Suýt chút nữa, tôi đã giết vợ mình
Suýt chút nữa tôi đã bức tử cô ấy bằng thứ độc dược chết người mà đối với người dân tộc, thứ độc dược này chỉ cần lên rừng, đi nửa con dao quăng là có thể hái được một gùi đầy ắp.
Chúng tôi thất sự bất ngờ khi nhận được một bức thư của độc giả gửi về cho BBT. Theo dấu bưu điện, bức thư được gửi từ Mèo Vạc- Hà Giang. Bức thư được viết bằng những con chữ tròn trịa, nắn nót và đôi chỗ bị nhòe mờ. Theo thiển đóa của chúng tôi, đó là sản phẩm của những xúc động chắt chiu, kìm nén. Có thể coi bức thư là sự giãi bày, là lời sám hối chân thành của một người đàn ông đã có những hành động tội lỗi trút lên người phụ nữ anh ta yêu thương. BBT quyết định đăng tải nội dung bức thư và coi đó như nhịp cầu hòa giải giữa người đàn ông này với người phụ nữ – người vợ chỉ sơ sẩy chút nữa đã vĩnh viễn lìa bỏ cuộc đời bởi những phút giây mù quáng, sốc nổi của chồng.
Tôi không biết làm cách nào để giãi bày lòng mình, chỉ biết rằng giờ đây tôi vô cùng hối hận với tội lỗi của mình. Gang tấc nữa thôi, tôi đã giết chết một sinh mạng, người không xa lạ mà ở gần kề ngay tôi, đã cùng tôi đi qua những năm tháng khó khăn, vất vả nhất cuộc đời. Suýt chút nữa tôi đã bức tử cô ấy bằng thứ độc dược chết người mà đối với người dân tộc, thứ độc dược này chỉ cần lên rừng, đi nửa con dao quăng là có thể hái được một gùi đầy ắp.
Tôi đổ lỗi cho con ma, con quỷ hung dữ của đại ngàn ám tôi, sai khiến hành động tội lỗi của tôi, song nghiền ngẫm lại, đó chỉ là cách ngụy biện vụng về của kẻ ít học. Tôi không dám thừa nhận lý do khiến tôi có cách cư xử tồi tệ, đốn mạt. Đó là bởi sự ngu dốt, bội bạc của một kẻ tham lam muốn có thêm một người phụ nữ cho riêng mình. Tóa án lương tâm đã phán xét tôi, bởi trong khi tôi bội bạc, giả dối là thế, nuôi ý định hại chết vợ mình là thế thì sự dịu dàng, ân cần, yêu thương của cô ấy dành cho tôi không hề suy chuyển. Giờ đây ngồi viết những dòng này, không chắc vợ tôi có thể đọc được chúng, nhưng âu cũng là một cách để tâm hồn tôi thanh thản hơn.
Chúng tôi học chung một khóa ở trường Cao đẳng Sư phạm. Tốt nghiệp ra trường, cả hai đều xung phong lên vùng cao giảng dạy theo chương trình xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số của chính phủ. Hồi ấy, chúng tôi chưa nảy sinh tình cảm, chỉ coi nhau như đồng nghiệp tốt, cùng công tác xa nhà hàng trăm cây số nên có gì bảo ban, đùm bọc nhau. Khá nhiều đồng nghiệp xin luân chuyển công tác sau thời hạn giảng dạy và trở về dưới xuôi, còn lại hai chúng tôi quyết tâm bám trụ với mảnh đất Hà Giang nghèo khốn khó này.
Chẳng biết điều gì ở mảnh đất cằn cỗi, hùng vĩ, thơ mộng và muôn vàn thiếu thốn này níu giữ tâm hồn chúng tôi, cả hai xin ở lại trong sự phản đối quyết liệt của phía gia đình và sự ngạc nhiên của bạn bè. Hai lý tưởng, hai tâm hồn đồng điệu kéo gần khoảng cách giữa hai đứa. Chúng tôi yêu nhau bằng một tình yêu thuần khiết, giản dị và vô cùng trong sáng giống như hạt sương buổi sáng, như cây ngô cheo leo giữa cao nguyên đá hùng vĩ, như tiếng khèn của những chàng trai H’mông hừng hực lửa tình. Không sao kể hết những nỗi vất vả của những năm tháng đầu định cư ở đất cằn ấy nhưng sau này ngẫm lại, cả tôi và cô ấy đều thừa nhận, những năm tháng ấy dạy cho cả hai rất nhiều về lẽ sống, rèn dũa ý chí, nghị lực để chúng tôi chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt.
