Suýt chết vì ngộ độc rượu methanol cận Tết
Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Tây Ninh cho biết vừa tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp bị ngộ độc rượu công nghiệp methanol, cả 2 bệnh nhân này đều uống một loại rượu không rõ loại, nguồn gốc.
Bệnh nhân ngộ độc rượu được cấp cứu thành công – Ảnh: Bệnh viên cung cấp
Bệnh nhân là ông L.Z.M. (45 tuổi) và anh D.S. (28 tuổi) ngụ tại Tây Ninh, cả hai bệnh nhân cùng ăn và uống một lượng rượu không rõ loại.
Khi nhập viện cả 2 bệnh nhân đều có biểu hiện nôn ói nhiều lần, cảm giác mệt, thở nhanh, rối loạn tri giác, tiếp xúc kém, khó thở nhiều.
Quá trình thăm khám và hỏi kỹ bệnh sử, các bác sĩ đã phát hiện cả 2 bệnh nhân đều có tiếp xúc, ăn và uống cùng với nhau một loại rượu không rõ nguồn gốc. Các bác sĩ nhận định có thể đây là một tình trạng ngộ độc.
Cả 2 bệnh nhân được làm các xét nghiệm và phát hiện thấy tình trạng tổn thương thận cấp giai đoạn 2, tăng kali máu, tiên lượng tử vong cao. Bệnh nhân được làm xét nghiệm định lượng methanol có kết quả ngộ độc methanol.
Bệnh nhân và người nhà được giải thích tình trạng bệnh nặng và cần phải lọc máu cấp cứu, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng và di chứng về sau. Sau thời gian được lọc máu và điều trị tích cực, cả 2 bệnh nhân sức khỏe đã ổn định.
Theo các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Tây Ninh, ngộ độc rượu methanol không được phát hiện hoặc phát hiện muộn sẽ dẫn đến trở nặng, và dễ tử vong.
Methanol hay còn gọi là cồn công nghiệp, loại cồn này thường được sử dụng trong công nghiệp làm sơn, dung môi… và không được sử dụng để làm thức uống như rượu ethanol. Cả 2 loại rượu này rất khó phân biệt, bệnh nhân ngộ độc thường uống nhầm rượu kém chất lượng pha methanol.
Methanol thường được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, phần lớn được chuyển hóa qua gan nhưng rất chậm, sau đó methanol được chuyển hóa thành acid formic, rồi thành formate, chất này gây độc với thần kinh các cơ quan trong cơ thể…
Video đang HOT
Cho đến nay ngộ độc methanol vẫn là một vấn đề nhức nhối, hàng năm vẫn được ngành y tế tuyên truyền, cảnh báo nhưng tình trạng ngộ độc vẫn tiếp tục xảy ra.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân khi sử dụng rượu bia ngày giáp Tết cần chú ý:
- Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Không uống rượu nồng độ cao (trên 30 độ) quá 30ml/người/ngày.
- Khi có triệu chứng hoặc nghi ngờ ngộ độc methanol hãy đưa đến trung tâm y tế, nếu được điều trị kịp thời bằng lọc máu, sử dụng thuốc giải độc có thể chữa khỏi mà không để lại di chứng.
Nhiều trường hợp ngộ độc methanol trong năm 2021
Trong năm 2021, nhiều bệnh viện tại TP.HCM đã cấp cứu cho rất nhiều trường hợp bị ngộ độc rượu công nghiệp (methanol), thậm chí có những trường hợp đã tử vong.
TS Hoàng Văn Quang – trưởng khoa hồi sức tích cực, chống độc Bệnh viện Thống Nhất – cho hay rượu nấu từ gạo, nếp, mì là rượu ethanol có giá cao hơn. Còn rượu công nghiệp chứa methanol có giá bán rẻ hơn rất nhiều. Thông thường cũng khó phân biệt 2 loại rượu này.
Bác sĩ Quang cho biết khi bị ngộ độc rượu, người bệnh sẽ có những triệu chứng như tụt huyết áp, tay chân bủn rủn, mắt mờ, vã mồ hôi, sốt, co giật, hôn mê… Người dân không nên uống rượu không rõ nguồn gốc.
Thực hiện ngay 3 cách sau để giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng
Ung thư đại tràng gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan.
Thay đổi lối sống, sinh hoạt khoa học theo hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn phòng nguy cơ này.
