Suy gan, tổn thương thận vì nuốt mật cá trắm 3kg
Trung tâm chống độc – BV Bạch Mai mới đây đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị tổn thương thận, suy gan do ngộ độc mật cá trắm.
Bệnh nhân là nữ (56 tuổi) ở Hải Dương, đã nuốt mật cá trắm sống do nghe nhiều người “mách” mật cá rất tốt cho sức khỏe, ăn mật cá sống có thể chữa được nhiều bệnh.
Nữ bệnh nhân cho biết, trước khi vào viện khoảng 2 ngày, bệnh nhân đã ra chợ xin mật con cá trắm 3kg và nuốt sống. Khoảng 5 giờ sau, bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn nhiều ra thức ăn, dịch tiêu hóa, đi đại tiện liên tục 6 lần trong 3 giờ đồng hồ, phân lỏng.
Nghĩ bị trúng gió, bệnh nhân nhờ người nhà đi gọi người đến nhà tiêm và truyền dịch nhưng không đỡ. Sau 2 ngày bệnh nhân mệt nhiều, đau bụng âm ỉ liên tục, buồn nôn, nôn nhiều, còn tiêu chảy, tiểu ít, phù chân tăng dần.
Nữ bệnh nhân (56 tuổi) ở Hải Dương đang được điều trị tại Trung tâm chống độc – BV Bạch Mai. Ảnh: Quỳnh Mai.
Tại BV Bạch Mai, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc mật cá, với các biểu hiện lâm sàng: Rối loạn tiêu hóa; Tổn thương thận cấp (thiểu niệu, vô niệu, tăng ure, Creatinine máu, phù); Hủy hoại tế bào gan (tăng AST, ALT); Suy gan cấp (vàng da, tăng Blirubin…)
Sau một thời gian điều trị tích cực bằng các phương pháp bù dịch, điện giải, lợi tiểu và lọc máu IHD, các bác sĩ tiên lượng trên 95% bệnh nhân sẽ hồi phục không để lại di chứng. Chức năng gan sẽ phục hồi sau 1 tuần điều trị. Chức năng thận phục hồi sau 2-4 tuần điều trị.
Theo TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, ngộ độc mật cá thường xảy ra ở các nước Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam) do quan niệm mật cá có tác dụng chữa bệnh theo Đông y.
Tại Việt Nam, các ca ngộ độc thường là ngộ độc mật cá trắm. Tần suất hằng năm vài ca, rải rác ở nhiều địa phương khác nhau, thường là các ca đơn lẻ.
“Bên trong các loại mật cá thuộc họ cá chép như cá mè, cá trôi, cá trắm hay kể cả các loại cá tầm đều có chứa một loại độc tố nguy hiểm. Tên khoa học của loại độc tố này là 5-cyprinol, đây là một hợp chất alcohol độc của mật với 5 nhóm hydroxyl trong phân tử. Độc tố này bền vững với nhiệt, giữ độc tính khi nấu chín nên kể cả khi nấu chín ăn vào vẫn sẽ gây ngộ độc.
Chất độc này gây tổn thương, gây viêm, loét đường tiêu hóa, gây đau bụng, nôn và tiêu chảy…Sau đó nhanh chóng làm tổn thương, suy thận, hoại tử ống thận, tổn thương gan gây suy gan… Nhiều bệnh nhân khi trúng độc cần phải điều trị tích cực như lọc máu và nằm viện nhiều ngày với chi phí điều trị tốn kém, nếu không nguy cơ tử vong sẽ rất cao”, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên thông tin.
Giám đốc Trung tâm chống độc khuyến cáo: “Người dân tuyệt đối không ăn mật cá, không ăn nội tạng cá. Cần cẩn thận, kỹ lưỡng, loại bỏ nội tạng cá trước khi chế biến và rửa sạch. Ngoài ra, người dân cũng cần tuyên truyền về tác hại của mật cá. Loại bỏ quan niệm sai lầm về lợi ích của mật cá nói riêng và các loài động vật nói chung”.
Video đang HOT
Rau cải dại, vị thuốc quý đầu xuân
Rau cải dại được ứng dụng cả trong Đông y và Tây y làm thuốc cầm máu, lợi tiểu, tiêu viêm...
Đặc điểm và công dụng của rau cải dại
Rau cải dại, tên khác là tề thái, địa mễ thái, cỏ tâm giác, tên khoa học là Capsella bursa pastoris (L.) Medic.,thuộc họ Chữ thập Brassicaceae (Cruciferae)..
Rau cải dại màu xanh lục, có thân gầy nhỏ, có lông mịn, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Cao từ 20-40cm. Lá phía gốc mọc sát mặt đất thành hoa thị, cuống ngắn hoặc không cuống; phiến lá xẻ thành nhiều răng cưa thô to, trên phiến lá có lông nhỏ.
