Suýt tàn đời tại vì nhờ anh rể dạy hôn
Giảng xong “lý thuyết”, anh ta không ngần ngại định xâm chiếm cơ thể tôi. Chỉ vì một lần trót dại nhờ anh rể dạy bảo chuyện hôn, tôi đã suýt hủy hoại cả đời mình…
ảnh minh họa
Khi tôi bước vào kỳ nghỉ hè, vừa đúng dịp chị gái yêu quý chuẩn bị kết hôn. Hàng ngày, hai chị em cứ tíu tít hớn hở, lượn khắp phố phường để sắm sanh đồ đạc. Tôi có ấn tượng khá tốt về anh rể tương lai. Đó là một người đàn ông có ngoại hình bắt mắt, quyến rũ chết người, từng hớp hồn không ít trái tim người đẹp. Chị gái tôi – một cô gái vốn dĩ cao ngạo hơn người cũng phải cúi rạp trước anh ta. Tốn công bỏ sức suốt bao ngày, cuối cùng, hai người cũng đến được với nhau. Hồi đầu, tôi luôn hoài nghi, ngoài vẻ đẹp trai bóng bẩy, anh ta còn có sức hút gì ghê gớm mà khiến chị gái tôi phải mê mệt tới vậy.
Nhưng kể từ sau lần gặp gỡ ra mắt đầu tiên giữa hai nhà, tôi đã hiểu rõ ngọn nguồn. Không chỉ đánh gục phái yếu bởi vẻ đẹp ngoại hình, anh rể tương lai còn là người có học thức, gia cảnh lý tưởng, hiện là giám đốc của một công ty tư nhân.
Vốn bản tính hòa đồng, tôi dễ dàng làm quen rồi trở nên gần gũi như người một nhà với anh ta. Những khi chị gái không có mặt, hai chúng tôi vẫn trêu đùa nhau thoải mái, vô tư. Những câu chuyện của chúng tôi thường bắt đầu từ hôn sự của hai nhà, sau đó “tám” đủ thứ trên trời dưới biển. Thậm chí, anh rể và em vợ còn tranh cãi kịch liệt khi bất đồng quan điểm.
Có lần, khi đã ngà ngà hơi men, anh rể hẹn gặp tôi rồi ào ào như nước tuôn sạch “chiến tích” tình ái của mình. Từ thời phổ thông tới khi tốt nghiệp ĐH, anh ta đã từng cặp kè hơn chục cô gái. Dù những mối tình ấy đều có kết cục chia ly khá bi đát, nhưng anh vẫn coi bọn họ là bạn bè, thường xuyên giữ liên lạc. Tôi vừa nghe vừa nơm nớp lo lắng thay chị mình. Dường như đoán được mớ suy nghĩ mông lung trong đầu tôi, anh rể hùng hồn thề thốt: “Em yên tâm, anh đã lựa chọn chị em rồi, thì sẽ chung thủy với cô ấy tới đầu bạc răng long”.
Video đang HOT
Vài ngày trước hôn lễ, công việc của chị tôi lại bận túi bụi, đành phải phó mặc chuyện sắp xếp hôn sự cho tôi. Thậm chí, việc chọn mua đồ dùng gia đình và những vật dụng cần thiết trong đám cưới cũng do tôi và anh rể đảm nhiệm. Không hiểu vì nguyên do gì, ngày hôm đó, khi đang đi sắm đồ cùng anh ta, tôi lại cảm thấy bầu không khí rất khác thường. Hai người đều im lặng suốt chặng đường đi, chẳng ai chịu nói với ai nửa lời.
Có lẽ là do tôi đã nghĩ ngợi quá nhiều, cũng có thể là anh ta đang có tâm sự trong lòng, nên cảm thấy khó xử. Tới tối, hai chúng tôi kéo nhau vào quán bar giải khuây, gọi là tự thưởng cho mình sau một ngày “lao động” nặng hơi tốn sức. Lúc đang hàn huyên, bỗng dưng tôi nhớ đến một chuyện khá thú vị. Không lâu trước đây, tôi yêu một anh chàng có cách hành xử thô lỗ. Đặc biệt là khi hôn tôi, anh ta ngấu nghiến như thú hoang, chẳng chút dịu dàng tình tứ, thật khiến người ta phản cảm! Đáp lại sự phẫn nộ của tôi, anh chàng ấy lại thản nhiên kết luận: “Những nụ hôn kiểu bình thường chẳng có vị gì. Em ngây ngô quá nên mới không biết hưởng thụ!”. Chính vì chuyện ấy, tôi muốn xin lời khuyên từ anh rể. Nghe xong chuyện, anh cười ngặt nghẽo, chẳng thèm đếm xỉa tới cảm giác xấu hổ của cô em vợ tương lai. Tôi ngượng chín mặt, chỉ muốn có lỗ nẻ để chui xuống cho rồi. Nhìn điệu bộ lúng túng của tôi, anh rể bèn trấn an bằng màn “thuyết giáo”: “Hôn gồm ba gia đoạn. Khi mới yêu, người con gái thường thích những nụ hôn kiểu &’chuồn chuồn đạp nước’, nhẹ nhàng mơn man. Khi tình yêu đã tới độ chín, các cặp tình nhân có thể nồng nhiệt hơn, khiến tình cảm thêm phần thăng hoa cháy bỏng. Riêng nụ hôn sau khi cưới lại là cách thức tuyệt diệu để hâm nóng tình cảm và cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa phức tạp hơn trong mối quan hệ nam nữ”.