TS Phạm Văn Bình cho biết, Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết, có tới 70-80% bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở Việt Nam được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Mỗi năm, Bệnh viện K điều trị khoảng 4.000 - 5.000 ca ung thư đại trực tràng, đặc biệt, ngày càng có nhiều người trẻ mắc căn bệnh này.
Theo TS Bình, sở dĩ ung thư đại trực tràng ở nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển tăng nhanh do liên quan trực tiếp đến lối sống, chế độ ăn. Người dân dần thích nghi với lối sống của phương Tây, trong đó béo phì, ít vận động, tiêu thụ nhiều thịt đỏ, ăn ít trái cây và rau xanh, nạp nhiều chất béo, thức ăn nhanh, uống nhiều rượu, hút thuốc lá... là những yếu tố nguy cơ gia tăng tỉ lệ mắc bệnh.
Căn bệnh này liên quan mật thiết đến lối sống. Việc thay đổi lối sống, sinh hoạt khoa học, tầm soát chủ động sẽ giúp giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.
1. Kiểm soát polyp đại tràng
Ung thư đại tràng thường bắt đầu lành tính (còn được gọi là polyp). Polyp không phải là u nhưng là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Polyp không phải là ung thư nhưng chúng có thể phát triển thành ung thư sau một thời gian dài.
Vì thế, việc kiểm soát polyp đại tràng bằng cách kiểm tra đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư. Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, có thể được tìm thấy qua nội soi đại tràng vài năm trước khi ung thư xâm lấn phát triển. Kiểm tra sàng lọc cũng tìm thấy được polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi nó trở thành ung thư. Đây được xem là cách phòng bệnh cụ thể nhất.
Vì thế, khi nội soi phát hiện polyp đại trực tràng bác sĩ thường chỉ định cắt bỏ polyp để loại trừ nguy cơ polyp rơi vào nhóm có thể tiến triển thành ung thư.
Tuy nhiên, khả năng polyp tiếp tục mọc lại kể từ lần cắt đầu tiên là 30%. Do đó, người bệnh cần lưu ý tái khám theo định kỳ.
2. Thay đổi thói quen ăn uống
Ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh. Có nhiều yếu tố nguy cơ mà mọi người có thể phòng tránh được như:
- Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thay vào đó hãy tăng cường ăn cá, tôm, thịt trắng...
- Bổ sung các thức ăn chứa nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây) giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư vì chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ acid folic, gia tăng kết hợp chất xơ với các yếu tố sinh ung thư dẫn đến việc loại khỏi lòng ruột sớm vì giảm thời gian ứ đọng phân. Ngoài ra, chất xơ làm giảm pH trong lòng đại tràng và tăng sản xuất các acid béo chuỗi ngắn và yếu tố vi lượng chống hiện tượng oxy hóa.
Hãy nhớ ăn đủ 400 gram rau, củ quả chín mỗi ngày. Các bác sĩ ví chất xơ trong rau xanh, trái cây như một "cây chổi" quét sạch mỡ thừa, cặn bã bám vào thành ruột...
- Hạn chế các loại nước uống chứa cồn, rượu bia, thuốc lá để giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Các nghiên cứu cho thấy, ung thư đại tràng tăng từ 1,2 - 1,5 lần ở người uống bia rượu từ trung bình tới nhiều. Nếu uống bia rượu đồng thời có hút thuốc lá sẽ làm tăng cao khả năng ung thư khoang miệng, hầu họng, thanh quản và thực quản hơn người chỉ uống rượu hoặc hút thuốc lá đơn thuần. Uống bia rượu nhiều làm tăng nguy cơ ung thư tụy từ 1.17-1.74 lần.
3. Hoạt động thể lực đều đặn mỗi ngày
Hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng, tăng sức dẻo dai cho cơ thể.
Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động đều đặn. Bạn có thể lựa chọn bất cứ hoạt động nào phù hợp với cơ thể, từ đi bộ nhanh, chạy chậm, đạp xe, bơi.... đều mang lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe, trong đó có phòng ngừa nguy cơ ung thư.
Phẫu thuật nội soi kết hợp điều trị đa mô thức - "khắc tinh" của ung thư thực quản Tỉ lệ mắc ung thư thực quản (UTTQ) ở khu vực châu Á đang đáng báo động do các yếu tố nhân chủng học, tập quán ăn uống, đặc biệt là thói quen sử dụng rượu và thuốc lá. Tuy nhiên, ứng dụng những tiến bộ trong nghiên cứu, phẫu thuật nội soi và mô hình điều trị đa mô thức đã mở...