Sụt lún ở Hà Nội liên quan hang động ngầm
Các chuyên gia địa chất cho rằng, hiện tượng sụt lún ở huyện Quốc Oai thời gian qua có thể do hang động ngầm ở bên dưới (Karst) và các tầng đất yếu hoặc tầng cát mịn dễ bị rửa trôi bên trên.
Ngày 4/4, gia đình ông Nguyễn Đắc Cương ( xã Yên Sơn, Quốc Oai) đang khoan giếng khai thác nước ngầm đến độ sâu 52 m thì có hiện tượng nứt gãy tường rào, sân của các hộ xung quanh. Tại vị trí khoan bị lún khoảng 13 cm, đường ngõ xóm bị rạn vỡ khiến nhiều hộ gia đình hoang mang. Đây không phải lần đầu hiện tượng này xảy ra tại địa phương.
Tường nhà một hộ dân ở xã Yên Sơn bị nứt vỡ. Ảnh: Hà Nội Mới.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Bình, khoa Địa chất (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) cho rằng, hiện tượng sụt lún ở đây có liên quan đến hệ thống hang Karst ngầm trong tầng đá vôi và sự có mặt của các tầng đất yếu hoặc tầng cát mịn, bở rời dễ bị rửa trôi nằm trên.
Bên cạnh đó, việc khoan giếng cũng tác động mạnh đến hiện tượng lún sụt. “Tất cả những lần sụt lún trên địa bàn huyện Quốc Oai và Mỹ Đức gần đây đều liên quan đến hoạt động khoan giếng”, ông Bình nói.
Video đang HOT
Vị chuyên gia phân tích, quá trình khoan giếng tại những nơi có tầng đất yếu, tầng cát mịn bở rời nằm phía trên tầng đá vôi nứt nẻ mạnh, có hang Karst ngầm đã vô tình tạo ra đường dẫn, rửa trôi những vật liệu mịn này vào khe nứt, hang động ngầm và tạo ra các khoảng rỗng trong đất. Khi kích thước các khoảng rỗng này đủ lớn, trạng thái cân bằng ban đầu của đất bị phá vỡ và xảy ra sụt lún.
Tuy nhiên theo ông Bình, không phải chỗ nào có hang ngầm Karst thì chỗ đó cũng bị sụt lún như Quốc Oai. Hiện tượng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như kích thước, độ sâu phân bố của hang Karst cũng như thành phần và bề dày của tầng phủ bên trên.
Nếu tầng phủ là đất sét cứng, khó bị rửa trôi bởi dòng nước, có chiều dày lớn thì hiện tượng sụt lún khó xảy ra. Ngược lại, tầng phủ có mặt tầng đất yếu, tầng cát mịn bở rời, dễ bị nước rửa trôi thì nguy cơ sụt lún là rất cao đặc biệt. Bên cạnh đó, phương pháp và quy trình khoan giếng cũng là một yếu tố.
“Trường hợp ở huyện Quốc Oai, nếu thực hiện quy trình khoan có các biện pháp bảo vệ thành giếng khoan hợp lý thì hiện tượng sụt lún có thể không xảy ra”, ông Bình nói.
Đồng quan điểm rằng nguyên nhân có thể do hang động ngầm Karst, một chuyên gia địa chất khác cho biết thêm, bên dưới giếng và khu vực xung quanh đã có những hang động ngầm Karst hình thành từ rất lâu, người khoan nước có thể đã chạm đúng vào hang động ngầm này, gây mất cân bằng cho lớp chịu lực bên trên, dẫn đến tạo sụt lún.
“Hàng xóm bị ảnh hưởng là do hiện tượng nứt kéo theo, hoặc còn gọi là biến dạng dịch chuyển”, chuyên gia này nói.
Các chuyên gia cho rằng, trước mắt khu vực này cần dừng khai thác nước ngầm, đồng thời kiến nghị giới chức hỗ trợ công trình nước sạch cho người dân.