Những lời giảng giải của anh rể thật có sức cuốn hút, khiến tôi chỉ còn nước bái phục sát đất. Tôi vừa nghe vừa gật gù uống rượu, rồi ngà ngà say lúc nào không hay. Nhân lúc tôi đang tàn phá dạ dày bởi thứ chất lỏng đầy cồn, thì anh rể chui tọt vào nhà vệ sinh “xả nỗi buồn”. Khi trở ra, anh ta bỗng tiến tới ngay sau lưng, rồi đột nhiên ôm chặt eo, khẽ khàng đặt một nụ hôn lên má tôi. Khi quay lại, tôi chạm phải gương mặt ửng đỏ vì hơi men và ánh mắt mơ màng chìm đắm của người đàn ông sắp trở thành anh rể mình. Mọi nỗ lực phản kháng bỗng chốc tắt lịm, tôi để mặc anh ta “hành sự”. Cuối cùng, khi không kìm nén nổi, anh rể đẩy tôi xuống sofa, đè chặt lên cơ thể tôi mà ngấu nghiến điên cuồng. Khi đang chìm đắm trong dục vọng, tôi bỗng giật mình bừng tỉnh, dùng toàn bộ sức lực của cơ thể đẩy anh ta khỏi mình.
Sau buổi tối ấy, tôi trốn tránh anh ta lẫn chị gái, chôn chặt trong lòng sự thực đáng hổ thẹn về buối tối tội lỗi đó. Hôn sự của hai người vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch và họ đang sống những tháng ngày hạnh phúc viên mãn. Mối quan hệ giữa tôi và bạn trai cũng tốt đẹp hẳn lên. Đôi khi, ký ức đáng hổ thẹn ấy lại ùa về trong tôi. Có lẽ hai chúng tôi đều không có lỗi, chỉ do bầu không khí hôm ấy khiến con người ta dễ mềm lòng. Cũng có thể, cả hai đều đã sai khi để dục vọng lấn át lý trí. Dù gì thì mọi thứ giờ cũng đã thành quá khứ, tôi luôn cầu mong cho hai chị em đều có được hạnh phúc của riêng mình.
Theo ý kiến của một số chuyên gia tâm lý, cách xử sự của cô gái trong câu chuyện này quả hợp tình hợp lý. Giải pháp tốt nhất là người trong cuộc biết kiềm chế bản thân, biết chôn chặt dục vọng bất chính để mọi việc thuận theo luân thường đạo lý. Cô gái trong bức thư đã chủ động tránh mặt, giúp cho mối quan hệ giữa ba người không gặp phải những tình huống khó xử. Hành động của người anh rể có thể chỉ bột phát trong một phút yếu lòng. Vì vậy, sau khi kết hôn, anh ta đã một lòng chung thủy, đối tốt với vợ mình. Có những bí mật, không hẳn cứ nói ra sẽ giúp giải tỏa mọi chuyện. Đôi khi sự im lặng và cư xử đúng mực mới là chìa khóa vàng giúp cuộc sống được bình yên, vui vẻ.
Theo VNE
Ngán... Tết đến tận cổ!
Những ngày Tết là niềm vui đối với người này nhưng lại là nỗi ám ảnh của người khác.
Người lớn mong đến Tết để được ăn ngon, mặc đẹp, có thời gian nghỉ ngơi, du lịch. Trẻ con mong Tết để được đi chúc ông bà, cô chú... rồi nhận lì xì. Tuy nhiên, với nhiều người, Tết là nỗi ám ảnh, chẳng có gì lý thú.
Người nghèo chạnh lòng
Mỗi khi nghe các anh chị ở UBND phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM bàn luận Tết nay đi đâu, chuẩn bị mua sắm gì thì Thúy, nhân viên hợp đồng của phường, thường lấy cớ bận việc rồi tránh đi nơi khác.
