Suy nghĩ của iFan: “Tôi sẽ không bao giờ quay trở lại với Android vì muốn Ăn chắc mặc bền”
Cũng giống như nhiều người khác, tôi để dành cuối năm để làm những việc ngày thường chẳng bao giờ để tâm đến. Một trong những việc ấy là đem điện thoại cũ thay pin.
Tôi mang thay pin không chỉ 1 mà là 3 chiếc điện thoại cũ: iPhone 5, HTC One M8 và Nexus 5. 3 chiếc điện thoại ấy là 3 câu chuyện khác nhau.
iPhone 5 là chiếc điện thoại tôi thay pin đầu tiên, đơn giản là vì… có thể. Tôi dám chắc với bạn rằng vào bất cứ một cửa hàng sửa chữa nào và hỏi thay pin iPhone 5, người ta hoặc sẽ nhận làm cho bạn luôn, hoặc báo bạn chờ vài ngày.
Tiếp đến là HTC One M8. Cửa hàng nhận thay pin iPhone 5 không có viên pin này và nói với tôi phải đợi ra sau Tết “may ra thì có”. Tôi đi dọc trên dưới 10 cửa hàng sửa chữa trên đoạn đường Trần Thái Tông rẽ vào Xuân Thủy/Cầu Giấy và chỉ duy nhất 1 cửa hàng nói có pin để thay. Giá thay là 350.000 đồng, đắt hơn hẳn 50.000 so với tiền thay pin iPhone. Muốn mặc cả cũng không được, vì tôi đơn giản là chẳng có lựa chọn nào cả.
Thay pin cho Android cũ: Khó khăn, lại không vừa lòng.
Thế rồi, thay pin xong, Tết về mới nhận ra, pin “mới” thay vào dùng thời lượng cũng chẳng khá hơn pin cũ là bao.
Tất yếu vào… thùng rác
Còn Nexus 5? Không có cửa hàng nào nhận cả. Không có một cửa hàng nào có nguồn mua pin thay cho Nexus 5.
Vấn đề này, có lẽ vài năm nữa chiếc iPhone 5 gặp phải. Thậm chí, khi tôi hỏi vui “chắc iPhone 4S cũng vẫn còn pin nhỉ”, chủ cửa hàng nhận làm cho tôi cũng khẳng định là có. Lý do đơn giản là giờ vẫn có người dùng 4S.
Tôi nghĩ bạn không thể nào nói điều tương tự về những chiếc Android ra mắt trong năm 2011. Hay thậm chí là 2013. Theo lời của anh chủ cửa hàng nọ, thay linh kiện cho Android cũ là cực kỳ khó khăn với ngoại lệ duy nhất là Samsung. Mà chiếc Samsung “cũ” nhất mà cửa hàng đó nhận thay pin cũng chỉ là Galaxy S6, ra mắt năm 2014. Galaxy S5 có pin người dùng tự thay được, nhưng đã lâu anh này không nhập về vì “chẳng có ai hỏi”.
Video đang HOT
Một ngày nào đó, bạn sẽ phải mang vứt những chiếc Android cũ “còn tốt” chỉ vì không thay được pin.
Chưa dừng lại ở đây. Bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn tìm tấm dán cường lực hay ốp lưng cho Android cũ. Tôi cũng đã gặp rất nhiều trường hợp điện thoại cũ bị vỡ màn hình thì buộc phải bỏ luôn, vì hoặc thay thế quá đắt đỏ, hoặc chi phí thay cao tới mức người dùng không nên thay.
Nhưng tồi tệ nhất vẫn là pin, vì đây là vấn đề mà bạn tất yếu sẽ gặp phải. Li-ion hay bất kỳ công nghệ nào khác không cho phép những thỏi pin có thể sống mãi với thời gian. Điều này cũng có nghĩa rằng chỉ sau một vài năm, bạn sẽ phải chấp nhận rằng những chiếc Android của mình – dù main còn tốt, màn hình còn tốt, chip còn tốt, camera còn tốt… vẫn sẽ trở thành đồ bỏ đi.
Chỉ vì pin đã chai.
Ăn chắc mặc bền
Vấn đề này cũng là lý do vì sao tôi không bao giờ quay trở lại với Android. Đúng vậy, “vọc” Android có đem lại niềm vui, nhưng một người có công việc và cuộc sống gia đình bận rộn sẽ đặt sự ổn định và bền lâu lên trên những tính năng vô ích, những dung lượng RAM không bao giờ dùng đến hay những độ phân giải nằm ngoài khả năng nhìn nhận của mắt người. Tất cả những gì tôi cần, iPhone đều có thể đáp ứng được.
Quan trọng hơn, khi mua iPhone, tôi có thể tin chắc được rằng, 3 năm nữa, 5 năm nữa, chiếc iPhone mới của tôi vẫn có thể thay pin, dán màn hình, thay ốp để đem tặng, để làm điện thoại phụ hay nói chung là để… sử dụng. Tôi không dám chắc rằng mình có thể nói điều tương tự về Xiaomi, OPPO, Vivo, HTC, Sony hay Pixel. Nhìn ra xung quanh, tôi thậm chí còn không thấy ai giữ lại điện thoại Android từ 2015.
