Suy nghiệm lời Phật: Vợ chồng phải cung kính nhau
Trong quan niệm của xã hội Ấn Độ cổ đại, vợ chồng không có sự bình đẳng mà chồng là bề trên và vợ phải phục tùng chồng trong mọi trường hợp, kể cả việc hủy hôn.
Trên nền tảng quan niệm xã hội đó, Đức Phật đã khéo dạy về đạo vợ chồng cho hàng cư sĩ thời bấy giờ để giúp họ có đời sống hôn nhân an lạc.
Cụ thể là người vợ phải biết “ cung kính” chồng như pháp và người chồng cũng biết “đối đãi” với vợ đúng pháp.
Vợ chồng phải cung kính nhau. Trong ảnh, lễ hằng thuận của ca sĩ Võ Hạ Trâm và hôn phu
“Một thời Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt-kỳ cùng với chúng Đại Tỳ-kheo 1.250 người. Bấy giờ, vào lúc thích hợp, ức Thế Tôn khoác y cầm bát vào thành khất thực. Lúc bấy giờ tại thành La-duyệt-kỳ có con trai của trưởng giả tên là Thiện Sinh, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành, đi đến khu vườn công cộng sau khi vừa tắm gội xong, cả mình còn ướt, hướng đến các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới mà lạy khắp cả.
…
Phật lại bảo Thiện Sinh:
- Này Thiện Sinh, chồng cũng phải có 5 điều đối với vợ: 1) Lấy lễ đối đãi nhau. 2) Oai nghiêm không nghiệt. 3) Cho ăn mặc phải thời. 4) Cho trang sức phải thời. 5) Phó thác việc nhà.
- Này Thiện Sinh, chồng đối đãi vợ có 5 điều, vợ cũng phải lấy 5 việc cung kính đối với chồng: 1) Dậy trước. 2) Ngồi sau. 3) Nói lời hòa nhã. 4) Kính nhường tùy thuận. 5) Đón trước ý chồng.
- Này Thiện Sinh, ấy là vợ đối với chồng cung kính đối đãi nhau, như thế thì phương ấy được an ổn không điều gì lo sợ”.
(Kinh Trường A-hàm, kinh Thiện Sinh, số 16 [trích])
Video đang HOT
Pháp thoại này cho thấy, người chồng thương vợ thì trước hết phải tôn trọng, kính quý, tử tế với người bạn đời của mình. Đức Phật gọi là “lấy lễ đối đãi nhau”. Trong bối cảnh xã hội Ấn Độ bấy giờ, lời dạy này của Đức Phật về hôn nhân là hết sức tiến bộ, văn minh. Với vợ mà đối đãi “Oai nghiêm không nghiệt; Cho ăn mặc phải thời; Cho trang sức phải thời” thì rõ ràng chồng dẫu thương vợ nhưng là kẻ bề trên, uy quyền, điều này trong các định chế xã hội phong kiến xưa vốn “trọng nam khinh nữ” cũng không phải là lạ. Quan trọng là người chồng thể hiện tình thương chân thành bằng sự tin tưởng, giao phó công việc gia đình cũng như quản lý gia sản cho vợ, giúp vợ trở thành nội tướng, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình.
Đạo làm vợ theo quan niệm của Đức Phật là “cung kính” đối với chồng, thể hiện qua năm việc là: 1) Dậy trước. 2) Ngồi sau. 3) Nói lời hòa nhã. 4) Kính nhường tùy thuận. 5) Đón trước ý chồng. Đây là những đức tính của người vợ ngoan hiền, đảm đang mà nhất là cung kính, vâng phục chồng trong xã hội phong kiến cổ xưa. Ngày nay, dĩ nhiên những người vợ hiện đại rất nhiều tài, năng động, tự chủ và bình đẳng nhưng các hạnh “cung kính” mà Đức Phật đã dạy vẫn có vai trò quan trọng trong việc thiết lập hạnh phúc hôn nhân.
