Suýt thay đổi luật vì không có người kế vị nhưng đến khi hoàng tử chào đời, Hoàng gia Nhật lại dạy dỗ con “lạ lùng” như này
40 năm mới có hoàng tử, cứ ngỡ Hoàng gia Nhật sẽ vô cùng yêu chiều, bao bọc cậu bé. Nhưng thực tế lại không như vậy.
Hoàng tử Hisahito sinh ngày 6/9/2006, là người con thứ ba và là con trai duy nhất của Thân vương Fumihito và Thân vương phi Kiko. Cậu bé cũng là Hoàng tử duy nhất được sinh ra trong hơn 4 thập kỷ qua của Hoàng gia Nhật.
Do Tân Nhật hoàng Naruhito không có con trai nên sau khi ông lên ngôi, danh sách người thừa kế ngai vàng đã bị thu hẹp lại chỉ còn 2 người đó là Thái tử Akishino (tức Thân vương Fumihito) và Hoàng tử bé Hisahito. Như vậy trong tương lai, Hoàng tử bé sẽ gánh trọng trách kế thừa Hoàng gia Nhật.
Hoàng tử Hisahito ngày nhỏ.
Trước đó, khi cả Nhật hoàng Naruhito và Thân vương Fumihito đều chưa có con trai, Koizomi Junichiro, Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ đã phát biểu trong một hội nghị năm 2006 rằng ông có ý định trình một dự luật ra quốc hội. Dự luật nhằm mở đường cho việc thay đổi luật Hoàng thất, trong đó cho phép hoàng nữ được kế vị. Tuy nhiên dự luật này đã được hủy bỏ sau khi Hoàng tử bé Hisahito chào đời.
40 năm mới có Hoàng tử, cứ ngỡ Hoàng gia Nhật sẽ vô cùng yêu chiều, bao bọc cậu bé. Nhưng thực tế lại không như vậy. Dù mang địa vị tôn quý hơn người nhưng Hoàng tử bé lại không được nhận nhiều biệt đãi. Cậu trải qua tuổi thơ bình thường như bao đứa trẻ khác, không chỉ vậy còn học tập tại trường bình dân.
Bức ảnh chụp hoàng tử năm ngoái nhân dịp sinh nhật tuổi 13.
Không nhập học ở trường Hoàng gia
Theo truyền thống của Hoàng gia Nhật, các công chúa hoàng tử sẽ theo học trường tiểu học Gakushuin – một ngôi trường dành riêng cho các thành viên hoàng gia. Tuy nhiên Thân vương Fumihito và Thân vương phi Kiko lại quyết định cho con học tại một trường tiểu học bình dân. Điều này khiến dân chúng vô cùng ngạc nhiên. Được biết, vợ chồng Thân vương muốn con được tiếp nhận nền giáo dục bình thường, không có sự đối xử đặc biệt nào cả.
Video đang HOT
Theo họ, điều này sẽ rất có ích cho việc kế vị sau này của hoàng tử bé. Những trải nghiệm quý báu khi học tập với những người bạn, những đứa trẻ có hoàn cảnh, nguồn gốc khác nhau sẽ giúp hoàng tử hiểu được cảm xúc, cuộc sống của dân thường. Cơ quan điều hành hoàng gia sau đó cũng phát biểu về việc này như sau: “Đó rõ ràng là một quyết định tự nhiên. Nó đánh giá cao mối quan hệ bạn bè và môi trường bình dân”.
Bên cạnh đó, hoàng tử bé cũng không nhận được bất kỳ đặc quyền gì ở trường học. Cậu bé được mọi người gọi tên thật, xưng hô như bình thường mà không kèm theo chức vị. Trong ngày lễ khai giảng, Hoàng tử bé đã “Vâng” dõng dạc khi được giáo viên gọi tên Akishinonomiya Hisahito trước toàn trường. Khoảnh khắc này khiến tất cả mọi người vô cùng xúc động và ấn tượng.
Tuổi thơ vui vẻ, hồn nhiên như bao đứa trẻ thường dân
Hoàng gia Nhật vốn rất coi trọng hình ảnh và có nhiều quy tắc. Các hoàng tử và công chúa luôn phải cư xử theo đúng tác phong, giữ gìn lễ nghi. Tuy nhiên Hoàng tử Hisahito thì không. Cậu bé được tự do vui đùa, sống với đúng lứa tuổi của mình.
