S’, lận đận tại thị trường Việt Nam.
Đặt chân đến Việt Nam và chính thức hoạt động từ năm 1996, Suzuki trải qua hai thập kỷ xây dựng và phát triển để trở thành một trong những nhà sản xuất hiếm hoi góp mặt ở cả ba mảng xe máy, ô tô và xe tải nhẹ.
Tại thị trường quê nhà Nhật Bản, Toyota, Honda và Suzuki hiện đang là 3 thương hiệu ăn khách với doanh số thuộc top đầu trong bảng xếp hạng. Tuy nhiên tại Việt Nam, Suzuki lại khá chật vật để đi tìm chỗ đứng trong khi 2 đối thủ đồng hương là Toyota và Honda lại đang rất “ăn nên làm ra”.
Trên thị trường, nhiều mẫu xe của Suzuki Việt Nam bị người tiêu dùng “quay lưng”, rơi vào tình cảnh ế ẩm với số lượng xe bán ra vô cùng ít ỏi. Thậm chí, một số mẫu xe phải ngừng bán vì không thể cạnh tranh nổi với các đối thủ trong cùng phân khúc.
Suzuki Celerio ngừng bán vì quá ế ẩm
Mẫu xe đô thị hạng A Suzuki Celerio ra mắt lần đầu tại thị trường Việt Nam thông qua triển lãm ô tô Việt Nam 2017 và được phân phối trong nước dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.
Trên thị trường, Suzuki Celerio cạnh tranh với các đối thủ như: Kia Morning, Hyundai Grand i10, Honda Brio và Toyota Wigo.
Trái ngược với việc “ăn nên làm ra” của các đối thủ và được nhiều người tiêu dùng chọn mua thì Suzuki Celerio lại bị khách hàng “quay lưng” và doanh số bán ra hàng tháng luôn nằm ở đáy bảng xếp hạng.
Năm 2018, doanh số cộng dồn cả năm của Suzuki Celerio chỉ đạt 633 chiếc mặc dù từng gây được nhiều chú ý tại triển lãm VMS 2107. Cùng thời điểm này, doanh số của các đối thủ cạnh tranh như Hyundai Grand i10 là 22.068 chiếc, Kia Morning là 11.458 chiếc và của Toyota Wigo là 3.530 chiếc.
Năm 2019, doanh số cộng dồn của Celerio chỉ đạt 1.756 chiếc, trong khi các đối thủ cạnh tranh có doanh số cao gấp hàng chục lần như: Hyundai Grand i10 (doanh số năm 2019 là 18.088 chiếc), Kia Morning (9.311 chiếc) và Toyota Wigo (6.891 chiếc).
Thậm chí Celerio có giá bán rẻ hơn nhưng doanh số cũng thấp hơn nhiều so với Brio (2.651 chiếc trong năm 2019).
Với kết quả kinh doanh “bết bát” trên, tới tháng 5/2020, Suzuki Việt Nam đã ra thông báo về việc tạm ngừng bán Celerio, chấm dứt sự tồn tại của mẫu xe này sau gần 2 năm có mặt trên thị trường.
Video đang HOT
Nội thất thô sơ của Suzuki Celerio
Nhà phân phối không đề cập lý dừng bán. Tuy nhiên có thể nhận ra rằng, nguyên nhân được xác định là việc Chính phủ sắp thông qua chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ cho các mẫu xe lắp ráp trong nước, điều này khiến giá bán của Celerio không còn cạnh tranh được như trước.
Một trong các nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số của Suzuki Celerio đó là thiết kế già cỗi, trang bị tiện nghi chỉ đáp ứng được ở mức đủ dùng, khả năng vận hành “yếu” và “nghèo nàn” về phiên bản để khách hàng lựa chọn.
Suzuki Vitara biến mất khỏi danhh mục sản phẩm
Vitara là dòng xe thể thao đa dụng hạng trung mà Visuco đưa vào Việt Nam từ năm 2003. Ban đầu, Vitara được đánh giá cao trong phân khúc SUV nhờ khả năng tiết kiệm nhiên liệu khi chỉ trang bị động cơ 1,6 lít và xuất hiện vào thời điểm thị trường ô tô đang tăng trưởng mạnh.
Năm đầu tiên có mặt, Suzuki bán được 315 chiếc Vitara và tăng dần lên cực đại 694 xe trong 2005. Tuy nhiên, sự sụt giảm của thị trường trong 2006 khiến mẫu xe này chỉ đạt 253 chiếc, giảm 66%.
Năm 2008, mẫu xe này cũng nhanh chóng bị “đào thải” khỏi thị trường khi không còn đủ khả năng để cạnh tranh.
Cụ thể vào tháng 1/2008, liên doanh của Suzuki tại Việt Nam, Visuco đã ra thông báo ngừng sản xuất Vitara. Nguyên nhân chính khiến Vitara không còn được mở bán là do doanh số quá thấp.
