Suu Kyi tiếp tục bị cáo buộc nhận hối lộ
Một doanh nhân nổi tiếng thừa nhận hối lộ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi khoảng 550.000 USD trong năm 2019 và 2020.
Đài truyền hình quốc gia Myanmar MRTV hôm 17/3 đưa tin nhà phát triển bất động sản Maung Weik thừa nhận đã hối lộ bà Suu Kyi.
Tuần trước, quân đội Myanmar cáo buộc bà Suu Kyi nhận hối lộ hơn 600.000 USD tiền mặt cùng 11,2 kg vàng và ủy ban chống tham nhũng đang điều tra. Tổng thống Win Myint và một số bộ trưởng trong nội các cũng bị cáo buộc liên quan tham nhũng, đặc biệt ông Win Myint đã gây sức ép lên ủy ban bầu cử để ủy ban không mở điều tra.
Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tại phiên điều trần trước Tòa Công lý Quốc tế của Liên Hợp Quốc năm 2019. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Bà đối mặt án tù lâu năm nếu bị kết tội. Luật sư của Suu Kyi tuần trước bác bỏ cáo buộc, nhưng chưa bình luận trước thông tin mà MRTV đưa ra.
Maung Weik cho hay đã đưa tiền cho cho Suu Kyi bốn lần, từ 50.000 tới 250.000 USD trong các năm 2019 và 2020, khi bà còn là lãnh đạo trên thực tế của Myanmar trong vai trò Cố vấn Nhà nước.
“Theo lời khai của U Maung Weik, Aung Suu Kyi phạm tội hối lộ, ủy ban chống tham nhũng đang điều tra để đưa ra quyết định theo luật chống tham nhũng”, MRTV đưa tin.
Ngoài cáo buộc tham nhũng, bà Suu Kyi còn bị buộc tội nhập khẩu trái phép thiết bị liên lạc và vi phạm quy tắc chống Covid-19. Bà có thể bị cấm tham gia chính trị nếu bị kết tội. Một số chính phủ phương Tây đã tuyên bố những cáo buộc này là bịa đặt.
Suu Kyi, người từng đoạt giải Nobel hòa bình, đang bị giam ở một địa điểm không được tiết lộ sau cuộc đảo chính hôm 1/2. Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà đã chiến thắng với cách biệt lớn trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020, chiến thắng mà quân đội cáo buộc là gian lận.
Làn sóng biểu tình trong nước dấy lên sau vụ đảo chính, khi người dân Myanmar ở khắp các thành phố lớn nhỏ liên tục xuống đường yêu cầu trả tự do cho bà Suu Kyi và các lãnh đạo dân cử, bất chấp quân đội trấn áp. Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, hơn 180 biểu tình đã thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng an ninh.
Tòa Myanmar hoãn điều trần Aung San Suu Kyi
Tòa án Myanmar hoãn phiên điều trần trực tuyến thứ hai với Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi do vấn đề mạng.
Khin Maung Zaw, luật sư của bà Suu Kyi, hôm nay thông báo phiên tòa cùng ngày của Cố vấn Nhà nước Myanmar đã bị hoãn tới ngày 24/3. Luật sư Maung Zaw cho biết thêm tòa án thuộc chính quyền quân đội Myanmar chỉ cho phép hai luật sư cấp thấp đại diện cho bà Suu Kyi.
Sau khi bị quân đội bắt hôm 1/2 vì cáo buộc không xử lý vấn đề gian lận trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11 năm ngoái, Cố vấn Nhà nước Myanmar hiện đối mặt với 4 cáo buộc.
Bà Suu Kyi xuất hiện lần gần nhất qua video tại phiên tòa ngày 1/3. Hiện không rõ bà bị giam tại đâu. Có thông tin cho rằng bà bị quản thúc tại gia trước khi bị chuyển đến một địa điểm bí mật cuối tháng trước.
Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tại phiên điều trần trước Tòa Công lý Quốc tế của Liên Hợp Quốc năm 2019. Ảnh: AFP .
Người dân Myanmar hôm nay bắt đầu tuần biểu tình mới ở khắp cả nước, bao gồm thị trấn miền trung Myingyan và thành phố lớn thứ hai đất nước Mandalay. Đám đông tiếp tục xuống đường một ngày sau khi nhà máy Trung Quốc tại khu công nghiệp ở Yangon bị đốt phá, khiến lực lượng an ninh nổ súng vào người biểu tình, khiến ít nhất 38 người thiệt mạng.
Trang Malaysia Now dẫn dữ liệu từ ba bệnh viện Yangon General, Hlaing Tharyar và Thingangyun Sanpya cho thấy ít nhất 59 người chết và 129 người bị thương chỉ riêng tại Yangon hôm qua.
Theo hiệp hội hỗ trợ tù nhân chính trị (AAPP), ngoài khu vực nhà máy Trung Quốc ở Yangon, 16 người biểu tình đã thiệt mạng ở các nơi khác như Mandalay và Bago, khiến ngày 14/3 trở thành ngày đẫm máu nhất từ sau cuộc đảo chính quân sự đầu tháng trước.
AAPP cho biết những trường hợp tử vong mới nhất đã nâng số người chết trong biểu tình chống đảo chính ở Myanmar lên 140. Hơn 2.150 người bị bắt giam tính đến 13/3, trong đó hơn 300 người đã được thả.
Mỹ đang nỗ lực liên lạc với bà Suu Kyi Mỹ nỗ lực liên lạc với bà Suu Kyi và quan chức chính quyền dân sự Myanmar bị quân đội bắt, sau khi hai quan chức NLD chết bất thường. "Chúng tôi vẫn yêu cầu liên lạc với Cố vấn Nhà nước Myanmar, người tất nhiên đang bị quân đội giam một cách phi lý", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned...