Suýt chết vì sốc phản vệ sau khi tự đi tiêm thuốc giảm đau
Bệnh nhân lao động thường xuyên nên hay bị đau hông lưng phải. Cách nhập viện 15 phút, bệnh nhân có đến cơ sở y tế tư nhân để khám và tiêm thuốc giảm đau…
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long, mới đây bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị thành công rất nhiều trường hợp sốc phản vệ từ nhẹ đến nặng.
Theo đó, bệnh nhân là N.V.N. (nam, 72 tuổi, ngụ tại tỉnh Vĩnh Long) nhập viện trong tình trạng ngứa toàn thân, co cứng người, mệt, khó thở, huyết áp 80/40mmHg. Người nhà cho biết, bệnh nhân lao động thường xuyên nên thường đau hông lưng phải. Cách nhập viện 15 phút, bệnh nhân có đến cơ sở y tế tư nhân để khám và tiêm thuốc giảm đau.
Video đang HOT
Sau tiêm bệnh nhân có biểu hiện ngứa toàn thân, khó thở, triệu chứng ngày càng nhiều nên được người nhà nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu. Qua quá trình thăm khám và khai thác bệnh sử rất chi tiết và cẩn thận từ người thân, được biết bệnh nhân có tiền sử sốc phản vệ trước đó 2 năm.
Các bác sĩ nhanh chóng xác định loại thuốc bệnh nhân tiêm trước đó và nhận định đây là trường hợp sốc phản vệ độ III thuốc Diclofenac.
Ngay lập tức, bệnh nhân được các bác sĩ cấp cứu xử trí thuốc chống sốc theo phác đồ của Bộ Y tế bằng thuốc Adrenalin, Solumedrol và Dimedrol. Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên Khoa Nội tổng quát để tiếp tục điều trị và dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Đi cấp cứu vì tai nạn sinh hoạt, tiếp tục bị thương trên đường đến viện
Trên đường đi cấp cứu vì sốc phản vệ do bị ong đốt, bé gái 6 tuổi vô tình đưa chân trái vào bánh sau xe máy, gây vết thương nghiêm trọng.
Tai nạn xảy ra với bé D., 6 tuổi, ở Cẩm Khê, Phú Thọ, chiều 12/7. Ngay sau khi bị ong đốt, bé D. xuất hiện ngứa toàn thân, phù quanh 2 mắt và lên cơn co giật ngắn.
Gia đình nhanh chóng sơ cứu và đưa con đến viện bằng xe máy. Trên đường đi cấp cứu, bé gái 6 tuổi vô tình đưa chân trái vào bánh sau xe máy, gây vết thương rách lóc gót chân hình đế giày.
Thời điểm vào khoa Cấp cứu, bé ngứa nhiều, da toàn thân đỏ ửng, nổi ban sẩn, phù quanh 2 mắt, gót chân trái có vết thương rách lóc hình đế giày, lộ xương gót. Bệnh nhân được điều trị phác đồ phản vệ, kháng sinh chống nhiễm trùng, giảm đau và vệ sinh, băng ép vết thương.
Sau khi tình trạng phản vệ được điều trị ổn định, bệnh nhân được chuyển khoa Ngoại tổng hợp phẫu thuật xử lý vết thương, cắt lọc, làm sạch vết thương, khâu và đặt dẫn lưu. Sau 45 phút, gót chân trái được khâu phục hồi, không còn dấu hiệu phản vệ, vết mổ không có dấu hiệu nhiễm trùng. Bệnh nhi tiếp tục được điều trị và chăm sóc vết thương.
Rách lóc gót chân do ngồi sau xe máy/xe đạp thường xảy ra với trẻ em, do nhóm các bé thường hiếu động, khó ngồi yên nên trong quá trình xe chạy, trẻ thường lệch dần về một bên. Khi xe bị xóc, nghiêng hoặc thay đổi tốc độ đột ngột có thể khiến gót chân kẹt vào nan xe, thậm chí ngã khỏi xe.
Để đề phòng nguy cơ tổn thương cho trẻ, bác sĩ lưu ý:
- Hạn chế tối đa việc để trẻ ngồi một mình ở yên sau xe.
- Đối với trẻ nhỏ cần dùng đai để cố định khi chạy xe trên đường để tránh gặp tai nạn đáng tiếc.
- Nên lắp lưới bảo vệ bánh sau xe đạp, xe máy, ghế ngồi trên xe cho trẻ nhỏ để đề phòng tình huống tai nạn tương tự cho trẻ.
Một trường hợp tử vong sau truyền dịch tại nhà ở Lào Cai: Cảnh báo từ bác sĩ Ngành y tế Lào Cai vừa ghi nhận một trường hợp tử vong sau quá trình truyền dịch tại nhà riêng. Báo cáo từ Trung tâm Y tế thành phố Lào Cai cho thấy, chiều 8/7, thấy trong người mệt mỏi, bà P.T.C, sinh năm 1962, trú tại phường Cốc Lếu, gọi điện thoại cho bà L.T.H.P, là hộ sinh cao đẳng, Phó...