Với Thúy, Tết chẳng có gì vui. Lương nhân viên hợp đồng vỏn vẹn 3 triệu đồng nên Tết chỉ được thưởng bằng số tiền đó. Chồng Thúy làm giáo viên của một trường tiểu học của quận, thưởng Tết chẳng bao nhiêu. "Năm nào về quê dịp Tết, vợ chồng tôi cũng phải vay mượn lo tiền tàu xe, quà cáp, quà biếu các cụ, lì xì các cháu... Trước Tết một tháng, vợ chồng tôi cắt hết các khoản chi tiêu, ăn uống kham khổ để dành dụm tiền về quê".
Tết là thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi nhưng nhiều người thì thấy mệt mỏi vô cùng (ảnh minh họa)
Với vợ chồng anh Bách - công nhân một công ty may mặc ở quận Tân Phú, TP HCM - thì Tết là nỗi ám ảnh. Vợ chồng anh từ Thanh Hóa vào TP HCM làm công nhân được gần 10 năm, 2 con gửi ở quê cho bà nội chăm sóc. Mỗi năm, vợ chồng anh chỉ dám về quê một lần vào mùa hè. Không phải vợ chồng Bách ngại cảnh tàu xe đông đúc, đắt đỏ ngày Tết mà là "trốn" khoản quà cáp, lì xì cho họ hàng, làng xóm.
"Nhìn cảnh người ta mua sắm Tết nhộn nhịp mà lòng tôi đau thắt. Ngày Tết, cả dãy nhà trọ vắng tanh. Hai vợ chồng cũng chẳng buồn nấu nướng, ăn uống gì. Đêm giao thừa, nghe tiếng các con nói nhớ bố mẹ trong điện thoại, vợ tôi khóc nấc. Vì thế, nghe đến Tết, vợ chồng tôi đều chạnh lòng!" - anh Bách tâm sự.
Người khá giả cũng sợ
Ngày Tết, người nghèo tủi thân vì không có tiền, không được đoàn tụ cùng gia đình, người thân. Song, với không ít người khá giả, Tết cũng chẳng có gì hấp dẫn, thậm chí mệt nhoài vì phải lo biếu xén, chúc tụng từ nơi này đến nơi khác.
Chị Hằng, nhân viên hành chính tập đoàn K.Đ (quận 1, TP HCM), quê ở Bến Tre, lấy chồng ở Đắk Lắk. Vợ chồng chị lập nghiệp tại TP HCM. Ngày Tết, chị phải "chạy show" vì phải về đủ quê nội, quê ngoại.
"Công ty cho nghỉ Tết, tôi chẳng kịp dọn dẹp, mua sắm gì. 27 tháng chạp, cả nhà phải về Bến Tre ăn Tết với bên ngoại. Ngày 29 phải trở lại TP HCM để 30 kịp đón xe về Đắk Lắk ăn Tết cùng nhà nội. Mùng 3, cả nhà phải đùm túm nhau trở về Sài Gòn để nghỉ ngơi, chuẩn bị trở lại với công việc. Ai ăn Tết lên cân đâu không biết chứ nhà tôi, sau những ngày Xuân, 2 mẹ con vốn đã ốm yếu, sức khỏe kém lại bị sụt thêm vài ký vì hành trình đi tới đi lui, mệt mỏi, chẳng ăn uống được gì" - chị Hằng ngao ngán.
Tết cũng chẳng lấy gì làm sung sướng khi nhiều người phải mệt mỏi ngoài đường vì biếu xén quà cáp cho khách hàng, người thân, rồi dự tiệc tất niên hết chỗ này đến chỗ khác của đối tác. Anh Dũng - giám đốc một công ty TNHH chuyên về công nghệ thông tin tại quận Tân Phú - lắc đầu: "Mỗi chỗ một tiệc thì cũng đủ mệt nhoài vì ăn uống, cạn ly".
Mấy ngày Tết, anh Dũng phải về quê vợ ở miền Tây. Khi đi chúc Tết họ hàng bên vợ, ai cũng muốn cụng ly với tay cháu rể làm giám đốc ở TP HCM nên anh không được từ chối người nào. "Tết xong là tôi bèo nhèo vì rượu bia, thịt cá. Bởi vậy, nghe Tết là ngán ngẩm vô cùng" - anh Dũng than.
Theo VNE
Gái đẹp bây giờ tôi chán rồi Trước đây, tôi luôn ao ước có một cô người yêu xinh đẹp, cao ráo thì càng tốt. Nhưng bây giờ tôi mới nghiệm ra, ngày đó, tôi chưa hiểu tình yêu là gì. Chỉ là tôi háo sắc, ưa hình thức, tôi thích oai với bạn bè, thích khoe khoang với bạn bè là tôi có một cô người yêu xinh đẹp....