Suýt chết vì bác sĩ quên gạc trong bụng
Sau hai lần điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, chị Hà Thị Cúc, 38 tuổi, dân tộc Tày, suýt mất mạng và sau đó phải bỏ nghề giáo viên vì các bác sĩ bỏ quên một miếng gạc sau khi mổ cho chị.
Sót gạc sau mổ
Ngày 30/10/2009, sau nhiều ngày bị đau bụng, chị Hà Thị Cúc, giáo viên trường tiểu học xã Tân Dân, huyện Mai Châu được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình (BVĐKHB).
Cục gạc bị bỏ quên sau ca mổ
Trong quá trình điều trị, bệnh không tiến triển tốt, BVĐKHB cho chị Cúc đi Bệnh viện 103, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khám nhưng cũng chưa xác định rõ nguyên nhân…
Đến ngày 7/11/2009 bệnh nhân đau bụng dữ dội, có triệu chứng tắc ruột, BVĐKHB đã có chỉ định mổ, với chẩn đoán: Tắc ruột do dính sau mổ (trước đó chị đã mổ cắt tử cung tại Bệnh viện Đa khoa Đà Bắc). Sau 9 ngày điều trị sau mổ, bệnh nhân được xuất viện.
Ngày 2/12/2009, chị Cúc tiếp tục vào BVĐKHB lần thứ hai với chẩn đoán nhiễm trùng vết mổ. Sau nhiều ngày điều trị nhưng bệnh tình không tiến triển, sáng 7/12/2009, gia đình xin cho bệnh nhân không tiếp tục điều trị…
Video đang HOT
Chiều 23/8/2010, chị Cúc cho biết: “Thấy tình hình sức khỏe của tôi quá kém, có nhiều ý kiến cho rằng tôi bị ung thư, vì vậy gia đình đã xin cho tôi về nhà điều trị bằng thuốc nam. Thời gian đầu uống thuốc, sức khỏe có tiến triển, nhưng sau đó, mủ từ vết thương ra rất nhiều, sức khỏe dần suy kiệt. Hàng ngày phải thay tới 4 – 5 lần băng”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Văn Sinh – Trạm trưởng trạm Y tế xã Tân Dân cho biết: “Từ khi ở bệnh viện về, cứ cách vài hôm, anh chồng lại lên mua băng gạc nên tôi bảo có gì anh chịu khó đưa chị ấy lên đây tôi thay băng và kiểm tra cho.
Hôm sau, chị Cúc được gia đình đưa lên trạm xá, khi ấy vết thương đã bốc mùi hôi thối. Sau khi lau rửa vết thương, tôi phát hiện có cái gì đó trăng trắng lòi ra bên ngoài. Ban đầu tôi nghi nó là cái ống dẫn xông, nhưng khi nắn xung quanh tôi thấy nó rất rắn nên nghi là tấm gạc bị bỏ quên sau khi mổ. Tôi khuyên gia đình “còn nước còn tát”, nên đưa cô ấy ra Bệnh viện Mai Châu cho các bác sĩ kiểm tra lại”.
Ngày hôm sau gia đình đưa chị Cúc ra Bệnh viện Đa khoa Mai Châu, tại đây sau khi khám, rửa vết thương, các bác sĩ chẩn đoán là có gạc bị sót sau mổ. Chiều 28/6/2010, qua phẫu thuật các bác sĩ đã lấy từ trong ổ bụng chị Cúc ra một miếng gạc dài khoảng 30 – 40cm.
Sau hơn 1 tháng điều trị tại Bệnh viện Mai Châu, sức khoẻ chị Cúc hồi phục rất nhanh và đến nay đã hoàn toàn bình phục.
Nhiều uẩn khúc quanh ca mổ
Đầu giờ sáng 4/8/2010, chúng tôi đăng ký làm việc với lãnh đạo BVĐKHB nhưng mãi đến 11 giờ 45 phút, ông Bùi Mãnh Liệt – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ mới đưa cho chúng tôi một công văn trả lời… báo Hòa Bình.
Theo đó, BVĐKHB khẳng định: “Phẫu thuật gỡ dính xong, kíp phẫu thuật đã cho kiểm tra gạc, gạc đầy đủ mới tiến hành đóng ổ bụng… Ngày 2/12/2009, bệnh nhân Cúc vào viện lần thứ 2 với chẩn đoán nhiễm trùng vết mổ. Vì vết mổ có nhiều dịch mủ, ngày 6/12/2009, chúng tôi có chỉ định đặt gạc tẩm Povidin (thuốc sát khuẩn) nhằm mục đích dẫn lưu mủ và sát khuẩn vết mổ… Sáng 7/12/2009, gia đình xin cho bệnh nhân không tiếp tục điều trị. Do quá vội nên gia đình bệnh nhân không kịp lấy đơn thuốc để tiếp tục điều trị và không biết miếng gạc dẫn lưu mủ, sát khuẩn vết mổ vẫn nằm ở vết mổ”.
Tuy nhiên trong phiếu ra viện của bệnh nhân Cúc ngày 8/12/2009 do BVĐKHB cấp, phần chẩn đoán ghi rõ: “Áp xe vết mổ”. Phần điều trị ghi: Kháng sinh. Phần lời khuyên của thầy thuốc để trống. Ngoài những thông tin trên, trong giấy ra viện, tuyệt nhiên không có dòng nào nói về việc đặt gạc tẩm Povidin như cách lý giải của BV.
