Suy giảm thính giác không được điều trị, tác động khó lường đến sức khỏe
Suy giảm thính giác chủ yếu xảy ra ở người già do liên quan đến lão hóa. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ ai và ở mọi lứa tuổi.
Tại Mỹ, các thống kê cho thấy có đến 37,5 triệu người trên 18 tuổi gặp vấn đề về thính giác. Trong khi đó, trung bình 1.000 trẻ em ở Mỹ thì có 3 em bị suy giảm thính lực ở 1 hoặc 2 tai, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Suy giảm thính giác khiến người bệnh khó giao tiếp, dẫn đến tự cô lập và thu rút khỏi các cuộc gặp gỡ với mọi người. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngoài tuổi tác thì các yếu tố như điều kiện làm việc, tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn, chẳng hạn như âm thanh lớn từ tai nghe hay trong các sự kiện âm nhạc, cũng góp phần gây suy giảm thính giác.
Nếu không được điều trị, mất thính giác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc. Hậu quả là dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.
Video đang HOT
Một nghiên cứu đăng trên chuyên san y khoa The Lancet cho thấy suy giảm thính giác làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Mức độ suy giảm càng cao thì nguy cơ bị sa sút trí tuệ càng tăng.
Theo đó, người suy giảm thính giác mức độ nhẹ có nguy cơ sa sút trí tuệ cao gấp 2 lần bình thường. Nguy cơ này ở người suy giảm thính lực mức độ vừa và nặng lần lượt là 3 lần và 5 lần.
Không những vậy, suy giảm thính giác không được điều trị sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự minh mẫn và trí nhớ của người bệnh, nhất là người già. Vì khi khó nghe rõ, người mắc sẽ phải tập trung tinh thần nhiều hơn để lắng nghe, từ đó khiến bộ não không thể tập trung cho việc ghi nhớ và hiểu ngôn từ.
Các thống kê cho thấy hơn 90% người bị suy giảm thính lực là nhóm trên 50 tuổi. Vì không thể nghe rõ nên họ khó giao tiếp với mọi người. Do đó, người bị suy giảm thính lực có xu hướng bị cô lập và thu rút khỏi các cuộc gặp gỡ với mọi người.
Vì thính giác rất quan trọng với sức khỏe nên mọi người cần kiểm tra thính giác định kỳ, đặc biệt là người có nguy cơ cao bị suy giảm thính giác. Các chuyên gia khuyến cáo nên kiểm tra thính giác từ 3 đến 5 năm/lần. Những người trên 60 tuổi hay thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn có thể kiểm tra thường xuyên hơn, theo Healthline.
Chảy máu cam: Khi nào cảnh báo dấu hiệu nghiêm trọng?
Hỉ mũi vào khăn giấy và phát hiện có máu cam thường sẽ khiến người bệnh bị sốc.
Chảy máu cam có thể xuất hiện bất ngờ mà không rõ nguyên nhân. Nhưng thông thường, tình trạng này không phải là dấu hiệu đáng phải lo.
Chảy máu cam có thể do một số yếu tố như môi trường có độ ẩm thấp, lạm dụng thuốc xịt mũi, kích ứng với các sản phẩm hóa học hoặc ngoáy mũi gây tổn thương bên trong, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Nếu bị chảy máu cam trên 20 phút hoặc máu chảy quá nhiều thì cần phải được chăm sóc y tế ngay. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chảy máu cam là tình trạng rất phổ biến, có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Các thống kê cho thấy khoảng 60% dân số sẽ bị chảy máu cam vào một thời điểm nào đó trong đời. Trong đó, trẻ từ 3 đến 10 tuổi đặc biệt dễ bị chảy máu cam vì các bé thường ngoáy mũi.
Bên trong mũi là lớp niêm mạch chứa đầy các mạch máu nhỏ. Ngoáy mũi có thể làm tổn thương các mạch máu này, gây chảy máu cam. Hầu hết các trường hợp chảy máu cam có thể hết mà không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy.
Chảy máu cam ở mũi trước thường sẽ nhẹ và dễ kiểm soát. Thế nhưng, chảy máu cam ở mũi sau là do tổn thương các mạch máu ở sau mũi và cổ họng. Trường hợp này có thể cần phải được chăm sóc y tế ngay.
Dấu hiệu nhận biết chảy máu cam cần phải được chăm sóc y tế là máu chảy liên tục hơn 20 phút hoặc lượng máu chảy ra quá nhiều. Trong khi đó, nếu người bị chảy máu cam xuất hiện triệu chứng nôn mửa, khó thở, chảy máu tai hoặc trực tràng thì cần phải đưa đến bệnh viện ngay.
Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp chảy máu cam không cần can thiệp y tế khẩn cấp nhưng vẫn cần được bác sĩ kiểm tra. Chẳng hạn, đó là những trường hợp chảy máu cam do tác dụng phụ của thuốc. Trẻ dưới 2 tuổi hoặc người lớn bị chảy máu cam thường xuyên kèm theo các triệu chứng của thiếu máu, da dễ bị bầm tím cũng cần đi bác sĩ khám.
Nếu máu chảy mức độ nhẹ, các chuyên gia khuyến cáo người mắc nên ngồi thẳng dậy chứ không nên nằm. Ngoài ra, sử dụng miếng gạc lạnh để cầm máu. Nhiệt độ lạnh của miếng gạch sẽ giúp các mạch máu co lại và cầm máu.
Hãy hỉ mũi nhẹ nhàng để tống các chất dịch tích tụ bên trong ra ngoài. Kẹp chặt bên mũi bị chảy máu trong khoảng 5 đến 15 phút, sau đó dùng khăn để lau sạch mũi, theo Healthline.
3 sai lầm đang mắc phải khi tập luyện làm tổn thương khớp Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho các khớp xương luôn dẻo dai và chắc khỏe. Dù vậy, một số thói quen khi tập có thể đang vô tình gây tổn hại đến khớp. Tập thể dục mang lại những lợi ích đáng kinh ngạc cho cả thể chất và tinh thần. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh...