Suýt mất mạng vì khối u khổng lồ làm biến dạng khuôn mặt
Cách đây 14 năm, bà N.T.D (57 tuổi, ở Hải Phòng) phát hiện có khối u trên má phải. Tuy nhiên, do không có tiền nên bà không đi khám và điều trị.
Gần đây, khối u phát triển to lên, gây biến dạng khuôn mặt khiến bà D bị đau, khó há miệng, cơ thể suy nhược và phải nhập viện.
Bệnh nhân D đến điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nôi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ngày 14-8, theo tin từ Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, bệnh nhân D tới viện thăm khám trong thể trạng gầy yếu. Khối u có đường kính 15 cm, bị chảy máu trong và nằm ở vị trí nguy hiểm, nguy cơ mất máu trong mổ cao.
Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy, khối u tuyến mang tai trái có kích thước 10×15cm nằm sát nền sọ, dính bó mạch cảnh lên não trái, đẩy lệch đốt sống cổ.
Do đó, các bác sĩ đã phải tính toán kỹ trước mổ để giảm thiểu tác động lên các dây thần kinh, hạn chế biến chứng sau mổ như nhắm mắt không kín, méo miệng.
Tiến sĩ – bác sĩ Đàm Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Ngoại Đầu cổ (Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội) cho biết, đây là một trường hợp đáng tiếc do bệnh nhân trì hoãn điều trị quá lâu khiến phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí đe dọa tính mạng.
Các bác sĩ cho hay, u tuyến mang tai là một dạng của u tuyến nước bọt. Tuyến mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất trong cơ thể nằm ở vùng ngoài của mặt, gần góc hàm mỗi bên. U tuyến nước bọt không hiếm gặp, 80% là lành tính và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nguy cơ ác tính chỉ chiếm 20%, chủ yếu gặp ở trẻ em và người từ 60 tuổi trở lên.
Điều trị các khối u tuyến mang tai bằng phẫu thuật là chỉ định phổ biến. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật cắt bỏ khối u không triệt để có thể dẫn đến tái phát. Nếu điều trị sớm khi khối u nhỏ, việc phẫu thuật sẽ đơn giản hơn, bệnh nhân hoàn toàn có thể khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường.
Video đang HOT
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, khi xuất hiện các khối phồng vùng mang tai, góc hàm, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị sớm, nhằm tránh các biến chứng như khó nuốt, khó nói, liệt mặt và nặng nhất là nguy cơ tử vong do khối u ác tính. Người bệnh nên đi khám sớm và điều trị kịp thời, không nên trì hoãn, làm mất “thời gian vàng” trong điều trị.
Triệu chứng cảnh báo sớm thận hoạt động kém
Suy nhược, giảm cảm giác thèm ăn, buồn nôn vào buổi sáng có thể là một số dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn thận nhưng thường bị phớt lờ.
Thận hoạt động kém có thể "báo hiệu" cho cơ thể nhiều triệu chứng cảnh báo nhưng nhiều người không để ý. Ảnh minh họa: Sundialclinics,
Cơ thể con người có hai quả thận, chịu trách nhiệm chính trong việc lọc máu không chứa các chất thải nitơ là sản phẩm của quá trình trao đổi chất trong cơ thể như urê, creatinine, axit... và tạo ra nước tiểu.
Thận duy trì cân bằng nước trong cơ thể, điều hòa và sản xuất nhiều hormone quan trọng để kiểm soát huyết áp, sức khỏe của xương và tổng hợp huyết sắc tố.
Bệnh thận thường được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì hầu hết người mắc không cảm thấy bất kỳ sự khác biệt nào cho đến khi bệnh tiến triển. Trong khi mọi người được kiểm tra huyết áp, lượng đường và cholesterol thường xuyên, họ lại không hay xét nghiệm creatinine đơn giản trong máu để kiểm tra vấn đề về thận.
