Suýt mất vợ vì bói dạo
Dù quan niệm “xem cho vui” nhưng không ít bạn trẻ vừa mất tiền lại chuốc phiền phức vì xem bói vỉa hè.
Khách sộp là sinh viên
Do lực lượng bảo vệ làm gắt nên gần đây sự xuất hiện của các thầy bói dạo ở công viên Thủ Lệ (Cầu Giấy, Hà Nội) đã thưa hơn. Tuy nhiên, vào những ngày nóng bức, tầm chiều muộn, các thầy lại ngồi đó hành nghề với công cụ là mảnh bìa cát tông ghi dòng chữ nghệch ngoạc “Bói bàn tay” hoặc “Bói tướng số”. Hễ thấy người đi qua các “bà bói” lại đon đả mời xem bói như bao món hàng khác: “Xem bói đi cháu … cứ ngồi xuống đây cô xem cho…không đúng không lấy tiền”. Thậm chí, nếu thấy ai có vẻ lưỡng lự, sợ mất “khách sộp” các thầy nhanh nhảu thêm lời: “Ở đây chỉ có cô xem tướng thôi, tướng số là chuẩn nhất”. Ấy vậy mà không ít bạn trẻ, chủ yếu là sinh viên chỉ vì tò mò hoặc xem cho vui đã mất tiền oan lại chuốc lấy phiền phức.
“Mấy bà ấy toàn nói linh tinh thôi. Bố mẹ em chả bao giờ cãi nhau mà bà ấy bảo em hay âu sầu vì bố mẹ lục đục. Còn lại thì nói theo kiểu “số cô không giầu thì nghèo …”, Nguyễn Thị Loan, sinh viên Cao đẳng Thương Mại – Du lịch Hà Nội bức xúc.
Cũng theo Loan, mặc dù ban đầu các bà bói nói “đặt tiền tùy tâm”, “không đúng không phải trả tiền” nhưng chẳng ai là dám không trả tiền cả, thậm chí trả ít còn bị chê, hoặc chửi thầm.
“Em thấy người trước đặt 20.000 đồng nên cũng đặt thế nhưng bà ấy bảo “đấy là người ta chỉ xem một đường thôi” thế là em phải đưa thêm 10.000 để đi cho xong chuyện”, Loan nói.
Video đang HOT
Một “thầy bói” đang hành nghề ở công viên Thủ Lệ (quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Còn Tuấn, nhân viên kế toán một công ty xây dựng ở quận Cầu Giấy, từng là “nạn nhân” của bói dạo cho biết, chỉ vì mấy câu phán bừa của một bà bói dạo mà Tuấn suýt mất vợ sắp cưới.
“Bằng giờ năm ngoái, khi đó tôi mới ra trường, tôi đi cùng nhóm bạn, trong đó có vợ sắp cưới của em, ấy thế mà bà ấy bảo (một thầy bói dạo trong công viên Thủ Lệ) người yêu tôi đang ở xa, nhớ tôi lắm. Cô ấy xinh xắn nhưng học vấn thấp nên bị gia đình tôi phản đối….Thế là, ngay sau khi rời khỏi chỗ đó, tôi bị “vợ” hoạch họe, nói tôi có người khác, lừa dối và đòi chia tay”, Tuấn ấm ức.
Theo đó, Tuấn khuyên các bạn trẻ, đừng bao giờ lân la vào mấy điểm bói vỉa hè kẻo “tiền mất, tật mang”.
Thầy bói là dân bán vé số đổi nghề?
Theo tìm hiểu của Đất Việt, những người hành nghề “bói dạo” phần lớn là những người ở một số vùng quê tranh thủ thời gian nhàn rỗi lên Hà Nội “kiếm sống” ít hôm hoặc là những người trước kia bán vé số nay đổi nghề. Đồ nghề, vốn liếng của họ chỉ là một tấm biển bằng bìa cát tông to bằng hai bàn tay, một bài cuốn sách vỉa hè như: bói bàn tay, tướng số…Thế nhưng, để “câu” được khách họ tự nhận là học trò của các nhà chiêm tinh học nổi tiếng, nhiều năm nghiên cứu các sách về tướng số hoặc được ăn lộc.
