Suýt mất ngón tay vì đeo nhẫn quá chật
Ngón tay của bệnh nhân bị sưng to bầm tím, nhiễm trùng, khiến các bác sĩ phải dùng kìm cộng lực để cắt.
Ngón tay đeo nhẫn của người phụ nữ bị bầm tím, sưng to. Ảnh: Long Nhật.
Sáng 23/4, một bệnh nhân nữ 66 tuổi được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới khi ngón tay sưng to, nhiễm trùng.
Theo người nhà, trước đó vài ngày, bệnh nhân, bị tâm thần, đi lang thang nhặt được chiếc nhẫn bằng inox nên đeo vào ngón tay chơi. Đến khi người nhà phát hiện thì ngón tay của bà đã sưng to không thể tháo chiếc nhẫn được.
Bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ. Các bác sĩ dùng kìm cộng lực cắt bỏ chiếc nhẫn cứu ngón tay.
Bác sĩ cho rằng rất may người nhà đã đưa bệnh nhân vào viện sớm. Nếu đến muộn, ngón tay bị hoại tử sẽ phải cắt bỏ.
Long Nhật
Video đang HOT
Theo vnexpress.net
Trên bàn tay có 1 điểm nếu bạn chịu khó ấn vào hằng ngày thì hiệu quả vô cùng "kỳ diệu"
Ngón tay được xem là "trái tim thứ 2" của con người, nếu chăm sóc tốt các ngón tay theo cách này, nhiều bệnh nan y của bạn có thể sẽ bị "đánh bật". Hãy thử tập luyện ngay bây giờ.
Theo Đông y, các bộ phận trên cơ thể được kết nối với nhau bằng nhiều hình thức, trong đó có các kinh mạch và huyệt vị.
Từ xa xưa, con người đã biết ứng dụng những ưu điểm của sự kết nối này để chữa bệnh trước khi phải dùng đến thuốc.
Có một cách chữa bệnh đau dạ dày, yếu đường ruột vô cùng đơn giản, mới nghe thì thật khó tin, nhưng nhiều người sau một thời gian kiên trì bấm huyệt đã nhận được kết quả vô cùng khả quan.
Tác dụng của việc bấm huyệt Tam nhãn
Theo sách "Đồng Thị Cơ Huyệt Châm Cứu Học" ( ê16;) ghi chép lại, bấm huyệt Tam nhãn có tác dụng làm cho khí huyết trong toàn cơ thể lưu thông thuận lợi.
Khi dương khí hư yếu, đặc biệt là khí huyết vùng dạ dày tắc nghẽn sẽ gây ra chứng đau dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.
Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt bị đau bụng, khó chịu vùng bụng và đáy chậu, bấm huyệt này sẽ vô cùng hiệu quả, không chỉ giúp khí huyết lưu thông mà còn làm trẻ hóa làn da cùng các bộ phận khác trên cơ thể.
Đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, nếu uống thuốc ngay tức thì, chỉ có tác dụng giảm đau, càng uống thuốc, bạn sẽ lại càng thấy khó chịu.
Bệnh đỡ một thời gian rồi đau trở lại. Đơn giản vì "chướng ngại vật" trong đường ruột vẫn tồn tại.
Lúc này, theo kinh nghiệm của Đông y xưa, hãy bấm huyệt Tam nhãn.
Huyệt Tam nhãn nằm trên đốt ngón tay thứ 3 của ngón đeo nhẫn, trong lòng bàn tay (xem hình minh họa).
Huyệt này là điểm kết nối với hệ tiêu hóa, nếu bấm vào đây sẽ giúp "sửa sai" những điểm nhạy cảm đang gặp vấn đề trong đường ruột và dạ dày, điều hòa âm dương, chống lão hóa.
Cách bấm huyệt
Để hiệu quả chữa bệnh tốt hơn, chuyên gia Đông y khuyên bạn nên vừa bấm huyệt Tam nhãn, vừa kết hợp với việc tập thở sâu. Hít vào hết cỡ và thở ra tận cùng.
Đối với người cao tuổi, do cơ thể ít nhiều đã bị lão hóa, các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể đã giảm đi đáng kể. Áp dụng bài tập bấm huyệt này là cách bền vững nhất để củng cố sức khỏe.
Do cách thực hiện đơn giản nên bài bấm huyệt này rất được người cao tuổi ưa chuộng, áp dụng hàng ngày và nở rộ ở nhiều quốc gia khu vực châu Á.
Hãy bấm một cách chính xác, đúng vị trí, dùng ngón tay cái của bàn tay này bóp vào huyệt tam nhãn của bàn tay kia. Mỗi lần bấm giữ khoảng 10 phút, sau đó đổi tay.
Bạn có thể bấm huyệt này bất kỳ lúc nào trong ngày, ở bất kỳ đâu nếu thấy rảnh rỗi hoặc thuận lợi. Duy trì trong khoảng thời gian từ nửa tháng đến 1 tháng thì sẽ cảm nhận rõ hiệu quả.
Thời gian cảm nhận được tác dụng của bài bấm huyệt này phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của từng người và mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Hãy kiên trì bấm huyệt bởi dù sao, đây cũng là phương pháp không có tác dụng phụ.
Theo phunugiadinh/people
Có một bệnh lí cảm thấy đau tê tái gọi là "chuột rút"! Phương pháp giảm chuột rút ở 8 bộ phận quanh cơ thể Chuột rút đau như kim châm dao cắt, cảm giác đau như này chắc hẳn ai cũng trải qua rồi: chạy, bơi, thậm chí ngủ, nó đều không buông tha cho bạn. Ngoài cơn đau khi ấy, còn vì mấy phút bị chuột rút, mà cơ bắp cả ngày không thấy thoải mái lại có cảm giác đau. Dưới đây là 8 loại...