Thay pin cho iPhone cũ: rất dễ. Thay pin cho Android cùng năm: bất khả thi.
Và tôi chắc chắn rằng không còn ai đang sử dụng điện thoại Android từ 2011 cả. Nhưng những chiếc iPhone 2011, 2012, 2013… vẫn còn đầy rẫy xung quanh tôi. Con đường sống của chúng luôn luôn rộng mở, qua những tấm dán màn hình, những chiếc ốp và những thỏi pin mà cửa hàng nào cũng có.
Tuổi đời của iPhone có thể cao gấp đôi, gấp 3 tuổi đời của những chiếc điện thoại Android. Bảo sao mà iPhone vẫn cứ làm bá chủ phân khúc cao cấp: ai muốn mua điện thoại đắt tiền chỉ để buộc phải vứt đi sau vài năm sử dụng?
Các bạn dùng iPhone có nghĩ giống tôi không? Với các bạn đang dùng Android, các bạn thấy vậy là đúng hay sai?
Theo Genk
Bỏ "tai thỏ" có ý nghĩa gì đâu nếu như các hãng Android cứ mãi ám ảnh với Apple?
Tai thỏ là cách dễ dàng nhất để gợi nhắc đến iPhone X và các phiên bản sau này. Nhưng kể cả khi không có tai thỏ, sự ám ảnh của các thương hiệu Trung Quốc với Apple vẫn còn là quá lớn.
Năm 2018 không chỉ là năm của "tai thỏ": bên cạnh việc ra mắt những chiếc smartphone có màn hình nhái iPhone X (và không có 3D Face Unlock), các tên tuổi Trung Quốc cũng đã rất nỗ lực trong việc tìm giải pháp thay thế "cái rãnh" của Apple. Đầu năm, BKK Electronics gây tiếng vang lớn nhờ bản mẫu Vivo Apex dùng cơ chế camera thò thụt, đến cuối năm thì ra mắt 2 mẫu Vivo NEX và OPPO Find X để trở thành kẻ dẫn đầu trong cuộc đua toàn màn hình. Cũng trong vài tháng cuối năm, Huawei, Xiaomi, Vivo và OPPO đều ra mắt smartphone khoét rãnh "giọt nước", tạo hình giống với "rãnh" của Essential hơn là Apple.
Chưa kể, bất chấp những lùm xùm về vấn đề quyền trí tuệ, Huawei cũng đã trở thành tên tuổi thứ 2 sau Apple công bố công nghệ "khoét lỗ", cho phép đưa smartphone đến gần với trải nghiệm "toàn màn hình" hơn bao giờ hết mà không cần tới các giải pháp cơ học.
Nhưng từng đó đã là đủ để họ thoát khỏi cái bóng của Apple? Hãy cùng điểm qua một vài ví dụ:
Huawei Nova 4, điểm khởi đầu cho màn hình "đục lỗ", cũng có mặt lưng theo kiểu "iPhone gắn thêm 1 camera".
Mặt trước thì mới mẻ hoàn toàn với giọt nước, mặt sau thì vẫn quá gợi nhắc đến iPhone X.
Là "anh em" của VIvo, OPPO phá cách hơn khi chọn iPhone 7 Plus để đưa lên smartphone "giọt nước" của mình.
Một trong những sản phẩm đình đám nhất hứa hẹn kỷ nguyên sáng tạo của các nhà sản xuất Trung Quốc: Vivo Nex (và mặt lưng iPhone X).
Xiaomi Mi Mix 3 sử dụng giải pháp nắp trượt giống như Lenovo. Nhưng ở phía sau vẫn là tạo hình y hệt như iPhone X
Dĩ nhiên, ở trên mới chỉ là một vài ví dụ cho thấy, ngay cả khi thoát ra khỏi "tai thỏ", những chiếc Android Trung Quốc vẫn không thể thoát khỏi cái bóng của Apple. Thậm chí, gần như trong mọi trường hợp, các nhà sản xuất này đều chọn hình nền theo phong cách màu loang để gợi nhắc đến nhà Táo. Phong cách màn hình cong cũng được học hỏi một cách triệt để từ cả Apple và Samsung.
Hiện tượng này chỉ có một ý nghĩa duy nhất: ngay cả khi đã nhận được những lời khen về sáng tạo, các nhà sản xuất Trung Quốc vẫn cứ phải núp bóng Táo. Mỗi sản phẩm Trung Quốc dù thế nào cũng vẫn chưa thực sự có nét riêng.
Đến bao giờ thì điều đó mới thay đổi? Có lẽ là không bao giờ, bởi ngay cả thương hiệu Trung Quốc đáng chú ý nhất vẫn đang ám ảnh với "tai thỏ" đến mức này đây:
Theo Genk
Nhiều ứng dụng Android vẫn theo dõi bạn ngay cả khi bạn yêu cầu chúng ngừng làm điều đó Một số ứng dụng muốn theo dõi hoạt động của bạn liên tục không ngừng nghỉ, ngay cả khi bạn yêu cầu chúng hãy "quên quá khứ đi". Thế nhưng sự thực là bạn chẳng thể làm gì để ngăn chúng cả. Gần 17.000 ứng dụng Android thu thập thông tin nhận dạng để tạo một bản ghi vĩnh viễn các hoạt động...