Suy gan thận nghi do ngộ độc trà sữa trân châu
TP HCM – Sau bốn lần lọc máu, tình trạng suy gan của anh Lộc đã cải thiện nhưng vẫn còn suy thận.
Trưa 8/9, sau giờ cơm trưa, anh Lộc cùng người thân uống trà sữa trân châu ở một quán tại quận 12. Vài tiếng sau, anh ngủ dậy thì bắt đầu nôn ói, chóng mặt, nghĩ do trúng gió sẽ tự khỏi nên không đi viện. Bệnh diễn tiến nhiều ngày không giảm, tối 13/9, anh được đưa vào Bệnh viện Thống Nhất cấp cứu vì nôn ói nhiều, mệt lả người.
Bệnh nhân được lọc máu giúp hồi phục các tổn thương gan, thận. Ảnh: Lê Phương.
Tiến sĩ Nguyễn Bách, Trưởng Khoa Thận – Lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất, cho biết kết quả xét nghiệm bệnh nhân tổn thương gan, thận cấp rất nặng, phải lọc máu cấp cứu. Ngày 17/9, sau bốn lần lọc máu, tình trạng suy gan cải thiện nhưng chức năng thận chưa ổn, dự kiến sẽ lọc máu thêm vài lần. Bệnh nhân trẻ tuổi, có thể trạng tốt nên khả năng hồi phục tốt.
Anh Lộc cho biết trước giờ rất khỏe mạnh, khám sức khỏe gần đây không có bất thường gan thận. “Tôi ít uống trà sữa, hôm đó những người còn lại chọn những loại khác nhau, uống xong vẫn khỏe”, anh Lộc nói.
Theo bác sĩ Bách, ở bệnh nhân trẻ tuổi, suy gan, thận cấp có thể xảy ra do sử dụng một số thuốc có độc tính cao với gan, thận hoặc sử dụng chất gây nghiện. Ở bệnh nhân này, các xét nghiệm chất gây nghiện và tầm soát bệnh lý nhiễm trùng đều cho kết quả âm tính nên có thể loại trừ các nguyên nhân này.
“Cần xét nghiệm phân tích mẫu trà sữa về các chỉ số vi sinh, chất bảo quản chất tạo màu, tạo vị ngọt đối với nguyên liệu pha chế trà sữa để xác định chính xác nguyên nhân”, bác sĩ Bách nói. Cơ quan an toàn thực phẩm ở TP HCM đang phối hợp lấy mẫu trà sữa để kiểm tra.
Video đang HOT
Năm 2013, Đài Loan, Singapore từng phát hiện acid maleic từng được phát hiện trong hạt trân châu, phải thu hồi hàng loạt. Tùy liều lượng sử dụng, phản ứng của cơ thể, chất này có thể gây tổn thương gan, suy thận cấp tính hoặc tích tụ khi sử dụng trong thời gian dài, gây suy thận mạn. Acid maleic không được chấp nhận là một phụ gia thực phẩm.
Trên Journal of Food Protection tháng 8/2019, các nhà khoa học Đài Loan lấy 105 mẫu nước trà các loại, phát hiện 51 mẫu có vi khuẩn hiếu khí vượt quá mức cho phép. Các loại vi sinh này có thể gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể với một số lượng lớn.
Một số nước phát triển đầu tư ngân sách rất lớn để kiểm tra, giám sát thực phẩm cho người dân từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản đến tiêu dùng. Thực phẩm được đưa vào cơ thể cần được xem như là uống thuốc vì chúng được hấp thu ở dạ dày, ruột, chuyển hóa tại gan và thải trừ qua thận.
* Tên bệnh nhân được thay đổi.
Lê Phương
Theo VNE
Những biến chứng thường gặp khi bị sốc nhiệt
Theo cảnh báo của ngành y tế, sốc nhiệt có thể gây nên cho tất cả các cơ quan. Về tim mạch, phổi, thận, máu, thần kinh... khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái phù phổi, viêm phố, suy thận, hạ kali máu, rối loạn đông máu, mất trí nhớ, suy gan.
Sốc nhiệt là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C và kèm theo rối loạn chức năng thần kinh (rối loạn ý thức, hôn mê, co giật).
Sốc nhiệt được chia thành 2 nhóm: Sốc nhiệt kinh điển và sốc nhiệt do gắng sức. Hai thể này khác nhau về cơ chế nhưng biểu hiện làm sàng giống nhau.
