“Suy nghĩ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước là suy nghĩ của toàn Đảng, toàn dân”
Công tác cán bộ đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của Đảng, của đất nước, cần làm kỹ lưỡng, khách quan.
Tại hội nghị cán bộ toàn quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng đề cập việc chuẩn bị công tác nhân sự, nhấn mạnh phải lựa chọn cho được những cán bộ vừa có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, vừa có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược, có cả đức và tài. Đây không chỉ là nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, mà của cả hệ thống chính trị. Đây cũng là mong muốn của nhiều cán bộ, Đảng viên và nhân dân cả nước.
Bày tỏ đồng tình cao với những ý kiến tâm huyết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về việc xem xét, lựa chọn nhân sự cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nhiều cán bộ, Đảng viên, và nhân dân nhận định, công tác cán bộ đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của Đảng, của đất nước, cần làm kỹ lưỡng, khách quan, chọn người đủ đức, đủ tài.
Ông Đinh Minh Thử, đảng viên phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình nêu quan điểm: “Công việc thành công hay thất bại là ở cán bộ tốt hay kém. Làm công tác nhân sự cho đại hội Đảng là vô cùng quan trọng, chúng ta lựa chọn cán bộ để giới thiệu cho đại hội dân chủ bầu những người xứng đáng vào Ban Chấp hành. Công tác nhân sự lần này phải làm khách quan, thật sự trong sáng, lựa chọn người đủ đức, đủ tài, không đưa những người vi phạm, không đưa những người chạy chức chạy quyền, không đưa những người có dấu hiệu tiêu cực lọt vào trong hàng ngũ của Đảng”.
Video đang HOT
“Với yêu cầu của Tổng Bí thư thì việc người giới thiệu người xứng đáng ứng cử cho khóa mới sắp tới phải hết sức thận trọng. Bởi vì, đội ngũ cán bộ quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới. Người giới thiệu phải chịu trách nhiệm trước toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Người giới thiệu phải am hiểu người được giới thiệu về phẩm chất, đạo đức, năng lực, tác phong… để làm việc có hiệu quả trong bộ máy chính quyền, trong tổ chức Đảng, phù hợp với tình hình đất nước”, ông Phạm Bá Lữ, đảng viên 60 năm tuổi Đảng, ở phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM nhấn mạnh.
Trước thực tế thời gian qua, hàng loạt cán bộ cao cấp, trong đó có cả những cán bộ chủ chốt của Trung ương vi phạm, bị thi hành kỷ luật Đảng và xử lý hình sự, một số ý kiến cũng cho rằng, các cấp, các ngành cần phải quán triệt sâu sắc tinh thần “Lựa chọn những cán bộ – Dưới có vững thì trên mới bền” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để chăm lo giới thiệu đội ngũ cán bộ kế cận đủ đức đủ tài.
Ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho rằng, các ngành, các địa phương cần tiếp tục quán triệt nắm vững tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ đã được Ban Chấp hành Trung ương ban hành trong thời gian qua để sáng suốt lựa chọn người tài, đủ tiêu chuẩn, tránh cục bộ địa phương, lợi ích nhóm trong việc lựa chọn nhân sự thì mới tạo được tính khách quan dân chủ trong Đại hội.
Còn Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt thì khẳng định, suy nghĩ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chính là suy nghĩ của toàn Đảng, toàn dân.
“Tôi chỉ mong muốn cán bộ phải tiêu biểu cho lòng tin của dân. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt thì phải thực sự có tài. Tài ở đây tức là có kinh nghiệm, có bản lĩnh, có ý thức trách nhiệm trong xử lý giải quyết mọi công việc khó khăn của đất nước. Đó là đối nội, đối ngoại kinh tế xã hội, đặc biệt là vấn đề đoàn kết xây dựng Đảng”, ông Duyệt nêu rõ./.