Bị khách hàng quay lưng, Suzuk Vitara cũng nhanh chóng biến mất khỏi thị trường
Sau gần 3 năm mất tên tuổi trên thị trường ô tô Việt Nam, đầu tháng 8 năm 2011, Suzuki lại mang về nước và phân phối mẫu xe thể thao đa dụng Grand Vitara. Xe được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, bởi Suzuki Việt Nam đã không còn năng lực lắp ráp các dòng xe hơi.
Tuy nhiên, sự trở lại của Grand Vitara tại Việt Nam thời điểm đó khiến nhiều khách hàng thất vọng khi chỉ có một phiên bản duy nhất với trang bị nội thất sơ sài, trang bị tiện ích nghèo nàn.
Doanh số cộng dồn cả năm của mẫu xe này chỉ vòn vẹn vài chục chiếc, một con số khiến nhiều người không khỏi giật mình. Cụ thể, năm 2017 doanh số cả năm là 72 chiếc, năm 2018 là 31 chiếc và tới năm 2019 có nhiều tháng không bán nổi chiếc nào.
Hiện tại mẫu xe Suzuki Vitara đã không còn xuất hiện trên danh mục sản phẩm của hãng.
Suzuki Ciaz – sedan hạng B bán chậm nhất phân khúc
Suzuki Ciaz đội sổ bán chậm ở phân khúc xe hạng B trong từng tháng
Ngoài hai mẫu xe Celerio và Vitara, một cái tên khác của Suzuki Việt Nam là Ciaz cũng chịu chung số phận ế ẩm và đang bị “thất sủng” trên thị trường.
Mẫu xe này được Suzuki Việt Nam giới thiệu lần đầu tại triển lãm ô tô quốc tế Việt Nam 2016. Trong hai tháng mở bán, mẫu xe này chỉ bán được duy nhất 1 chiếc.
Số liệu thống kê cho biết tổng kết cả năm 2016 chỉ có 4 chiếc Suzuki Caiz được bán ra thị trường. Năm 2017, tổng số xe Suzuki Ciaz được bàn giao tới tay khách hàng là 359 chiếc. Sang năm 2018, doanh số của Ciaz bất ngờ sụt giảm xuống còn 261 chiếc trong cả năm.
Năm 2019, Suzuki Việt Nam bán ra tổng số 1.117 chiếc Ciaz. Tuy nhiên, doanh số này còn thua xa so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc như: Toyota Vios (27.180 chiếc), Hyundai Accent (19.719 chiếc), Honda City (9.702 chiếc), Mazda2 (2.074 chiếc) hay “tân binh” Kia Soluto (3.419 chiếc).
Ngoài Suzuki Ciaz, Swift cũng là cái tên thường xuyên được nhắc đến trong bảng xếp hạng các mẫu xe “ế ẩm” nhất trên thị trường trong từng tháng.
Swift – mẫu xe “ế” bền vững nhất của thương hiệu Suzuki Việt Nam
Năm 2020 được xem là năm “đen đủi” của Suzuki Swift khi doanh số tiếp tục đà “tụt dốc” không phanh. Trong tháng mở màn của năm mới, hãng chỉ bán được duy nhất 1 xe. Sang tới tháng 2, mẫu xe này không bán được chiếc nào. Tới tháng 3, Suzuki Swift bán được 1 chiếc, tháng 4 bán được 4 chiếc và tháng 5 bán được 18 chiếc.
Các tháng tiếp theo doanh số của Swift ghi nhận mức tăng “lẹt đẹt”, chỉ vài chiếc trong từng tháng. Tháng 8, doanh số của Swift chỉ đạt 21 xe và tháng 9 là 97 chiếc.
Hãng nào bán được nhiều xe nhất tại thị trường Việt Nam?
Sau 7 tháng đầu năm 2020, thị trường ô tô đã có nhiều biến động với những ảnh hưởng của Covid-19 và sự thay đổi của các chính sách, giá xe...
Thị trường ô tô Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu năm 2020, nhưng đang hồi phục dần trong giai đoạn giữa năm và có cơ hội cao sẽ hồi phục vào giai đoạn "nước rút" cuối năm. Điều này được nhiều người dự đoán thông qua việc theo dõi thị trường và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Nhưng trong tháng 7 vừa qua, thị trường vẫn chưa có cải thiện rõ rệt so với tháng trước.
Theo đó, tháng 7 vừa qua đánh dấu tháng đầu tiên áp dụng mức giảm 50% lệ phí trước bạ dành cho khách hàng mua ô tô lắp ráp nội địa, thực tế cho thấy tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tăng không đáng kể so với tháng trước đó, chỉ 0,3%, đạt 24.065 xe, và thậm chí giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường ô tô Việt đang gặp nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Sản lượng của ô tô lắp ráp trong nước chỉ tăng 2% so với tháng trước, đạt 16.088 chiếc, và số lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc là 7.977 chiếc, giảm 2% so với tháng 6/2020.
Tuy nhiên, đa số các hãng xe tại Việt Nam đều có mức tăng doanh số tháng 7/2020 so với tháng trước đó, điển hình như: Suzuki, Toyota, Ford, Isuzu, Kia, Mazda và Nissan. Trong số đó, Suzuki sở hữu mức tăng cao nhất, lên tới 39%, dù tất cả các sản phẩm kinh doanh ở Việt Nam của hãng này đều được nhập khẩu.
