Suzuki Satria 120 “xì po” được độ kiểng, bắt mắt hơn
Được sản xuất từ cuối thập niên 90 tới khoảng năm 2003 dành riêng cho thị trường Indonesia, Suzuki Satria 120 thế hệ đầu tiên là một trong những biến thể của dòng xe 2 kỳ huyền thoại ‘ Su xì-po’ từng làm mưa làm gió trên đường phố một thời.
Được sản xuất với nhiều biến thể khác nhau, Suzuki Satria 120 thường được dân chơi xe Việt gọi chung là ‘đầu dẹt’ hoặc ‘đĩa bay’ do phần đầu có thiết kế góc cạnh, kéo dài về phía trước. Riêng phiên bản Satria 120R cuối cùng còn được gọi là Satria 2000.
Để phân biệt giữa các phiên bản, dân chơi xe Việt còn sử dụng tên gọi ‘Su 1 càng’ (côn tự động, không có tay côn hay ‘càng’ thứ 2) và ‘Su 2 càng’. Dù đã ngừng sản xuất từ lâu nhưng tới tận bây giờ Satria 2 kỳ vẫn là một dòng xe được ưa chuộng bởi các biker. Do không còn được sản xuất và có sức mạnh không thua kém những mẫu côn tay underbone thể thao đời mới, những chiếc ‘Su xì-po’ dù là ‘1 càng’, ‘2 càng’ hay bất kỳ đời nào đều có giá trị rất cao đối với xe giấy tờ đầy đủ, nguồn gốc rõ ràng.
Đó là lý do dù không có nhiều hội nhóm rầm rộ như các dòng xe đời mới, nhưng tại Việt Nam hiện nay vẫn có một cộng đồng chơi các dòng ‘xì po’ 2 kỳ đông đảo, trải dài từ Nam ra Bắc. Phong cách chơi dòng xe này cũng rất đa dạng – nhiều biker sẵn sàng ‘chi đậm’ để khiến chiếc xe của mình mạnh mẽ và hoàn hảo từ trong ra ngoài, trong khi một số khác lại cố gắng ‘giữ zin’ trong tình trạng mới nhất có thể. Tuy nhiên, có thể nói phong cách độ kiểng được rất nhiều người ưa chuộng, khi giúp chiếc xe hài hòa về cả kiểu dáng lẫn hiệu năng.
Và đi theo phong cách này, một biker Hải Phòng đã ‘ dọn kiểng’ lại chiếc Satria 120 của mình để khiến chiếc xe hoàn hảo hơn. Bắt đầu từ ‘dàn ngoài’, nếu nhìn lướt qua có vẻ như bản độ này vẫn giữ lại hoàn toàn dàn vỏ nguyên bản của một chiếc Satria 120. Tuy nhiên, toàn bộ phần tem trang trí trên xe trên thực tế đã được chủ nhân của nó đặt sơn airbrush thay vì dán decal, đem tới vẻ sống động hơn. Những dân chơi ‘xì-po’ cũng có thể nhận ra phần sườn và lốc máy đã được sơn màu đen bóng khác với Satria ‘zin’.
Một trong những điểm nhấn ấn tượng nhất trên bản độ này đó là sự xuất hiện của cặp mâm Racing Boy CNC 5 cây sắc sảo. Được anode màu xanh dương, bộ mâm này ‘ton-sur-ton’ hoàn toàn với màu sơn của xe và có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với mâm Enkei 6 cây hay bánh căm theo kèm Satria 120 nguyên bản. Bọc xung quanh bộ mâm cao cấp là lốp Michelin Pilot Street, đem tới độ bám đường tối ưu trong điều kiện sử dụng tại Việt Nam.
Mâm lốp không phải là chi tiết duy nhất được nâng cấp ở ‘dàn chân’ của chiếc xe. Ở cả trước lẫn sau, hệ thống phanh đều được chủ nhân của chiếc Satria này nâng cấp với heo Brembo P2 34, hay còn được dân chơi xe gọi là Brembo đối xứng logo lớn và đĩa Galfer. Để có thể gắn heo vào xe, một bộ pad nhôm CNC cũng đã được ‘thửa riêng’. Hệ thống phanh sau được hoàn thành bởi pen đạp Brembo tháo xe Yamaha R1 cùng bình dầu AEM.
Video đang HOT
Ngoài ra, bộ gắp thép nguyên bản của Satria 120 nay cũng được thay thế bằng gắp nhôm DBS cứng cáp và nhẹ hơn. Phối hợp cùng gắp và mâm bánh hàng độ, cây phuộc Ohlins phía sau đem tới cho bản độ sự chắc chắn và ổn định ở tốc độ cao vượt trội hơn hẳn. Nằm trên khu vực tay lái của chiếc xe là một số món đồ chơi quen thuộc như cùm công tắc và cùm ga Domino, tay côn phanh CRG và bao tay Domino. Kết thúc bản độ là một số chi tiết trang trí như ốc titan hay carte Racing Boy, tạo cho chiếc Satria 120 vẻ ngoài ấn tượng sau gần 20 năm kể từ khi rời nhà máy Suzuki.
Theo tap chí nghe nhìn việt nam
Người Hải Phòng dọn kiểng Suzuki Satria 120 "xì po" nhẹ nhưng chất
Chiếc xe 2 kỳ Suzuki Satria 120 "xì po" đã được chủ nhân tới từ Hải Phòng độ kiểng, bắt mắt hơn mỗi khi lăn bánh trên phố và an toàn ở tốc độ cao.