Lá phía trên không có cuống, ôm lấy thân cây, mép có răng cưa hoặc nguyên hay hơi cắt sâu. Hoa nhỏ 4 cánh màu trắng, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá.
Đầu xuân nở hoa, nhổ toàn cây lên, cắt bỏ rễ, dùng tươi hoặc khô.
Rau cải dại có công dụng lợi gan, hòa trung, lợi ngũ tạng.
Theo Đông y: Rau cải dại có vị ngọt nhẹ, tính mát; vào kinh can. Có tác dụng hòa vị, lợi thủy, chỉ huyết, minh mục. Dùng trong trường hợp tiểu rắt, tiểu đục, thổ huyết, tiện huyết, băng huyết, mắt sưng đỏ đau, tử cung xuất huyết, khái huyết, kinh nguyệt quá nhiều...
Trong Bản thảo cương mục ghi: Rau cải dại có khả năng lợi gan, hòa trung, lợi ngũ tạng, rễ dùng chữa đau mắt, làm sáng mắt, ích dạ dày, rễ và lá đốt thành than chữa xích bạch lỵ; hạt minh mục (làm sáng mắt) chữa đau mắt, thong manh, bổ ngũ tạng, chữa lỵ lâu ngày.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Trong cây có axit fumaric và nhiều muối kaki, ngoài ra trong rau cải dại còn có cholin với vitamin K.
Rau cải dại có một số tác dụng chủ yếu, như hạ huyết áp; giãn huyết quản, tăng lượng máu qua động mạch vành; Cao lỏng rau cải dại có tác dụng trên tử cung cô lập gây co bóp rõ rệt; axit bursic có tác dụng cầm máu, hạ nhiệt; hưng phấn hô hấp, làm lành vết loét, lợi niệu. Ngoài ra, rau cải dại còn có thể chống động kinh và hỗ trợ điều trị các bệnh về thần kinh.
Một số bài thuốc từ rau cải dại:
Hỗ trợ điều trị ho ra máu:
Rau cải dại tươi 60g; sắc nước uống thay trà.
Hố trợ điều trị bệnh tăng huyết áp, đau đầu, xuất huyết đáy mắt:
Rau cải dại khô 30g, sắc nước uống thay trà hằng ngày.
Hỗ trợ điều trị lao thận:
Rau cải dại tươi 60g, khô 30g, nước 400ml sắc còn 200ml; đập 1 quả trứng gà vào, đun lại cho chín; ăn trứng uống nước thuốc.
Hỗ trợ điều trị toàn thân phù thũng, đau tức ngực:
Rau cải dại khô 30g, đại táo 12g, sắc nước uống thay trà.
Các trường hợp kinh nguyệt quá nhiều:
Dùng bài: Rau cải dại khô 40g, nước 200ml, sắc còn 100ml; chia 3 lần uống trong ngày.
Rau cải dại hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Các trường hợp chảy máu cam, chảy máu chân răng:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 30g, thịt lợn nạc 120g; nấu canh ăn.
Các trường hợp sản hậu xuất huyết:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 30g; sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa lỵ lâu ngày:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 60g, khô 30g; sắc nước, thêm đường đỏ, chia uống trong ngày.
Các trường hợp nội thương thổ huyết:
Dùng bài: Rau cải dại khô 30g, đại táo 12g; sắc nước uống.
Giúp lợi niệu, trị tiểu đục, đái ra dưỡng chấp:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 40g, khô 20g, sắc nước uống; Dùng liên tục trong 20 - 30 ngày; hoặc có thể dùng cao lỏng cải dại mỗi lần 3ml, ngày 2 lần.
Dự phòng dịch viêm não:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 60g: sắc nước uống. Uống cách nhật hoặc sắc uống 2 - 3 lần/tuần; dùng liền 3 tuần.
Dự phòng bệnh sởi:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 100g, bạch thái căn 200g; sắc nước uống. Chia 2 - 3 lần, uống trong ngày khi thuốc còn ấm.
Chữa trẻ lên sởi hỏa thịnh:
Dùng bài: Rau cải dại tươi 60g, ngó sen 30g; sắc nước uống. Chia 2 - 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
7 món ăn bài thuốc chữa bệnh từ bách hợp Bách hợp có tác dụng nhuận phế, trừ ho, định tâm, an thần, thanh nhiệt, lợi tiểu...; dùng chữa ho lao thổ huyết, hư phiền hồi hộp, tim đập mạnh, phù, thũng. 1. Đặc điểm của vị thuốc bách hợp Bách hợp còn có tên gọi khác là cây tỏi rừng (Sơn Pha, Sơn Đông, Lạng Sơn). Tên khoa học Lilium brownii F....