Video đang HOT
Tốt nghiệp ra trường, cả hai đều xung phong lên vùng cao giảng dạy theo chương trình xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số (Ảnh minh họa)
Nhớ những buổi sáng mùa đông rét căm căm, nhiệt độ ngoài trời chỉ 1-2 độ C, tôi và vợ tôi lặn lội băng rừng, đi cả quãng đường dài để tới tận nhà học sinh vận động gia đình tạo điều kiện cho các em đi học cái chữ. Trình độ dân trí của đồng bảo vùng cao mình thấp lắm, có gia đình từng hỏi vợ chồng tôi: “Học cái chữ có ngô để ăn không?”. Hình như mọi thứ họ đều quy đổi ra ngô – thứ lương thức quý giá và cũng là nguồn sống của họ. Đồng bào sẵn sàng cho con cái nghỉ học để lên nương làm ngô, làm rẫy thay cho việc theo học cái chữ mà… chẳng để làm gì.
Vợ tôi đã từng ứa nước mắt không biết bao lần lặn lội qua vài cánh rừng, băng qua vài con suối tới tận nhà các em học sinh và bị cha mẹ họ đuổi về không nể nang. Nhưng cô ấy là một người phụ nữ giàu nghị lực, không chập nhận sự kém hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số, sáng nào cô ấy cũng đi vận động cho tới khi đồng bào thấu suốt vai trò của con chữ, đồng ý cho con em họ theo cô về lớp, cô ấy mới chịu trở về.
Vốn thân hình mảnh khảnh, yếu ớt lại mắc chứng hen từ thời sinh viên, mùa đông bệnh nặng thêm nhưng chưa bao giờ cô ấy than thở nửa lời, trái lại luôn mạnh mẽ, rắn rỏi trước mắt tôi và những học sinh của mình. Ngôi nhà tập thể cũ nát, hai vợ chồng được cấp cho luôn sạch sẽ, tinh tươm bởi bàn tay khéo léo, đảm đang của cô ấy. Đặc biệt, mùa đông sương muối, chân tay tôi hay bị nứt nẻ tới rướm máu, đêm nào trước khi đi ngủ, cô ấy cũng đun một nồi nước thơm với đủ thứ hương liệu được hái từ rừng xoa bóp chân cho tôi, trong khi bàn tay cô ấy cũng liên tục bong tróc da vì thời tiết khắc nghiệt.
Những buổi chiều se lạnh nơi núi đá cheo leo này, vợ tôi thường ngồi bần thần bên khe suối, len lén lau những giọt nước mắt nhớ nhung gia đình, bạn bè dưới xuôi. Nghĩ thương cô ấy, tôi đã từng đề nghị xin chuyển cả hai vợ chồng về dưới xuôi cho thuận tiện nhưng cô ấy một mực phản đối. Cô ấy bảo rằng đồng bào cần tới mình, mình không nên bỏ rơi họ. Nếu bây giờ ra đi, công sức xây dựng bấy lâu sẽ tan biến giống như làn khói xám đốt nương, đốt rẫy. Hai vợ chồng tôi lại cặm cụi ở lại, bám đất, bám người, thấm thoát đã hơn chục năm.
Từ khi hai vợ chồng chúng tôi còn là những cô cậu sinh viên chập chững ra trường, 22 tuổi sung mãn và tràn đầy ý tưởng, cho tới hôm nay, sau hơn chục năm gắn bó với núi đá, với ngô đồng, với đồng bào dân tộc hiền như ngô, lúa, chúng tôi vẫn thường bảo nhau, vợ chồng mình đã không sống hoài, sống phí. Tuổi trẻ, lý tưởng và tình yêu của hai vợ chồng chúng tôi đều gắn chặt với mảnh đất đại ngàn hoang dại và kỳ bí ấy. Và trong suốt hơn chục năm ấy, tình cảm vợ chồng chúng tôi vẫn đậm đà, nồng nhiệt như thuở ban đầu, cho tới một ngày tôi ngây dại, ngẩn ngơ trước một người con gái khác.
Cô ấy ngát hương như một bông hoa rừng, có giọng nói ngọt như mía lùi và nụ cười sóng sánh tựa hồ như tất cả những dòng suối tươi mát nhất của Hà Giang hội tụ. Người con gái H’mông ấy bạo dạn và quyết liệt thổ lộ tình cảm với tôi. Và thú thật, tôi đã choáng váng trước tình cảm mãnh liệt của cô ấy.
