Suýt hoại tử chân vì tắc mạch máu
Nữ bệnh nhân 78 tuổi ở TP HCM vào viện trong tình trạng sốt cao, chân trái phù nề đau đớn, không đi lại được.
Bác sĩ phát hiện động mạch ngoại biên của bệnh nhân bị hẹp nên máu không lưu thông xuống chân, có thể phải tháo khớp chân để bảo toàn tính mạng. May mắn bệnh nhân được điều trị thành công bằng phương pháp tái thông mạch máu bằng can thiệp nội mạch qua ống.
Phó giáo sư Mahen, Trưởng Khoa Can thiệp Mạch máu, Bệnh viện Quốc tế City cho biết can thiệp nội mạch qua ống stent đưa vào chỗ bị tắc mạch được xem là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay. Hiện chân trái không còn đau đớn như trước, bệnh nhân đang tập đi lại.
Bác sĩ can thiệp mạch máu cho bệnh nhân. Ảnh: M.T
Video đang HOT
Bệnh mạch máu ngoại biên là các bệnh của hệ động mạch, ngoại trừ bệnh về tim và mạch máu não. Bệnh bao gồm những tổn thương hoặc thuyên tắc ảnh hưởng đến các mạch máu nằm cách xa tim. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến hệ động mạch ở chân và bàn chân. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể hoại tử chi, phải tháo khớp hoặc cắt bỏ chi, đối mặt nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tử vong.
Khoảng 1/2 trường hợp bệnh không có triệu chứng ban đầu. Dấu hiệu thường gặp là đau chân khi đi bộ, cơn đau biến mất trong vài phút sau khi ngừng đi, dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác khiến người bệnh chủ quan.
Các mạch máu ở ngoại biên bị hẹp hoặc tắc thường là do xơ vữa động mạch, dẫn tới thiếu máu nuôi các cơ quan như thận, các chi của cơ thể. Cải thiện bệnh bằng cách thay đổi lối sống, bỏ hút thuốc, tập luyện thể dục thường xuyên, giữ đường huyết ổn định, giảm cholesterol máu, kiểm soát huyết áp, dùng thức ăn năng lượng thấp và ít chất béo bão hòa, duy trì cân nặng lý tưởng…
Mỹ Lê
Theo Vnexpress
Chàng trai suýt mất chân vì tắc động mạch chi
Nam thanh niên 24 tuổi ở Long An vào viện khám do chân đau nhức không đi lại được.
Kiểm tra và chụp CT scan mạch máu chân phải tại Bệnh viện Quốc tế City (TP HCM), bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị tắc hoàn toàn nhiều động mạch chân phải. Chàng trai được can thiệp nội mạch với kỹ thuật chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền DSA nhằm xác định chính xác các thương tổn, bệnh lý mạch máu trước khi chỉ định can thiệp mạch.
Kết quả chụp DSA cho thấy bệnh nhân đã tắc hoàn toàn các động mạch đùi nông, động mạch khoeo, động mạch chày trước và động mạch chày sau. Các bác sĩ quyết định dùng phương pháp nong động mạch bằng bóng, giúp tái thông các động mạch bị tắc.
Phim X-quang tình trạng tắc động mạch chi dưới của bệnh nhân.
Hiện chân bệnh nhân đã hết đau, đi lại bình thường, tiếp tục được điều trị bằng một số thuốc ngăn ngừa huyết khối tái phát. Chàng trai cho biết đau chân đã 4 năm, vài tháng gần đây đau nhiều, di chuyển khó khăn, uống thuốc không đỡ.
Bệnh tắc động mạch chi dưới có triệu chứng không rõ ràng nên thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý về cơ xương khớp, bệnh do tuổi già. Bệnh lý này thường được phát hiện và chẩn đoán chính xác qua phương pháp can thiệp nội mạch. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi và những người có các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, ít vận động, béo phì...
Phó giáo sư Nguyễn Tấn Cường, Giám đốc bệnh viện cho biết bệnh tắc động mạch chi dưới thường ít xảy ra với người trẻ tuổi. Trường hợp của bệnh nhân rất hiếm gặp. Nếu không điều trị đúng, kịp thời, bệnh nhân có thể tiến triển đến những biến chứng nặng như hoại tử chi dưới, có trường hợp nặng phải đoạn chi.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
6 bước trước khi ngủ tránh hạ đường huyết ban đêm Không bỏ qua bữa ăn tối, tránh tập thể dục quá mức trong 2 giờ trước ngủ. Bác sĩ Lê Minh Quang, Bệnh viện Quốc tế City (TP HCM) cho biết hạ đường máu trong đêm thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Tình trạng này do nhiều yếu tố, từ tập thể dục quá gần giờ ngủ đến uống bia rượu buổi...