Suýt chết vì chủ quan với bệnh cúm
Vốn có sức khỏe tốt nên khi bị sốt, hắt hơi, anh Đức, 35 tuổi nghĩ mình bị cảm cúm thông thường, không cần lo lắng. Nhưng 3 ngày sau, anh bỗng ho nhiều, đau ngực, khó thở và nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Theo tiến sĩ Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân Đức (Bình Xuyên, Bình Giang, Hải Dương) nhập viện chiều tối 7/11 trong tình trạng khó thở, tím môi và đầu chi, suy 5 tạng bao gồm hô hấp, tim mạch, gan, thận và huyết học. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, nghi ngờ viêm phổi do cúm A, khi lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm thì dương tính với cúm A/H1N1.
Bệnh nhân đã được đưa vào phòng cách ly theo tiêu chuẩn chống nhiễm khuẩn, được gây mê hoàn toàn, hỗ trợ thở máy, sử dụng thuốc kháng virus và kháng sinh đồng thời lọc máu hấp phụ độc tố… Đến hôm nay, tình trạng bình nhân đã cải thiện tốt, không cần dùng thuốc, hết suy thận và tiên lượng hồi phục sớm.
Bệnh nhân cúm A/H1N1 được điều trị trong phòng cách ly tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: TT.
Video đang HOT
Bác sĩ Phạm Thế Thạch, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trước nay nhiều người vẫn nghĩ cảm cúm là bệnh thông thường và khá chủ quan. Thực tế, không ít trường hợp rơi vào tình trạng bệnh nặng, tiến triển nhanh chóng, thậm chí tử vong vì đến viện muộn. Mỗi năm, có 3-4 bệnh nhân nặng, suy đa đạng, tính mạng nguy hiểm do cúm.
Theo bác sĩ, các dấu hiệu của cúm rất dễ nhận ra, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau mỏi người, đau đầu, sốt… Đa số trường hợp này đều là mắc cúm mùa thông thường (thuộc tuýp B) và chỉ cần 3-5 ngày hay kéo dài một tuần là khỏi. Tuy nhiên, không loại trừ một số trường hợp mắc các loại cúm dễ diễn biến nặng như cúm A/H1N1. Trường hợp bệnh nhân Đức, cũng có các biểu hiện ban đầu giống hệt cúm mùa thông thường. Sau đó, bệnh nhân diễn biến nặng với các biểu hiện như suy hô hấp, suy phổi… và nếu không được hồi sức tích cực nhanh chóng thì rất dễ tử vong.
Cúm A/H1N1 trở thành đại dịch toàn cầu trong năm 2009, xảy ra ở Việt Nam đầu năm 2010 và trong thời gian đó, cả nước ghi nhận hàng nghìn trường hợp mắc, trong đó hàng chục người tử vong. Từ đó tới nay, hàng năm vẫn ghi nhận rải rác một số trường hợp nhiễm cúm này. Theo Cục Y tế dự phòng, hàng năm Việt Nam ghi nhận khoảng 1,6 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc cúm mùa và trong 3 tháng đầu năm 2013 đã có trên 300.000 người nhiễm cúm, trong đó 3 trường hợp tử vong do cúm A/H1N1 tại Yên Bái và Thanh Hóa.
Bác sĩ Nguyễn Thế Thạch cảnh báo, bất cứ ai khi bị nhiễm cúm nếu sang tới ngày thứ 3 hoặc 4 của bệnh mà thấy đau ngực, khó thở, mệt mỏi nhiều hơn thì cần đến ngay cơ sở y tế đủ điều kiện để được chẩn đoán bệnh và áp dụng cách điều trị phù hợp. Theo bác sĩ, ngay cả một số trường hợp mắc cúm mùa đôi khi cũng diễn biến rất nặng, chủ yếu rơi vào người nghiện rượu, phụ nữ mang thai… do có sức đề kháng kém.