“Họ chủ yếu ở mấy tỉnh lân cận lên đây tranh thủ kiếm ăn dịp tháng 3 ngày 8 thôi. Có lẽ do không có vốn, lại nhàn rỗi nên mới làm việc này chứ hay ho gì đâu”, bà Hồng, một người bán nước trong công viên Thủ Lệ cho hay.
Còn một cô “phó nháy” ở đây lại cho rằng, nhiều người trong đám đó (chỉ những người hành nghề bói dạo – PV) trước kia “hành nghề” bán vé số, nay hết thời nên chuyển nghề.
“Mấy người đó trước kia bán mấy cái vé số cứ bóc ra không trúng lại dán vào rồi bán cho người khác, nay không lừa được người ta nữa thì chuyển sang xem bói ấy mà. Mấy cô cậu sinh viên cả tin nên mới bị họ lừa, chứ người lớn thì không lấy được tiền của họ đâu”, người này nói.
Cũng theo cô “phó nháy” này, các thầy bói hành nghề ở đây “kiếm” được nhưng cũng khổ lắm vì lực lượng an ninh, bảo vệ của công viên thường xuyên đi tuần.
“Trước kia có ngày họ kiếm được 200.000 – 300.000 đồng/ngày là chuyện bình thường nhưng giờ bảo vệ làm gắt lắm nên cũng không có đất kiếm ăn đâu. Mấy người còn lại đó là do họ lừa đảo bằng việc bán vé số quen rồi nên mới chai mặt thế. Hễ thấy bảo vệ là họ giấu miếng bìa cát tông vào trong áo hoặc vứt vào bụi cây, xuống hồ rồi lẩn”, cô này cho hay.
Theo nhiều người khác “làm việc” trong công viên Thủ Lệ, có lẽ do những người hành nghề bói dạo hết đường kiếm cơm nên mới chọn cách này.
“Đường cùng, họ mới làm cái nghề này thôi chứ thất đức lắm. Nếu không có nghề hoặc ít vốn thì nên bán nước chè, hoặc hoa quả dầm chứ đừng làm nghề này”, chị Hoa, một người bán cóc, xoài dầm trong công viên Thủ Lệ nói.
Theo Báo Đất Việt
Mê tín dị đoan trong Công viên Thủ Lệ
Công viên Thủ Lệ là nơi đang lưu giữ và chăm sóc hàng trăm loài động vật quý hiếm. Tuy nhiên, hiện nay ngoài "nạn" ô nhiễm do du khách xả rác bừa bãi còn có hiện tượng nhiều đối tượng hành nghề bói toán trong công viên.
Các đối tượng hành nghề mê tín dị đoan này thường là nữ giới, đứng ngồi hai bên lề đường, gạ gẫm người tham quan. Trong số đó có một người ngoài 50 tuổi, thường đội mũ, bịt khẩu trang và luôn miệng nói: "Xem bói nào. Muốn biết tương lai giàu nghèo, hoạn nạn, tình yêu thì tôi xem cho. Không đúng không lấy tiền"?! (ảnh). Sự lẻo mép của người đàn bà này làm không ít người nhẹ dạ, chìa tay đưa tiền ra để cho bà ta đoán... tương lai.
Theo PLXH
Voi Krông ở vườn thú Hà Nội chết do bệnh hiểm nghèo Ngày 9.6, một trong những con voi ở vườn thú Hà Nội có tên là Krông (27 tuổi) đã chết. Voi Krông tựa đầu vào tường, sau đó ngã xuống đất. Theo bà Nguyễn Cúc Phương - Phó Tổng GĐ Cty TNHH nhà nước một thành viên vườn thú Hà Nội: "Khoảng 5h45 ngày 9.6, Krông được phát hiện có dấu hiệu mệt...