Sốc nhiệt kinh điển hay gặp ở người già, cơ thể suy nhược, trẻ em, người có bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, hay các rối loạn nội tiết. Do tiếp xúc một cách thụ động với một môi trường có nhiệt độ cao trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.
Sốc nhiệt do gắng sức hay gặp những người trẻ, khỏe mạnh với hệ điều hòa nhiệt độ bình thường. Thường phơi nhiễm với nhiệt độ môi trường tăng cao và đồng thời do sự sinh nhiệt lúc thể dục, gắng sức.
Nhìn chung nguyên nhân chính là tốc độ sinh nhiệt vượt quá khả năng của cơ thể đào thải nhiệt. Sự tiến triển thành sốc nhiệt và tổn thương cơ quan đích có liên quan tới đáp ứng sinh lý của tăng nhiệt độ, ngộ độc nhiệt trực tiếp và đáp ứng viêm.
Sốc nhiệt có triệu chứng gồm nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C, da nóng, toát mồ hôi...
Khi nhiệt độ tăng cao quá mức tế bào có thể chịu đựng dẫn tới thoái hoá protein. Cơ thể có thể bị tổn thương trong thời gian từ 45 phút tới 8 giờ sau khi thân nhiện là 42 độ C.
Hầu như tất cả các tế bào đều tự bào vệ bằng cách sinh ra protein bảo vệ nhiệt nhằm kéo dài sự tồn tại. Sự tăng loại protein này còn xuất hiện cả trong thiếu máu, thiếu oxy, nội độc tố, cytoxin viêm. Những trường hợp có nồng độ protein này thấp đều dễ bị tổn thương nhiệt như tuổi cao, mất thích nghi khí hậu hoặc đa gen.
Triệu chứng về lâm sàng của sốc nhiệt: Nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C; da nóng và khô (toát mồ hôi hiện diện trong một nửa các trường hợp của say nóng lúc hoạt động vật lý).
Các dấu hiệu sớm và các triệu chứng gồm: Mệt, đau đầu, khó thở, đỏ mặt, mửa và tiêu chảy; rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp; rối loạn hô hấp, khó thở, suy hô hấp cấp tiến triển; có cơn động kinh; suy gan, suy thận; rối loạn đông máu; tiêu cơ vân...
Biến chứng của sốc nhiệt có thể gây nên cho tất cả các cơ quan: Nhịp nhanh xoang, tụt huyết áp, tăng men tim, thủng cơ tim; phù phổi, viêm phổi, kiềm hô hấp; tiêu cơ vân, suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp; hạ kali máu, tăng kali máu, hạ calci máu, tăng natri máu, hạ đường huyết, tăng uric máu; rối loạn đông máu, hội chứng đông máu rải rác nội mạch; liệt nửa người, hôn mê, mất trí nhớ; vàng da, hoại tử tế bào gan, suy gan...
Khi gặp người sốc nhiệt ở ngoài cộng đồng cần làm mát ngay tức thì và hỗ trợ suy chức năng cơ quan. Đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ quần áo, chuyển tới nơi bóng râm; Hỗ trợ đường thở, hô hấp, tuần hoàn bằng đặt đường truyền tai mũi, thở oxy, thông khí hỗ trợ nếu có chỉ định. Nếu được điều trị sớm, bù dịch đầy đủ, điều trị tích cực thì tỷ lệ sống đạt trên 90%;
Trước đó, ngày 13-9 một cháu bé 3 tuổi học ở Trường Mầm non Đồ Rê Mí, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường từ 6 giờ 30 đến 15 giờ cùng ngày.
Sau khi phát hiện cháu bé ngất trong xe, chủ trường mầm non đã đưa cháu bé đi sơ cứu tại một phòng khám tư nhân, rồi chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh cấp cứu và được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương.
Các bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, cháu bé bị sốc nhiệt. Đến nay, sau 2 ngày điều trị cháu bé đã tỉnh táo, tiếp xúc được với cha mẹ nhưng vẫn còn sốt nhẹ nên được tiếp tục theo dõi.
Vân Hà
Theo PLXH
Thu hồi salad và thức ăn sẵn sau khi xuất hiện vi khuẩn E.coli trong rau chân vịt Urban Remedy, hãng bán thực phẩm hữu cơ và nước ép trái cây đang thu hồi một số sản phẩm để đề phòng vi khuẩn E.coli. Urban Remedy là nhà sản xuất và bán lẻ thuộc tập đoàn Richmond, chuyên bán nước ép cao cấp, đồ ăn tiện lợi có nguồn gốc thực vật ở các siêu thị, quán ăn. Sau khi rau...