Suýt bị mất việc vì nói xấu sếp bị bắt quả tang
Tôi dừng bặt, miệng lắp bắp, mặt “cắt không còn giọt máu” khi thấy sếp đang ngồi ăn uống ngon lành ngay phía sau, còn quay ra mỉm cười chào với chúng tôi.
Mải nói đến nỗi cô bạn đồng nghiệp dẫm lên chân còn bị tôi véo cho cái thật đau mà không hề biết rằng, sếp đang ngồi ở bàn phía sau, cách dãy bàn chúng tôi 3 dãy bàn. (ảnh minh họa)
Tôi kể bài học xương máu của mình với mọi người không phải chỉ để làm câu chuyện tầm phào tán gẫu cho vui, mà mong mọi người chú ý, không mắc phải lỗi tai hại như tôi.
Trong phòng có lẽ tôi là người không ưa sếp nhất, sếp vừa chặt chẽ, keo kiệt lại “xấu tính” – đấy không phải là nhận xét của riêng tôi, mà hầu hết anh chị em trong phòng đều cảm thấy như vậy. Tuy nhiên, phải thừa nhận, trong công việc, sếp là người rất giỏi. Chị ta vừa xuất sắc về chuyên môn, tiếng Anh, tiếng Pháp “bắn vèo vèo”, lại cực kỳ nghiêm túc và cầu toàn trong công việc nên hết thảy các nhân viên đều rất nể và “sợ” sếp.
Nhưng cũng chính vì tính tình quá cầu toàn nên nhiều khi sếp rất cứng nhắc, không linh hoạt khiến nhân viên chúng tôi chẳng ai vừa lòng. Tuy bên ngoài dạ dạ vâng vâng nhưng thực ra chả ai ưa cái bản mặt to phèn phẹt, người vừa béo, vừa lùn của sếp.
Hôm trước, mới sáng sớm, vừa bước chân vào phòng tôi đã chạm mặt sếp. Chưa kịp chào, tôi đã bị chị ta mắng sa sả vì lý do rất “không chấp nhận được”. Chả là sếp phân công tôi phải hoàn thành bản danh sách khách hàng vào buổi sáng hôm nay. Vừa chiều qua, sếp còn chat với tôi thống nhất hạn chót là 12h trưa, vậy mà vừa sáng sớm đã hạnh họe tại sao chưa nộp. Không chỉ vậy, chị ta còn tiện thể “vơ đũa cả nắm” cho rằng tôi chểnh mảng, “nước đến chân mới nhảy”, làm việc không có trách nhiệm.
Trong khi sự thật không phải như vậy, bản danh sách tôi đã hoàn thành từ tối qua nhưng nhà mất điện, không thể gửi mail. Chưa đợi tôi kịp giải thích sếp đã mắng như xối nước vào mặt.
Ấm ức vì bị mắng dù mình không sai, tôi xả “cục tức” ngay trên bàn ăn cùng các đồng nghiệp: “Không hiểu sếp đến ngày, hay bị bồ đá, vừa ló mặt đến công ty tớ đã bị bà ấy xả một tràng dài. Đã giao trưa nay mới phải nộp bản danh sách mà sáng ngày ra đã đòi tớ”.
Chưa bõ cơn tức, tôi thao thao bất tuyệt: “Cái mặt bà ấy lúc đó phì ra, to như cái mặt lợn. Mắt ti hí mắt lươn mà bày đặt kẻ vẽ trông ghớm ghiếc. Người thì vừa lùn vừa mập lại còn xí xớn váy áo mỏng tang chẳng ra thể thống nào. Nói thật chứ cái ngữ ấy chồng chê, chồng bỏ cũng đáng (sếp đơn đã ly hôn với chồng )”.
Video đang HOT
Mải nói đến nỗi cô bạn đồng nghiệp dẫm lên chân còn bị tôi véo cho cái thật đau mà không hề biết rằng, sếp đang ngồi ở bàn phía sau, cách dãy bàn chúng tôi 3 dãy bàn.
Tôi dừng bặt, miệng lắp bắp, mặt “cắt không còn giọt máu” khi thấy sếp đang ngồi ăn uống ngon lành, còn quay ra mỉm cười chào với chúng tôi nữa chứ. Chẳng hiểu sếp đã nghe được những lời tôi nói đến đâu, nhưng có một điều chắc chắn rằng không ít thì nhiều những lời tôi nói đã lọt vào tai sếp bởi một khi bực bội, giọng “oanh vàng” của tôi oang oang, vang cả mấy dãy bàn.