VinFast chỉ tăng nhẹ 2% doanh số so với tháng 6, đạt tổng cộng 2.214 chiếc trong tháng 7. Fadil vẫn là mẫu xe thành công nhất với 1.577 chiếc, tăng trưởng 15,6%. Tuy nhiên, hai mẫu Lux A2.0 và Lux SA2.0 lại đang có xu hướng giảm, với lần lượt chỉ 355 và 282 chiếc bán ra.
Doanh số các thương hiệu ô tô tại Việt Nam trong tháng 7.
Mitsubishi đã giảm doanh số 6% so với tháng trước đó dù hai mẫu xe bán chạy nhất của hãng - Xpander và Outlander - đều đang được lắp ráp trong nước và hưởng mức giảm 50% lệ phí trước bạ.
Giảm mạnh nhất trong tháng 7 vừa qua là Honda (63%), điều này phần lớn đến từ sự "thất thế" quá lớn của hai mẫu xe chủ lực là City và CR-V. Nhưng theo dự đoán, hãng này sẽ tăng trưởng doanh số trở lại trong thời gian tới khi CR-V lắp ráp nội địa chính thức được bán ra, hưởng lợi thế về lệ phí trước bạ.
Trong khi đó, TC Motor đã có một tháng 7 thành công với toàn bộ sản phẩm là xe Hyundai lắp ráp trong nước. Đây cũng chính là thương hiệu xe giành được "ngôi vương" trong tháng 7 vừa qua khi đứng đầu về doanh số bán hàng tại Việt Nam với 7.606 chiếc, tăng 35,5% so với tháng 6/2020.
Nổi bật nhất trong dải sản phẩm của TC Motor là Hyundai Accent, mẫu xe này đã dẫn đầu về doanh số với 2.219 chiếc trong tháng 7/2020, tăng trưởng 90,7%. Tucson và Santa Fe cũng có mức tăng trưởng ấn tượng 62% và 47%.
Tuy nhiên, nếu tính theo nhà sản xuất thì Thaco sẽ ở vị trí đầu tiên với doanh số 8.430 xe bán ra, gộp từ các thương hiệu Kia, Mazda, Peugeot,...
7 tháng đầu năm đã trôi qua vừa với những "thăng trầm" của thị trường xe Việt Nam do đại dịch Covid-19, các hãng xe cũng đã "vật lộn" tốt để đạt được những doanh số bán hàng tốt nhất, dù chưa thể phục hồi lại như năm ngoái.
Doanh số của các thương hiệu ô tô tại Việt Nam (VinFast chỉ gửi thống kê từ tháng 5)
Hyundai vẫn là thương hiệu được người tiêu dùng Việt ưa chuộng nhất trong khoảng thời gian đã qua của năm 2020, với doanh số 35.620 xe. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, con số này vẫn thấp hơn 16%, điều này khá dễ hiểu trong hoàn cảnh cả nước đã thực hiện cách ly xã hội trong tháng 4/2020 do dịch Covid-19.
Ở vị trí cuối cùng là Nissan với chỉ 1.204 chiếc bán ra trong 7 tháng đầu năm. Có lẽ kết quả kinh doanh không khả quan là một trong những lý do khiến Nissan chấm dứt hợp đồng sản xuất với nhà máy Tan Chong Motor ở Đà Nẵng và hiện chưa rõ số phận của thương hiệu này tại Việt Nam sẽ ra sao.
Sau 7 tháng đầu năm 2020, Ford đang là hãng xe du lịch phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi giảm doanh số 42% so với cùng kỳ năm ngoái, giai đoạn cuối năm hứa hẹn sẽ còn nhiều khó khăn cho hãng khi lợi thế về phí trước bạ chỉ được áp dụng cho mẫu EcoSport lắp ráp trong nước.
Trong khi đó, Suzuki lại tăng trưởng 5% trong cùng giai đoạn, nhưng doanh số của hãng này ngoài xe du lịch còn có các mẫu xe thương mại. Bên cạnh đó, Isuzu cũng là một trong các hãng hiếm hoi có mức tăng trưởng với 4%.
Sắp đến giai đoạn nước rút cuối năm, các hãng xe ở Việt Nam chắc chắn sẽ phải tung những chiêu bài ưu đãi để kích cầu người tiêu dùng nhằm cứu vãn tình hình kinh doanh năm 2020. Ít nhất trong tháng Ngâu sắp tới (tháng 7 âm lịch), thị trường ô tô có thể sẽ đón hàng loạt khuyến mại hấp dẫn./.
Bảng giá xe ô tô Suzuki tháng 5/2020: Mẫu xe rẻ nhất chỉ 249 triệu đồng Cập nhật bảng giá ô tô Suzuki mới nhất tháng 5/2020. Xe rẻ nhất 249 triệu đồng của hãng là mẫu xe tải. Mẫu xe mới xuất hiện có giá 589 triệu đồng. Suzuki hiện là một trong những dòng xe được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Sau gần 25 năm có mặt tại thị trường Việt, hãng xe đã khẳng...