Điều trị cúm hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu, người dân trong sinh hoạt hàng ngày cần có ý thức tăng cường sức đề kháng, khi bị bệnh nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng. Các loại thuốc được coi là trị cảm cúm thực chất chỉ chữa triệu chứng (giảm hắt hơi, sổ mũi…) chứ không phải là thuốc điều trị bệnh, việc sử dụng thuốc diệt virus phải được bác sĩ chỉ định tùy trường hợp, không được tự ý dùng.
Theo VNE
Đẩy lùi bệnh cúm
Thay đổi một chút trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày có thể giúp bạn đẩy lùi bệnh cảm cúm.
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ để ngừa cúm - Ảnh: Shutterstock
Dùng xương nấu canh, súp: Các chuyên gia cho biết lớp tủy trong xương gà được thêm vào súp và các món hầm có tác dụng ngừa cúm. Tủy chứa một loại chất béo có trong các cơ quan nội tạng có thể kích thích cơ thể sản xuất các tế bào bạch cầu, lực lượng phòng chống bệnh tật.
Rửa tay lên đến khuỷu tay: Dùng xà phòng rửa từ bàn tay tới khuỷu tay có thể giúp ngừa bệnh cúm. Điều này đặc biệt hữu hiệu trước khi bạn dùng bữa hoặc sờ bất kỳ phần nào trên mặt. Nhiều nghiên cứu cho thấy cánh tay mang nhiều vi khuẩn hơn cả vùng nách. Những nơi thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi là cánh tay, lòng bàn tay, ngón tay trỏ, phần sau của đầu gối và lòng bàn chân, các nhà nghiên cứu tại Đại học Colorado (Mỹ) cho biết.
Một ít rượu: Chỉ dùng 1 ly rượu vang đỏ mỗi ngày đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống quá nhiều rượu có thể làm giảm khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm của các tế bào bạch cầu.
Dự trữ gừng: Gừng có chứa chất kháng vi rút và giúp chống một số vi rút gây cảm lạnh và cúm, do đó bạn nên trữ trong tủ lạnh ở nhà.
Hít thở sâu: Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng thực hiện vài lần hít thở sâu mỗi ngày có thể giảm nguy cơ phát bệnh viêm phổi.
Giữ móng tay ngắn: Móng tay dài là nơi trú ẩn tuyệt vời cho vi khuẩn. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ có móng tay dài thường có vi khuẩn gây bệnh ẩn náu dưới móng tay. Do đó, hãy nhớ luôn cắt móng tay.
Giữ ấm bàn chân: Nhiều chuyên gia cho biết giữ bàn chân ấm có thể giảm 67% nguy cơ bị cảm lạnh. Các nhà khoa học Anh tin rằng khi bàn chân bị lạnh, mạch máu nằm trong các xoang có xu hướng co lại, khiến tế bào bạch cầu khó vào bên trong các màng nhầy của xoang (nơi lưu trú của hầu hết các vi rút). Do đó, đừng để chân trần mà thay vào đó nên mang vớ (tất) trước khi đi ngủ. Điều này giúp làm giãn các mạch máu và tạo điều kiện cho các tế bào miễn dịch có thể đi đến bất cứ nơi nào.
Sử dụng khăn giấy: Sau khi rửa tay, bạn cần lau khô tay và công đoạn lau khô này cũng quan trọng không kém. Sử dụng và tái sử dụng một chiếc khăn vải không tốt vì nó dễ dàng trở thành ổ vi trùng. Trong khi đó, khăn giấy thì có thể vứt bỏ.
Nước mía giúp ngừa bệnh cúm Không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể, nước mía còn giúp ngừa được nhiều bệnh. Đây là nguồn dồi dào khoáng chất và vitamin như canxi, sắt, magiê, kali, kẽm, thiamin và riboflavin. - Tăng cường hệ miễn dịch: Mía chứa các hợp chất giúp tăng cường hệ miễn dịch; giúp cải thiện chức năng dạ dày, thận, tim và mắt....