Giá như chị ta mắng tôi sa sả tôi lại không lo như vậy, đằng này, giọng chị ta còn ngọt ngào hơn bình thường khiến tôi không thể lường được chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai. (ảnh minh họa)
Tôi vội vàng “chuồn lẹ” cùng các chiến hữu trong công ty. Hôm sau, tôi không dám đến cơ quan vì không biết phải đối mặt với sếp thế nào nên xin nghỉ với lý do ốm.
Chiều hôm đó, tôi nhận được điện thoại của sếp. Ngược lại với suy nghĩ của tôi, chị ta vẫn nhẹ nhàng và nói với giọng như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Sếp còn hỏi thăm tình hình sức khỏe của tôi và nói mai lên cơ quan có việc.
Giá như chị ta mắng tôi sa sả tôi lại không lo như vậy, đằng này, giọng chị ta còn ngọt ngào hơn bình thường khiến tôi không thể lường được chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Lòng tôi nơm nớp lo lắng, mình sẽ gặp tai họa lớn.
Đoán sẽ bị cho thôi việc, tôi chuẩn bị sẵn sàng tinh thần nhận quyết định từ sếp. Thế nhưng, không ngờ, chị rót nước mời tôi rồi thong thả vào câu chuyện: “Chị biết em là người có năng lực, chăm chỉ và nhiệt huyết với công việc nhưng em còn phải học nhiều về kinh nghiệm và kỹ năng sống lắm đấy nhé! Em không bằng lòng với chị ở điểm nào em có thể trao đổi trực tiếp với chị chứ không nên nói xấu sau lưng như vậy. Nói xấu người khác nghĩa là em đang ghen tỵ với người ta đấy”.
Sếp nói thêm: “Lần này chị bỏ qua nhưng đừng bao giờ tái phạm nữa nhé. Em cũng đủ lớn để biết kiểm soát và có trách nhiệm với lời ăn tiếng nói của mình rồi”.
“Mà mặt chị có đến nỗi như em tả đâu, mắt cũng không phải quá ti hí. Có thể chị chưa biết cách mix đồ nên trông không thanh thoát, em có kiến thức về thời trang thì tư vấn cho chị chứ đừng mang chị ra nói xấu thế nhé. Thôi về phòng làm việc đi, chị không muốn mất một nhân viên mẫn cán như em nhưng chị cũng sẽ không chấp nhận một nhân viên thích nói xấu sếp sau lưng đâu nhé”, sếp tôi kết luận.
Theo VNE
Suýt mất việc vì nói xấu sếp bị bắt quả tang
Tôi dừng bặt, miệng lắp bắp, mặt "cắt không còn giọt máu" khi thấy sếp đang ngồi ăn uống ngon lành ngay phía sau, còn quay ra mỉm cười chào với chúng tôi.
Tôi kể bài học xương máu của mình với mọi người không phải chỉ để làm câu chuyện tầm phào tán gẫu cho vui, mà mong mọi người chú ý, không mắc phải lỗi tai hại như tôi.
Trong phòng có lẽ tôi là người không ưa sếp nhất, sếp vừa chặt chẽ, keo kiệt lại "xấu tính" - đấy không phải là nhận xét của riêng tôi, mà hầu hết anh chị em trong phòng đều cảm thấy như vậy. Tuy nhiên, phải thừa nhận, trong công việc, sếp là người rất giỏi. Chị ta vừa xuất sắc về chuyên môn, tiếng Anh, tiếng Pháp "bắn vèo vèo", lại cực kỳ nghiêm túc và cầu toàn trong công việc nên hết thảy các nhân viên đều rất nể và "sợ" sếp.
Nhưng cũng chính vì tính tình quá cầu toàn nên nhiều khi sếp rất cứng nhắc, không linh hoạt khiến nhân viên chúng tôi chẳng ai vừa lòng. Tuy bên ngoài dạ dạ vâng vâng nhưng thực ra chả ai ưa cái bản mặt to phèn phẹt, người vừa béo, vừa lùn của sếp.
Hôm trước, mới sáng sớm, vừa bước chân vào phòng tôi đã chạm mặt sếp. Chưa kịp chào, tôi đã bị chị ta mắng sa sả vì lý do rất "không chấp nhận được". Chả là sếp phân công tôi phải hoàn thành bản danh sách khách hàng vào buổi sáng hôm nay. Vừa chiều qua, sếp còn chat với tôi thống nhất hạn chót là 12h trưa, vậy mà vừa sáng sớm đã hạnh họe tại sao chưa nộp. Không chỉ vậy, chị ta còn tiện thể "vơ đũa cả nắm" cho rằng tôi chểnh mảng, "nước đến chân mới nhảy", làm việc không có trách nhiệm.