Có thông tin cho rằng, hoàng tử bé không chơi điện thoại, thay vào đó sẽ ra ngoài vườn vui chơi, nô đùa cùng các chị gái. Cậu thích bắt côn trùng, thích đạp xe có 2 bánh thăng bằng mà các chị đã dùng trước đó. Hoàng tử bé cũng không bị bắt buộc phải suốt ngày ở hoàng cung mà được phép đi ra ngoài phám phá thiên nhiên, cỏ cây, được phép vui đùa, nhảy nhót và làm điều mình thích.
Hoàng tử được vui chơi như bao đứa trẻ bình thường khác.
Không chỉ vậy, Hoàng tử Hisahito còn được học nhiều kỹ năng sống như kỹ năng cuốc đất làm vườn. Kể từ mùa thu 2015, Thân vương Fumihito đã cho làm một cánh đồng nhỏ trong hoàng cung, tạo điều kiện cho các con tham gia trồng lúa, rau củ. Ngay từ khi còn nhỏ, hoàng tử bé và các chị gái đã được tham gia vào công việc đồng áng. Đây là cách mà Thân vương Fumihito giúp các con hiểu được giá trị lao động và sự vất vả của người nông dân.
Được dạy về nguồn cội, những giá trị đạo đức
Hoàng tử bé Hisahito thường được bố mẹ đưa tới thăm lăng mộ của Hoàng đế Jinmu – Hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản ở tỉnh Nara và lăng mộ của Hoàng đế Showa, Hoàng hậu Kojun ở Tokyo cũng như đài tưởng niệm Ise Grand Shrines ở tỉnh Mie.
Hoàng tử Hisahito cũng thường xuyên tới thăm ông bà nội, gần đây nhất là tại Cung điện hoàng gia vào cuối tuần. Những hành động này nhằm giúp hoàng tử bé luôn nhớ đến cội nguồn và gốc gác, dân tộc cũng như sứ mệnh của mình.
Công chúa Nhật Bản: Từ nhỏ đã được dạy dỗ cực nghiêm khắc, được mệnh danh là Công chúa cô đơn nhất thế giới bởi 1 điều
Công chúa Aiko là con gái duy nhất của Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako. Từ nhỏ, Công chúa đã được dạy dỗ cực kỳ nghiêm khắc theo các quy tắc truyền thống của Hoàng gia Nhật.
Công chúa Aiko sinh ngày 1/12/2001 tại Bệnh viện Cung nội sảnh trong khuôn viên Hoàng cung Tokyo. Cô là con gái duy nhất của Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako. Được biết, phải mất 8 năm, Vua và Hoàng hậu Nhật Bản mới có con gái đầu lòng. Chính vì vậy họ yêu thương, chăm chút con hết mực.
Tuy nhiên yêu thương không đồng nghĩa với chiều chuộng. Từ nhỏ, Công chúa Aiko đã được nuôi dạy bởi những quy tắc vô cùng nghiêm khắc theo đúng truyền thống của Hoàng gia Nhật. Cô bé phải chú ý đến từng lời nói, cử chỉ và luôn giữ lễ nghĩa trong mọi hoàn cảnh. Được biết, mọi hành động của Aiko đều phải trở thành tấm gương sáng để người dân noi theo và chính cô bé cũng rất ý thức về điều này.
Công chúa Aiko cùng bố mẹ.
Được dạy tính cách tự lập từ nhỏ
Đối với người Nhật, việc gây phiền phức cho người khác là không nên. Vì vậy mọi đứa trẻ đều phải học cách tự lập, tự lo những công việc cá nhân. Dù có thân phận cao quý nhưng Công chúa Aiko cũng không phải là ngoại lệ.
Có cả một đoàn vệ sĩ, cảnh vệ tháp tùng nhưng mỗi khi đến trường cô bé vẫn phải tự đeo cặp sách, tự cầm ô. Không riêng gì Công chúa, cả Hoàng tử Hisahito (con trai của Thân vương Fumihito và là người kế vị ngai vàng sau này) cũng phải làm những điều tương tự.
Không chỉ vậy, Aiko còn phải tự đi bộ vào trường mà không được ô tô đưa đón đến tận cổng. Rất nhiều lần, người dân Nhật Bản bắt gặp cảnh tượng Công chúa chạy hối hả vì sợ muộn giờ học. Được biết, điều này là bởi cả Vua và Hoàng hậu đều không muốn con gái lớn lên quá khác biệt với bạn bè cùng trang lứa.
Công chúa Aiko trong một lần chạy hớt hải đến trường.