Gia đình chị Cúc cho biết, sau khi Bệnh viện Đa khoa Mai Châu mổ lấy miếng gạc từ bụng chị Cúc ra, ông Đặng Trần Thanh Liêm – Trưởng kíp mổ cho chị Cúc đã đến “thăm hỏi, động viên” và đưa một túi quà gồm một gói bánh, một quả dưa hấu, một phong bì 200 nghìn và “mượn” lại cục gạc và giấy ra viện do Bệnh viện Đa khoa Mai Châu cấp. Đến nay đã nhiều ngày trôi qua, ông Liêm vẫn chưa trả lại nó cho “khổ chủ”.
Lý giải về việc này, bà Phạm Thị Nhân – Phó Giám đốc BV cho rằng: Ông Liêm “mượn” những thứ ấy là để so sánh vì đã lâu BV không nhập loại gạc có kích cỡ 30-40cm! Được biết, đây là những chứng cứ quan trọng xác định có hay không việc kíp mổ để sót gạc trong bụng chị Cúc.
Theo Dân Việt
Bé gái 8 tuổi chết trôi: Vì sao người anh vắng mặt?
Hiện trường vụ việc.
Vừa ra tới nơi, chị Hiền choáng váng phát hiện thấy một xác chết của trẻ nhỏ trôi trên mặt ao, gần sát rìa đường.
Trước cái chết bất thường, có nhiều uẩn khúc của cháu Cao Thị Huyền (SN 2002, ở thôn 2, Cẩm Quý, Cẩm Thuỷ, Thanh Hóa), cơ quan CA tỉnh đã vào cuộc điều tra.
Bố mẹ Huyền đang đi làm xa, người anh trai thì vắng mặt bất thường. Ông Cao Minh Đức (thôn 2, xã Cẩm Quý, Cẩm Thuỷ) cho biết: Sáng 26-8, cũng như mọi ngày, con gái ông là chị Cao Thị Hiền (SN 1984) mở cửa quán bán hàng phía trước nhà. Vừa mở cửa quán thì thấy anh Cao Văn Chiến (anh trai Huyền) đạp xe đi tìm.
Chị Hiền hỏi đã tìm thấy em Huyền chưa, Chiến nói chưa thấy, rồi tiếp tục đạp xe đi xuôi xuống phía cây đa ở đầu làng. Chiến vừa đi được một đoạn thì chị Hiền mở cửa quán và cầm mấy con ốc sên bò trước nhà ném ra ao. Vừa ra tới nơi, chị Hiền choáng váng phát hiện thấy một xác chết của trẻ nhỏ trôi trên mặt ao, gần sát rìa đường. Chị Hiền gọi Chiến, Chiến đạp xe quay lại thấy xác em Huyền dưới ao liền đạp xe đi luôn và có nói với chị Hiền là đi gọi anh em người nhà.
Khoảng 10g cùng ngày, pháp y CA tỉnh, cùng đại diện VKS ND huyện đã tiến hành xác định hiện trường, khám nghiệm tử thi và đưa đi chôn ngay sau khi làm các thủ tục cần thiết của cơ quan CA. Khi vớt xác em Huyền lên khỏi mặt ao thì có phát hiện máu mũi bị chảy, người không có hiện tượng trương phình. Khám nghiệm tử thi của cơ quan CA cho thấy, xương cổ của nạn nhân bị gãy một đốt, có người cho rằng có thể em Huyền bị giết hại.
Theo ông Đức (người dân địa phương) cái ao nơi phát hiện xác em Huyền trước kia bỏ không vì hạn hán, mới mấy ngày vừa rồi nước sông về nhiều nên mới có nước, mực nước trong ao có chỗ sâu tới gần hai mét. Bà Cao Thị Đào (bà nội Huyền) cho biết: Vào ngày 24-8, cháu Huyền vẫn đi học bình thường, sau khi đi học về cháu Huyền có sang nhà hàng xóm xem ti vi, đến tối thì đi chơi ở đâu đó không thấy về nên bà Đào nói anh trai Huyền tên là Chiến đi tìm, nhưng không thấy.
Theo bà Đào, Huyền là một đứa cháu ngoan, dù bố mẹ đi làm xa nhiều năm nay, nhưng Huyền vẫn cố gắng học hành chăm chỉ. "Mấy bữa trước khi có chuyện đau lòng trên, Huyền vẫn thường xuống nhà anh Cao Văn Bằng (anh họ Huyền) bế cháu và ngủ lại đó, ai ngờ sự việc lại đến nông nỗi trên, gia đình cũng đã điện báo cho bố mẹ cháu rồi!?" - bà Đào tâm sự.
CA tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc điều tra, xác minh. Nhiều giả thiết về vụ việc được người dân nơi đây đưa ra, đó là việc Huyền không thể chết đuối như những em bé khác. Tuy nhiên, tất cả chỉ là những tin đồn thêu dệt một chiều khi kết luận chính thức về nguyên nhân cái chết vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Điều khiến người dân nghi hoặc về người anh trai tên Cao Văn Chiến đã vắng mặt kể từ khi phát hiện thấy thi thể em gái và kể cả trong lúc người thân đưa thi thể em Huyền về cõi vĩnh hằng. Đó là những dấu hiệu bất thường trong vụ việc.
Theo Pháp luật xã hội
Bức thư cuối và cái chết uẩn khúc của thiếu nữ Bức di thư được viết tay trên 5 mặt giấy vở học sinh, trong đó có đoạn: "Lúc này tôi mới biết bộ mặt thật của anh ta. Tất cả những gì anh ta nói và làm đều đã có sự sắp xếp và toan tính từ đầu...". Ông Lại Văn Thành (trú tại Vũ Thư, Thái Bình) cung cấp cho PV những...