Đối chiếu với bản kinh tương đương là kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Trường bộ) thì ngoài những ý tương đồng, kinh Thiện Sinh không có chi phần “trung thành với vợ/chồng” trong trách nhiệm cũng như bổn phận của vợ và chồng. Chi phần này hàm chứa nội dung giới thứ ba, thủy chung son sắt với người bạn đời. Mặt khác, đức “cung kính” gần như tuyệt đối của người vợ sẽ khiến cho người phụ nữ xưa phải phụ thuộc vào người chồng nhiều hơn. Dù vậy, khi so sánh với quan niệm hôn nhân bình đẳng của xã hội hiện đại, những lời dạy của Đức Phật từ xa xưa nhằm thiết lập hạnh phúc hôn nhân đã cho thấy sự tiến bộ và nhân văn vượt tầm thời đại của Ngài.
Năm lần bảy lượt bị chồng "hành hạ" không thương tiếc, người phụ nữ đưa ra quyết định cuộc đời, cái cách cô vùng lên khiến tất cả hả hê
"Mình phi xe lên một quán karaoke gần nhà, mặc dù không chắc có chồng trong đó nhưng vẫn phi vào và gặp vợ chồng chị chủ quán", người vợ kể.
Uất ức, chịu nhục nhã không bao giờ là cách sống của một cô vợ trong gia đình hạnh phúc. Nhìn vào hình ảnh của cô vợ, người ta cũng thấy được hôn nhân của cô có vấn đề.
Một người phụ nữ đăng tải lên mạng xã hội để kể chuyện gia đình và nhận về nhiều bình luận từ cư dân mạng, chuyện như sau:
"Mình kết hôn cũng gần 4 năm, trước đó có yêu và tìm hiểu hơn 3 năm trời. Ngày mình cưới, bố mẹ chồng vốn dĩ không thích mình vì mình chẳng có nghề nghiệp gì còn chồng là bác sỹ của trung tâm y tế một huyện miền núi.
Lúc đó mình vẫn là công nhân (mình học đại học nhưng không xin được việc). Ngày mới cưới về mình bị khinh thường nhưng vẫn luôn lạc quan vì nghĩ chồng thương, chồng đi làm xa cuối tuần mới về một lần.
Cưới được hơn nửa năm thì mình khăn gói lên với chồng, còn nhớ lúc xin phép bố mẹ chồng đi, bố chồng mình còn nói 'lên đó thì đánh son đánh phấn vào không nhìn như con ma'.
Mình tủi thân trong bữa cơm mà nước mắt chực rơi ra, phải kìm nén.
Khi lên sống mình mới biết chồng là người rượu chè như thế nào. Hồi đấy chưa có con nhưng 1 tuần thì 12 bữa mình ăn cơm một mình.
Do ở huyện miền núi, nên mình ở nhà bán hàng đồ khô, sáng 2 giờ mình dậy đi 10km đường núi đi lấy hoa quả về bán.
Rồi mình có bầu, có nhiều thời gian nên ở nhà lướt facebook và biết có đợt thi công chức xã.
Muốn thử sức nên mình nộp hồ sơ thi thử. Vòng một mình đồng xếp thứ hai với một bạn nữa. Lúc chuẩn bị thi vòng hai mình bầu đã 7 tháng.
Chồng mình vẫn thường xuyên giao du với những bạn rượu và đặc biệt những người này thích nói đạo lý, văn hay ý đẹp và toàn khuyến khích những người bạn khác chê bai vợ của họ.
Một ngày chồng mình đi ăn cơm nhà hàng xóm (cách nhà tầm 50m), lúc đó mình đang ôn thi vòng 2. Tầm 1 giờ sáng nhìn đồng hồ chưa thấy chồng về, linh tính mách bảo mình điều gì đó rất xấu.
Mình phi xe lên một quán karaoke gần nhà, mặc dù không chắc có chồng trong đó nhưng vẫn phi vào và gặp vợ chồng chị chủ quán.
Mình nói dối là chồng mình gọi lên đón về vì quá say và hỏi chị chủ quán số phòng. Mở cửa vào mình thấy chồng và anh hàng xóm yêu quý đang ôm 'tay vịn', mỗi người một đứa.
Lúc đó mình đau lòng vô cùng các bạn ạ. Mình bầu, biết không làm ra tiền nên phải ăn dè dặt, thèm gì cũng không dám ăn, không mua được cái áo bầu tử tế mà cứ phải mặc mấy bộ đồ ngày còn con gái.
Lúc đó mình hận chồng vô cùng và tát cho 2 cái rồi ném điện thoại và đi vào một ngõ tối ngồi khóc. Khóc chán mình về thì chồng mình và bạn vẫn đang đứng ở cửa nhà.