Địa phương đã có biện pháp di dời người và tài sản hộ dân liền kề bị ảnh hưởng ra khỏi khu nguy hiểm; tổ chức khoanh vùng và cắm biển cảnh báo cho người dân ra khỏi khu vực sụt lún; tạm dừng các hoạt động khoan khai thác nước ngầm xung quanh nơi xảy ra sự cố.
UBND huyện cũng vừa có văn bản đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan giúp đỡ huyện trong việc xác định nguyên nhân, giải pháp của hiện tượng trên.
Theo VNE
'Ngựa đồng' Quốc Oai nằm trong mộ cổ nghìn năm là của người Hán
"Đó là cách táng của nhà giàu hoặc quan lại. Kỹ thuật đúc đồng đầu nhọn, miệng mở rộng chắc chắn là của Trung Quốc và có niên đại hàng ngàn năm", PGS.TS Hoàng Văn Khoán cho biết.
Phần đầu ngựa nhọn, miệng hí mở rộng cho thấy đây là kỹ thuật đúc đồng từ thời Hán, không giống với ngựa đồng Việt Nam.
Ngày 6/11, người dân thôn Đại Phu, xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, Hà Nội, đang thi công công trình nông thôn mới, đào được con " ngựa cổ" bên hai chum cổ đựng hài cốt cùng với chiếc lư hương đồng khiến nhiều người tò mò đổ dồn về xem. "Ngựa cổ" được phát hiện khi chỉ còn 3 chân và một vết thủng ở sườn trái với tư thế đang phi, miệng hí mở rộng và có màu xanh lục.
Liên quan đến vụ việc, PGS.TS Hoàng Văn Khoán (Cựu giảng viên khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) cho biết: "Đây là con ngựa cổ được chôn theo mộ người thuộc dòng dõi nhà giàu hoặc quan lại ngày xưa. Chum nhỏ bên cạnh miệng khoảng 20cm, cao 30cm chắc chắn là một tiểu sành cải táng. Còn lư hương thì có niên đại sau nhiều năm".
Vị giáo sư còn cho biết con "ngựa cổ" có nhiều chi tiết không phải là ngựa được đúc ở Việt Nam. Đầu ngựa nhọn, miệng hí mở rộng khác nhiều so với ngựa được đúc ở Việt Nam đầu vuông giống với ngựa thật, miệng hí không mở rộng. Ông cũng đặt nhiều giả thiết về việc ngựa chỉ có 3 chân.
Một là, con ngựa có 4 chân nhưng mất một chỉ còn ba, trường hợp này phải xem dấu vết ở vị trí khuyết chân nếu có ngàm lắp giống với các chân khác thì chắc chắn có chân còn lại và đã bị máy xúc đưa đi nơi khác.
Thứ hai, cũng có trường hợp ngựa 3 chân dị quái không giống ngựa thường (cũng giống như đền "độc cước" thờ vị thần một chân ở Sầm Sơn, Thanh Hóa). Rất có thể con ngựa này được đúc theo một sự tích của một vị tướng quân hay người chủ của nó.
"Với kỹ thuật đúc, tôi đoán con "ngựa cổ" bằng đồng này thuộc thời nhà Hán. Chum có hài cốt nhỏ miệng 20cm, cao 30cm là hình thức cải táng. Nếu như là chum to có thể chứa được một người ngồi trong đó thì là sự giao lưu văn hóa Sa huỳnh hoặc là Chăm-pa" - PGS.TS Hoàng Văn Khoán nói.
Theo Xahoi
Ba dòng họ tranh nhau xác ướp trong mộ cổ ở HN Hương thơm từ cỗ quan tài cổ phát ra khiến người dân huyện Quốc Oai (TP.Hà Nội) cảm thấy ngỡ ngàng. Sự việc càng trở nên kỳ bí hơn khi 3 dòng họ tìm đến khu thi công trưng ra bằng chứng khăng khăng khẳng định đó là một ngôi mộ cổ thuộc tổ nhà mình. Ba dòng họ "tranh giành" mộ cổ...