Nhóm PV
Những giọt máu nghĩa tình của người lính Công an nhân dân
Những năm qua, cùng với phong trào hiến máu tình nguyện rộng khắp trên cả nước, phong trào hiến máu tình nguyện trong công an nhân dân (CAND) đã được tổ chức nhiều lần và nhân rộng với nhiều hoạt động phong phú, cụ thể, thiết thực, kịp cứu sống người bệnh.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: BỘ CÔNG AN
Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhân Ngày "Toàn dân hiến máu tình nguyện", Bộ Công an đã phát động phong trào "Hành trình giọt máu nghĩa tình" nhằm kêu gọi hiến máu tình nguyện trong lực lượng CAND. Trong lễ phát động, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Công an chia sẻ, ngoài việc tiếp tục thực hiện các công điện, mệnh lệnh chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh trấn áp tội phạm và phòng, chống dịch Covid-19, lực lượng CAND cũng cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội; đồng thời với nghĩa cử cao đẹp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", hăng hái tình nguyện tham gia hiến máu cứu người. Tất cả lực lượng công an các đơn vị, địa phương động viên cán bộ, chiến sĩ tham gia hiến máu tình nguyện. Mỗi công an địa phương phấn đấu tình nguyện hiến hơn 1.000 đơn vị máu, trong đó riêng hai đơn vị là Công an TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mỗi đơn vị hiến 5.000 đơn vị máu, đặc biệt chú trọng nhóm máu hiếm...
Lời kêu gọi đã được toàn thể các cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng CAND hưởng ứng nhiệt tình. Ghi nhận tại các buổi hiến máu tình nguyện trong lực lượng CAND cho thấy, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ tham gia đều chung một khí thế, một tinh thần trách nhiệm cao vì cộng đồng. Có những người mới hiến máu tình nguyện lần đầu, nhưng cũng có những chiến sĩ công an tham gia hiến máu đã hàng chục lần. Thượng úy Nguyễn Thành Công, Trung đội Cảnh sát đặc nhiệm, Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh ắk Lắk đã tham gia hiến máu hơn 30 lần, trong đó, không ít lần trực tiếp hiến máu cho người bệnh đang cấp cứu, góp phần cứu sống nhiều trường hợp trong tình trạng nguy kịch. Những nghĩa cử cao đẹp của Trung úy Công là tấm gương cho nhiều chiến sĩ trẻ học tập, hăng hái tham gia hiến máu để "hành trình giọt máu nghĩa tình" thắp lên niềm hy vọng cho những người bệnh đang chờ nguồn máu tiếp ứng tại các bệnh viện.
áng chú ý, trong những ngày phát động lực lượng CAND tham gia hiến máu vừa qua, một câu chuyện đẹp và ý nghĩa đã lan tỏa trong lực lượng CAND. Sự việc chị Thào Thị Dy (SN 1994, trú tại bản Hua Ngáy, xã Pá Lồng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La trong tình trạng mất máu nhiều, nguy hiểm đến tính mạng, cần truyền gấp bốn đơn vị máu, chị Dy lại thuộc nhóm máu hiếm. Khi đó lượng máu dự trữ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La đang thiếu, gia đình chị Dy không có ai cùng nhóm máu với chị. Trong lúc cả gia đình đang tuyệt vọng, không biết trông cậy vào ai để hiến máu thì đồng chí Thiếu úy Vàng Ly Công, cán bộ Phòng An ninh đối ngoại, Công an tỉnh Sơn La đã nhanh chóng đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La để hiến máu truyền cho chị Thào Thị Dy, kịp thời cứu chị vượt qua cơn nguy hiểm. Trước những nghĩa cử cao đẹp kể trên, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã có thư khen gửi tới hai đồng chí Vàng Ly Công và Nguyễn Thành Công. Trong thư, Bộ trưởng Công an nhấn mạnh, hành động của hai đồng chí đã thể hiện bản chất tốt đẹp của người chiến sĩ CAND, vì nhân dân phục vụ, mang tính nhân văn cao cả, là những chiến sĩ tiên phong, đi đầu hưởng ứng, thực hiện lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhân Ngày "Toàn dân hiến máu tình nguyện" và Thư gửi toàn thể cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện của Bộ trưởng Công an.
Có thể nói, phong trào "hành trình giọt máu nghĩa tình" của lực lượng CAND vừa là tình cảm, vừa là trách nhiệm thiêng liêng của người chiến sĩ công an đối với nhân dân và các đồng chí, đồng đội của mình trong bối cảnh lượng máu dự trữ đang rất khan hiếm. ồng thời, cũng là hoạt động gắn liền với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, phẩm chất cách mạng của người chiến sĩ công an, những người luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động nhân đạo, sẵn sàng vì cuộc sống bình yên của nhân dân.
LÊ TÚ
Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Yên Bái hiến trên 140 đơn vị máu Trên 160 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Yên Bái đã tham gia hiến máu tình nguyện, nhằm chia sẻ với cộng đồng những "giọt máu hồng". Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và phát động của Bộ Công an,chiều 8/4, trên 160 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Yên Bái đã...