Được sản xuất từ cuối thập niên 90 tới khoảng năm 2003 dành riêng cho thị trường Indonesia, Suzuki Satria 120 thế hệ đầu tiên là một trong những biến thể của dòng xe 2 kỳ huyền thoại "Su xì-po" từng làm mưa làm gió trên đường phố một thời. Được sản xuất với nhiều biến thể khác nhau, Suzuki Satria 120 thường được dân chơi xe Việt gọi chung là "đầu dẹt" hoặc "đĩa bay" do phần đầu có thiết kế góc cạnh, kéo dài về phía trước. Riêng phiên bản Satria 120R cuối cùng còn được gọi là Satria 2000.
Để phân biệt giữa các phiên bản, dân chơi xe Việt còn sử dụng tên gọi "Su 1 càng" (côn tự động, không có tay côn hay "càng" thứ 2) và "Su 2 càng". Dù đã ngừng sản xuất từ lâu nhưng tới tận bây giờ Satria 2 kỳ vẫn là một dòng xe được ưa chuộng bởi các biker. Do không còn được sản xuất và có sức mạnh không thua kém những mẫu côn tay underbone thể thao đời mới, những chiếc "Su xì-po" dù là "1 càng", "2 càng" hay bất kỳ đời nào đều có giá trị rất cao đối với xe giấy tờ đầy đủ, nguồn gốc rõ ràng.
Đó là lý do dù không có nhiều hội nhóm rầm rộ như các dòng xe đời mới, nhưng tại Việt Nam hiện nay vẫn có một cộng đồng chơi các dòng "xì po" 2 kỳ đông đảo, trải dài từ Nam ra Bắc. Phong cách chơi dòng xe này cũng rất đa dạng - nhiều biker sẵn sàng "chi đậm" để khiến chiếc xe của mình mạnh mẽ và hoàn hảo từ trong ra ngoài, trong khi một số khác lại cố gắng "giữ zin" trong tình trạng mới nhất có thể. Tuy nhiên, có thể nói phong cách độ kiểng được rất nhiều người ưa chuộng, khi giúp chiếc xe hài hòa về cả kiểu dáng lẫn hiệu năng.
Và đi theo phong cách này, một biker Hải Phòng đã "dọn kiểng" lại chiếc Satria 120 của mình để khiến chiếc xe hoàn hảo hơn. Bắt đầu từ "dàn ngoài", nếu nhìn lướt qua có vẻ như bản độ này vẫn giữ lại hoàn toàn dàn vỏ nguyên bản của một chiếc Satria 120. Tuy nhiên, toàn bộ phần tem trang trí trên xe trên thực tế đã được chủ nhân của nó đặt sơn airbrush thay vì dán decal, đem tới vẻ sống động hơn. Những dân chơi "xì-po" cũng có thể nhận ra phần sườn và lốc máy đã được sơn màu đen bóng khác với Satria "zin".
Một trong những điểm nhấn ấn tượng nhất trên bản độ này đó là sự xuất hiện của cặp mâm Racing Boy CNC 5 cây sắc sảo. Được anode màu xanh dương, bộ mâm này "ton-sur-ton" hoàn toàn với màu sơn của xe và có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với mâm Enkei 6 cây hay bánh căm theo kèm Satria 120 nguyên bản. Bọc xung quanh bộ mâm cao cấp là lốp Michelin Pilot Street, đem tới độ bám đường tối ưu trong điều kiện sử dụng tại Việt Nam.
Mâm lốp không phải là chi tiết duy nhất được nâng cấp ở "dàn chân" của chiếc xe. Ở cả trước lẫn sau, hệ thống phanh đều được chủ nhân của chiếc Satria này nâng cấp với heo Brembo P2 34, hay còn được dân chơi xe gọi là Brembo đối xứng logo lớn và đĩa Galfer. Để có thể gắn heo vào xe, một bộ pad nhôm CNC cũng đã được "thửa riêng". Hệ thống phanh sau được hoàn thành bởi pen đạp Brembo tháo xe Yamaha R1 cùng bình dầu AEM.
Ngoài ra, bộ gắp thép nguyên bản của Satria 120 nay cũng được thay thế bằng gắp nhôm DBS cứng cáp và nhẹ hơn. Phối hợp cùng gắp và mâm bánh hàng độ, cây phuộc Ohlins phía sau đem tới cho bản độ sự chắc chắn và ổn định ở tốc độ cao vượt trội hơn hẳn. Nằm trên khu vực tay lái của chiếc xe là một số món đồ chơi quen thuộc như cùm công tắc và cùm ga Domino, tay côn phanh CRG và bao tay Domino. Kết thúc bản độ là một số chi tiết trang trí như ốc titan hay carte Racing Boy, tạo cho chiếc Satria 120 vẻ ngoài ấn tượng sau gần 20 năm kể từ khi rời nhà máy Suzuki.
Ảnh: Tùng Sonjc
Quang Nam
(Theo Nghe nhìn Việt Nam)
Biker Tiền Giang "dọn nhẹ" huyền thoại 2 kỳ Yamaha 125ZR Chỉ vừa được "đập thùng", chiếc xe côn tay 2 kỳ Yamaha 125ZR đã được người chơi xe ở Tiền Giang ngay lập tức độ lại với một số món đồ chơi giá trị. Yamaha 125ZR thuộc dòng xe 2 kỳ Y125Z của hãng xe Nhật Bản, được ra mắt lần đầu vào năm 1998 để thay thế cho dòng Y110SS trước đó....