Như bị bỏ bùa, tôi si mê cô ấy tới mức chẳng thèm đoái hoài gì tới vợ con. Và khi cô ấy bày cho tôi cách hạ sát vợ để tôi và cô ấy được sống bên nhau mãi mãi, tôi đã tỏ ra vô cùng hào hứng. “Đúng rồi, chỉ cần vợ tôi vĩnh viễn biến mất khỏi cuộc đời này, tôi sẽ là một gã đàn ông tự do và có thể vô tư đến bên người con gái tôi yêu” – Tôi đã âm thầm lên rừng hái một một nắm lá ngón – thứ độc dược phổ biến ở vùng cao này, đem giã nát thành nước và đưa vợ tôi uống với những lời lẽ dụ dỗ, mơn trớn về thứ lá rừng uống giải độc mát gan. Cô ấy ngây thơ đưa cốc nước lên miệng, cũng là khi có một thứ ánh sáng chói lòa rọi vào tâm trí tôi. Một luồng suy nghĩ đi qua đầu cực nhanh tố cáo tôi đang làm điều táng tận lương tâm với người phụ nữ đã chung sống cả đời. Tôi hất bỏ cốc nước trên tay cô ấy trong sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên của vợ. Tôi luống cuống bao biện bị chóng mặt nên không làm chủ được hành vi. Nghe vậy vợ tôi hấp tấp dìu tôi lên giường và tìm dầu xoa bóp cho tôi.
Tôi không tới tìm người tình bí ấn của mình nữa, bất chấp sự săn lùng của cô ấy, sau một hai lần, nàng chán, nàng cũng rời bỏ tôi. Bí mật định ám sát vợ tôi chưa từng được nói ra, nhưng lương tâm tôi cắn rứt, giằng xé về tội lỗi của mình. Có lẽ đó là lý do để lúc này tôi ngồi đây, giữa bốn bề trời đất bao la và viết những dòng sám hối tới các bạn, hòng tìm kiếm sự giãi bày chia, sẻ chia sự thật.
Qua đây, tôi muốn gửi tới vợ tôi lời xin lỗi chân thành tận đáy sâu tâm hồn, dù không chắc cô ấy có đọc được những dòng này hay không, nhưng ít nhiều tâm hồn tôi cũng thanh thản, nhẹ nhõm đi chút ít.
Theo VNE
Tử hình kẻ đang tâm giết vợ
Phan là thủ phạm gây ra vụ án giết vợ và giết hàng xóm gây xôn xao dư luận vào cuối năm 2012.
Cách đây 2 ngày (16/8), TAND TP.Hà Nội đã tuyên phạt tử hình đối với bị cáo Quách Văn Phan (SN 1962, trú tại thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội) về hai tội danh "Giết người" và "Vô ý làm chết người".
Theo cáo trạng, ngày 9/10/2012, thấy ông Phan và con trai là anh Quách Văn Phong xô xát với nhau, ông Nguyễn Hồng Thanh (SN 1968, là em họ ông Phan, trú cùng địa chỉ) chạy vào can ngăn thì bị ông Phan khua tay làm ngã đập đầu xuống nền gạch. Ông Thanh được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong tại bệnh viện. Cùng thời điểm này, anh Phong bất ngờ tố cáo bố mình là thủ phạm đánh chết vợ là bà Lê Thị Lan (SN 1962) trước đó.
Bị cáo Phan đứng trước vành móng ngựa.
Quá trình điều tra, cơ quan CA đã tìm ra "Biên bản họp nội ngoại họ Quách và họ Lê về việc Quách Văn Phan đánh chết vợ là Lê Thị Lan" được cất giữ trong nhà đối tượng. Trong biên bản này xác định chính ông Phan là người đã đánh chết bà Lan vào tháng 6/2011. Chứng cứ càng được củng cố khi cơ quan pháp y thực hiện việc khai quật tử thi của bà Lan.
Biên bản khám nghiệm tử thi ngày 8/1/2013 cho thấy, xương quai hàm và xương sọ của nạn nhân bị vỡ. Trước những chứng cứ không thể chối cãi, ông Phan khai nhận do mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, ông ta đã cầm một thanh gỗ vụt liên tiếp vào vùng tai, gáy bà Lan khiến bà này tử vong tại chỗ rồi dựng hiện trường giả để đánh lừa cơ quan điều tra.
Với tội giết vợ một cách man rợ, cộng với hành vi đẩy ngã khiến người em họ là ông Nguyễn Hồng Thanh tử vong, HĐXX đã tuyên phạt Quách Văn Phan tổng hình phạt tử hình về hai tội danh "Giết người" và "Vô ý làm chết người".
Theo Nguyễn Quý (Giaothongvantai.vn)