Mải nói đến nỗi cô bạn đồng nghiệp dẫm lên chân còn bị tôi véo cho cái thật đau mà không hề biết rằng, sếp đang ngồi ở bàn phía sau, cách dãy bàn chúng tôi 3 dãy bàn. (ảnh minh họa)
Trong khi sự thật không phải như vậy, bản danh sách tôi đã hoàn thành từ tối qua nhưng nhà mất điện, không thể gửi mail. Chưa đợi tôi kịp giải thích sếp đã mắng như xối nước vào mặt.
Ấm ức vì bị mắng dù mình không sai, tôi xả "cục tức" ngay trên bàn ăn cùng các đồng nghiệp: "Không hiểu sếp đến ngày, hay bị bồ đá, vừa ló mặt đến công ty tớ đã bị bà ấy xả một tràng dài. Đã giao trưa nay mới phải nộp bản danh sách mà sáng ngày ra đã đòi tớ".
Chưa bõ cơn tức, tôi thao thao bất tuyệt: "Cái mặt bà ấy lúc đó phì ra, to như cái mặt lợn. Mắt ti hí mắt lươn mà bày đặt kẻ vẽ trông ghớm ghiếc. Người thì vừa lùn vừa mập lại còn xí xớn váy áo mỏng tang chẳng ra thể thống nào. Nói thật chứ cái ngữ ấy chồng chê, chồng bỏ cũng đáng (sếp đơn đã ly hôn với chồng )".
Mải nói đến nỗi cô bạn đồng nghiệp dẫm lên chân còn bị tôi véo cho cái thật đau mà không hề biết rằng, sếp đang ngồi ở bàn phía sau, cách dãy bàn chúng tôi 3 dãy bàn.
Tôi dừng bặt, miệng lắp bắp, mặt "cắt không còn giọt máu" khi thấy sếp đang ngồi ăn uống ngon lành, còn quay ra mỉm cười chào với chúng tôi nữa chứ. Chẳng hiểu sếp đã nghe được những lời tôi nói đến đâu, nhưng có một điều chắc chắn rằng không ít thì nhiều những lời tôi nói đã lọt vào tai sếp bởi một khi bực bội, giọng "oanh vàng" của tôi oang oang, vang cả mấy dãy bàn.
Giá như chị ta mắng tôi sa sả tôi lại không lo như vậy, đằng này, giọng chị ta còn ngọt ngào hơn bình thường khiến tôi không thể lường được chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai. (ảnh minh họa)
Tôi vội vàng "chuồn lẹ" cùng các chiến hữu trong công ty. Hôm sau, tôi không dám đến cơ quan vì không biết phải đối mặt với sếp thế nào nên xin nghỉ với lý do ốm.
Chiều hôm đó, tôi nhận được điện thoại của sếp. Ngược lại với suy nghĩ của tôi, chị ta vẫn nhẹ nhàng và nói với giọng như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Sếp còn hỏi thăm tình hình sức khỏe của tôi và nói mai lên cơ quan có việc.
Giá như chị ta mắng tôi sa sả tôi lại không lo như vậy, đằng này, giọng chị ta còn ngọt ngào hơn bình thường khiến tôi không thể lường được chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Lòng tôi nơm nớp lo lắng, mình sẽ gặp tai họa lớn.
Đoán sẽ bị cho thôi việc, tôi chuẩn bị sẵn sàng tinh thần nhận quyết định từ sếp. Thế nhưng, không ngờ, chị rót nước mời tôi rồi thong thả vào câu chuyện: "Chị biết em là người có năng lực, chăm chỉ và nhiệt huyết với công việc nhưng em còn phải học nhiều về kinh nghiệm và kỹ năng sống lắm đấy nhé! Em không bằng lòng với chị ở điểm nào em có thể trao đổi trực tiếp với chị chứ không nên nói xấu sau lưng như vậy. Nói xấu người khác nghĩa là em đang ghen tỵ với người ta đấy".
Sếp nói thêm: "Lần này chị bỏ qua nhưng đừng bao giờ tái phạm nữa nhé. Em cũng đủ lớn để biết kiểm soát và có trách nhiệm với lời ăn tiếng nói của mình rồi".
"Mà mặt chị có đến nỗi như em tả đâu, mắt cũng không phải quá ti hí. Có thể chị chưa biết cách mix đồ nên trông không thanh thoát, em có kiến thức về thời trang thì tư vấn cho chị chứ đừng mang chị ra nói xấu thế nhé. Thôi về phòng làm việc đi, chị không muốn mất một nhân viên mẫn cán như em nhưng chị cũng sẽ không chấp nhận một nhân viên thích nói xấu sếp sau lưng đâu nhé", sếp tôi kết luận.
Theo VNE