Lúc này chắc tầm 2 giờ sáng, chồng mình thấy mình liền lao ra đánh nhưng được các anh em tốt can lại. 4 giờ sáng, khi đó chồng mình đang ngủ, mình bắt xe đi, lúc đó chỉ nghĩ lên xe chứ chưa biết đi đâu, ngồi xe nghĩ về sự cố gắng bao nhiêu năm qua mà mình thấy đau lòng.
Mình xin chuyển xe và ra Hà Nội với em gái nhà cậu, mình bảo ra đây ôn thi cho thoải mái. Chồng mình khi tỉnh dậy biết mình đi Hà Nội nên gọi điện bắt về, mình không về. Một tuần sau thi vòng 2, mình bắt xe về đi thi".
Người phụ nữ kể thêm rằng đã đậu công chức và đi làm nhưng chồng vẫn đánh đều tay. Anh ta cứ rượu chè vào là đánh vợ.
"Mình lỡ kế hoạch và sinh đứa thứ 2 khi anh được 2 tuổi. Giờ em được 7 tháng, mình đã đi làm. Chồng bây giờ đang đi học cuối tuần dưới thành phố.
Mình thuê người trông con để đi làm vì các bà nội ngoại đều bận cả. Ngày nghỉ mình lại gồng lên với 2 đứa con nhỏ, lo ăn lo uống, tắm rửa nấu nướng rồi trông con.
Tuần này chồng mình được nghỉ học, mình thở phào vì nghĩ có chồng giúp đỡ nhưng không, chồng bỏ sang nhà hàng xóm dọn dẹp và nấu nướng bên đó.
Bé đầu đòi bố về nên khóc thì bố tức tối phi về đánh cho một trận. Thằng em ốm mấy hôm nay mình không có được 1 giấc ngủ ngon, buổi trưa ăn dở bát cơm chưa xong lại đứng lên bế. Con ngủ không đặt được mà đi vệ sinh.
1 giờ chiều mình qua thấy chồng mình ném cho con cái điện thoại và đang ngồi chén chú chén anh. Mình tức có gọi chồng về nhưng không được. Sau đó mình lại sang gọi lần nữa vì bé đầu chưa được ngủ, bé sau thì ốm không thể đặt nôi, mình chẳng đi vệ sinh nổi.
Sau đó, anh ta lao vào mình tát mấy cái. Đến nước này mình điên lắm rồi, bất chấp luôn nói thẳng: 'Nếu được thì đi mà sống với anh em tốt của anh. Mấy người anh em sang mà xem người ta đánh vợ này. Người tốt không bao giờ người ta để bạn ở lại nhậu nhẹt triền miên, mặc kệ vợ con chật vật ở nhà'.
Lúc này, những người kia cũng sững người. Đánh vợ xong xuôi, anh ta về nhà ôm bé đầu đi ngủ. Lúc này mình quyết tâm lắm rồi, gọi điện cho mẹ đẻ xin bà đừng bắt mình phải chịu đựng gã chồng này nữa. Mình cũng gọi thẳng cho bố chồng tuyên bố ly hôn. Không thể nào chấp nhận được tiếp người chồng như thế".
Đọc xong câu chuyện ai cũng cảm thấy may mắn cho cô vợ đã hạ được quyết tâm, ly hôn gã chồng vũ phu, vô trách nhiệm. Đáng ra việc này cô phải làm từ sớm hơn để thời gian chịu đựng không phải lâu dài đến như thế.
Trong hôn nhân, vợ chồng bình đẳng. Người chồng và cả nhà chồng không tôn trọng vợ thì cũng chẳng còn cơ sở nào để cô ở lại, cùng đồng hành với anh ta trong chặng đường đời tiếp theo nữa.
Đàn ông ly hôn đều... tệ? Chúng tôi yêu nhau bốn năm, ba mẹ tôi không cho cưới vì anh đã một đời vợ. Ba mẹ cho rằng, đàn ông tệ bạc mới không giữ nổi tổ ấm. Đàn ông cũ, từng trải như anh, như thỏi nam châm hút lấy tôi. Chúng tôi cưới được nhau vì tôi mang thai. Tôi không lấy cái thai làm áp lực...