Gia đình Hoàng gia cho rằng, việc đưa đón Công chúa đi học sẽ hình thành lối suy nghĩ " mình là số 1, mình là người được ưu tiên". Điều này vô tình khiến khoảng cách giữa Công chúa với các bạn cùng trang lứa trở nên xa lạ, gây ra những ảnh hưởng không tốt tới việc hình thành nhân cách của cô bé. Chính vì vậy xe đưa đón chỉ đi đến một khu vực gần trường học, Công chúa sau đó phải tự đi bộ vào lớp. Đây cũng là một cách giúp cô bé học được tính tự lập.
Từng bị bạn học ở trường bắt nạt, chế giễu
Vì muốn con gái lớn lên như những đứa trẻ bình thường khác nên gia đình Hoàng gia không cho con hưởng bất kỳ đặc quyền nào ở trường học. Công chúa Aiko vẫn phải tham gia các hoạt động thể chất, đối diện với áp lực thi cử như bao bạn bè cùng trang lứa. Đến khi học trung học, Aiko được mẹ nấu ăn và đem cơm đi học theo quy định chung của nhà trường. Bữa ăn của Công chúa do mẹ chuẩn bị chủ yếu những món ăn bình dân quen thuộc của người Nhật như trứng rán, cá, cơm trắng, rong biển...
Từng có một thời gian, Công chúa khiến người dân hoảng hốt vì gầy rộc do áp lực thi cử. Không chỉ vậy, cô bé còn từng bị bắt nạt ở trường học. Được biết vào năm 8 tuổi, Aiko không chịu đến trường vì bị bạn bè trêu chọc, chế giễu.
Cuối cùng, cô bé được thuyết phục quay trở lại lớp học với điều kiện có mẹ đi cùng. Một thời gian sau, Công chúa mới tự tin tới lớp mà không cần mẹ. Vua và Hoàng hậu khi ấy đã cố gắng làm cho những ngày tháng ngồi trên ghế nhà trường của con gái dễ chịu hơn bằng cách thường xuyên mời bạn bè cùng lớp của cô bé đến tham dự những buổi tụ họp ở hoàng cung.
Theo điều tra của Uỷ ban bảo vệ Hoàng gia Nhật, Công chúa đã bị các bạn học nam bắt nạt và đối xử bạo lực. Tuy nhiên phía nhà trường giải thích hai nam sinh đã vô tình đụng phải, khiến Công chúa sợ hãi. Hiệu trường trường Gakushuin cho biết: "Aiko đã rời khỏi trường và sau đó cô bé đã quay lại trường để thay giày đi ở trường thành giày đi bình thường. Tôi đã nghe thấy có 2 cậu bé bất thình lình tiếp cận và suýt va chạm với Aiko khiến cô bé hoảng sợ".
Tài giỏi đến mấy cũng không được kế vị
Được biết, thành tích học tập của Aiko ở trường rất tốt. Ngoài học tập, cô bé còn có nhiều năng khiếu như chơi đàn cello, trang trí hoa, chơi tennis, bóng mềm,... Dù tài năng và rất được lòng người dân Nhật nhưng Công chúa vẫn không được quyền kế vị ngai vàng từ vua cha. Bởi Hoàng gia Nhật quy định chỉ có hoàng nam mới được quyền kế vị.
Không chỉ vậy, Công chúa còn phải đối mặt với một tương lai cô độc. Theo đó, các Công chúa của Nhật không được phép kết hôn với thường dân. Nếu làm trái quy tắc, họ sẽ mất tất cả bao gồm địa vị, tước hiệu và tài sản.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc Công chúa Aiko có thể sẽ chẳng bao giờ kết hôn bởi cô bé chỉ được phép lấy người trong giới quý tộc. Nhưng hiện tại không còn một quý ông nào thuộc dòng dõi quý tộc ở Nhật Bản. Chính vì lẽ này, Aiko được mệnh danh là "nàng Công chúa cô đơn nhất thế giới".
Từ chối LNG, Tarzan lựa chọn KT Rolster, sẽ trở thành người kế vị Score? Có vẻ như Tarzan vẫn quyết tâm ở lại LCK để tìm cơ hội trả món nợ với T1 và Faker chăng? Trong khi kỳ chuyển nhượng mùa hè của LMHT đang dần đi đến hồi kết, thì tương lai của Tarzan - Ngôi sao Đi rừng từng khoác áo Griffin, vẫn đang là một dấu hỏi lớn. Đã từng có tin đồn...