Những yếu tố có thể dẫn đến suy thận
Theo Health Direct, có một số nguyên nhân gây ra cả suy thận cấp và mạn tính. Suy thận cấp có thể do:
Thận bị tổn thương do bệnh tật, nhiễm trùng hoặc độc tố
Mất nước
Chấn thương (tổn thương vật lý) ở thận sau phẫu thuật lớn hoặc tai nạn
Niệu quản bị tắc (ống dẫn lưu thận) có thể do sỏi thận, khối u hoặc phì đại tuyến tiền liệt
Một số loại thuốc
Trong khi đó, nguyên nhân gây suy thận mạn tính có thể bao gồm:
Bệnh tiểu đường
Huyết áp cao
Viêm thận (viêm cầu thận).
Dấu hiệu cảnh báo sớm thận suy yếu
Theo India, mặc dù cách chính xác duy nhất để chẩn đoán bệnh là thực hiện các xét nghiệm, một số dấu hiệu sớm dưới đây có thể cảnh báo rối loạn về thận.
- Suy nhược hoặc mệt mỏi: Đây gần như là triệu chứng phổ biến của bệnh thận. Khi rối loạn chức năng thận tiến triển, triệu chứng này ngày càng rõ ràng hơn. Điều này phần lớn là do sự tích tụ chất độc và tạp chất trong máu, do chức năng thận kém. Nó thường bị mọi người bỏ qua và không được kiểm tra kỹ lưỡng.
- Giảm cảm giác thèm ăn: Do tích tụ độc tố trong cơ thể, người bệnh luôn bị ức chế sự thèm ăn. Ngoài ra, khi bệnh thận tiến triển, vị giác sẽ thay đổi, thường được bệnh nhân mô tả là vị kim loại, dẫn đến kém ăn.
- Buồn nôn và nôn vào sáng sớm: Một trong những dấu hiệu sớm nhất của việc chức năng thận bị suy giảm là xuất hiện tình trạng buồn nôn vào sáng sớm. Tình trạng này cũng góp phần làm giảm sự thèm ăn của người bệnh. Ở giai đoạn cuối của suy thận, bệnh nhân có xu hướng nôn mửa nhiều lần và chán ăn hoàn toàn.
- Da khô và ngứa: Khi chức năng thận suy giảm, các chất độc có xu hướng tích tụ trong cơ thể dẫn đến da bị ngứa, khô và có mùi hôi.
Thận suy giảm gây tích tụ độc tố, dẫn đến da ngứa, khô và có mùi hôi. Ảnh minh họa: KidneycareUK.
- Thiếu máu: Tình trạng này xuất hiện mà không có bất kỳ vị trí mất máu rõ ràng nào trong cơ thể là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh thận. Nguyên nhân gây thiếu máu bao gồm nồng độ erythropoietin được sản xuất ở thận thấp, nồng độ sắt thấp và tích tụ độc tố gây ức chế tủy xương.
- Thay đổi tần suất nước tiểu: Bạn nên quan tâm và theo dõi lượng nước tiểu của mình. Ví dụ, lượng nước tiểu có thể giảm hoặc bạn cảm thấy cần đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm, đây là dấu hiệu bất thường.
- Nước tiểu sủi bọt hoặc máu trong nước tiểu: Điều này xảy ra khi cơ chế lọc của thận đã hoặc đang bị tổn thương, protein và tế bào máu bắt đầu rò rỉ ra nước tiểu.
Ngoài ra, một số dấu hiệu không điển hình khác cũng là cảnh báo của việc thận đang mất dần chức năng là: Đau lưng hoặc đau bụng dưới và xuất hiện sưng ở mắt cá chân, bàn chân hoặc cẳng chân.
Khi chức năng thận suy giảm, tình trạng giữ natri và nước dẫn đến huyết áp cao. Các triệu chứng của tăng huyết áp bao gồm nhức đầu, đau bụng, mờ mắt và có thể là những triệu chứng xuất hiện sớm của bệnh thận. Bên cạnh đó, vào buổi sáng sớm, người bệnh có thể bị sưng phù hoặc có bọng quanh mắt.
Cách ăn đơn giản để chống ung thư phổi khi qua tuổi 50 Một nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người hút thuốc cũng giảm được nguy cơ ung thư phổi với một thay đổi nhỏ trong chế độ ăn. Nhóm nghiên cứu đến từ Bệnh viện trực thuộc Số 2 của Đại học Y Trùng Khánh - Trung Quốc đã điều tra mối liên hệ giữa chế độ ăn và nguy cơ ung thư...