Sụt lún đất ở Bắc Kạn là do hạ thấp nước ngầm trên diện rộng
Sáng 26-5, UBND tỉnh Bắc Kạn phối hợp Viện Khoa học địa chất và khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) công bố kết quả nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá, giải quyết hiện tượng sụt lún đất tại huyện Chợ Đồn.
Một hố sụt cỡ lớn xuất hiện tại thôn Bản Tàn, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn.
Đi tìm nguyên nhân của hiện tượng sụt lún đất tại huyện Chợ Đồn, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản đã đo vẽ 18 lộ trình địa chất với tổng chiều dài hơn 52km; khảo sát 247 điểm đá gốc, tầng đất phủ và đất phong hóa mạnh trên diện tích 15km2. Các nhà khoa học đã quan trắc 685 lần tại sáu giếng khoan. Nghiên cứu cho thấy, hiện tượng sụt lún tại đây bắt đầu diễn ra từ tháng 12-2017 tại xã Ngọc Phái; từ năm 2015 trở lại đây, xuất hiện chiều hướng tăng dần. Tổng cộng đã có 148 hố sụt lún với nhiều kích cỡ và 14 vết nứt đất ở các xã Ngọc Phái, thị trấn Bằng Lũng và xã Bằng Lãng. Trong khu vực nghiên cứu có rất nhiều hang Karst ở độ sâu khác nhau, có hang cao tới 19m.
Video đang HOT
Các nhà khoa học kết luận, hiện tượng sụt lún này là do hạ thấp mực nước ngầm trên diện rộng, diễn ra trong một thời gian dài. Đồng thời, kiến nghị tỉnh Bắc Kạn rà soát, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động bơm, hút, sử dụng nguồn nước ngầm tại đây; bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan bơm, hút nước phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, thiết lập mạng lưới quan trắc… Mặc dù vậy, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản cũng khẳng định, do phạm vi nghiên cứu hẹp, ít lỗ khoan nên chưa xác định được cụ thể hệ thống hang động ngầm Karst trong lòng đất. Do đó, chưa thể đưa ra được một giải pháp kỹ thuật cụ thể.
Chủ tịch UBND huyện Chợ Đồn, Triệu Huy Chung đề nghị, cần dừng tất cả hoạt động bơm, hút nước ngầm khi khai thác khoáng sản tại khu vực này; có giải pháp xử lý các hố sụt vì hiện tại ở các địa bàn này vẫn còn 26 hố sụt chưa được san lấp và 50 nhà dân, sáu công trình xây dựng bị ảnh hưởng nhưng chưa được khắc phục.
Trên cơ sở kết quả nhiệm vụ nghiên cứu đã công bố, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, Đinh Quang Tuyên chỉ đạo, tiếp tục tạm dừng việc bơm, hút nước trong khai thác khoáng sản tại Chợ Đồn; đề nghị Viện Khoa học địa chất và khoáng sản tiếp tục báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nghiên cứu sâu hơn để đưa ra được giải pháp căn cơ, bảo đảm hài hòa, ổn định, an toàn đời sống nhân dân với phát triển kinh tế.
Giúp nông dân làm giàu bằng cách tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và vay vốn đầu tư
Được hỗ trợ kịp thời thông qua các hoạt động tư vấn, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, nhiều gia đình hội viên, nông dân huyện Chợ Mới, Bắc Kạn đã có điều kiện xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả.
Anh Lưu Văn Thoảng (ở xã Yên Đĩnh) là một những điển hình làm kinh tế ở địa phương. Với quy mô nuôi 10 con bò sinh sản, 2.000 con gà, trừ chi phí, gia đình còn thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Anh Thoảng chia sẻ: Hàng năm, anh luôn được Hội ND huyện, xã mời tham gia tập huấn, chuyển giao KHKT chăn nuôi gia súc gia cầm. Nhờ vậy, anh có thêm kiến thức, tự tin đầu tư phát triển kinh tế trang trại.
Được Hội hỗ trợ vốn, chuyển giao KHKT, nhiều hội viên nông dân Chợ Mới đầu tư mô hình nuôi lợn hiệu quả. Ảnh: Đức Thịnh
Còn tại thị trấn Chợ Mới, nhiều người biết đến ông Nguyễn Ngọc Quy là tấm gương nông dân giỏi với mô hình nuôi lợn, vịt, bồ câu lai Pháp, trồng hoa cho thu nhập cao. Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Quy còn hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ con giống cho các hộ nghèo trong xã phát triển sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Thuỷ - Chủ tịch Hội ND huyện Chợ Mới cho biết: Hội ND huyện hiện có hơn 5.000 hội viên tham gia sinh hoạt tại 164 chi hội. Để giúp hội viên phát triển kinh tế, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững, Hội đã triển khai nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ hội viên như: Hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghề, cung ứng vật tư nông nghiệp, tập huấn khoa học kỹ thuật...
Theo đó: Năm 2019, từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân hơn 3 tỷ đồng, Hội đã triển khai cho 94 hộ hội viên vay, xây dựng được 3 mô hình kinh tế tại các xã Quảng Chu, Yên Cư, Yên Đĩnh. Đồng thời, Hội nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội cho 1.797 hộ vay hơn 82 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng NNPTNT triển khai cho vay đối với các tổ hợp tác, hợp tác xã và các hộ xây dựng gia trại. Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi,
Các cấp Hội ND huyện Chợ Mới còn phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức 167 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT cho hơn 5.000 cán bộ, hội viên. Hội còn cung ứng hơn 50 tấn phân bón các loại, hàng triệu cây ớt giống cho hội viên phát triển sản xuất; hỗ trợ vốn cho hội viên xã Quảng Chu, Thanh Bình mua 9 tấn gừng giống.
Trong năm, Hội đã hướng dẫn nông dân thành lập được 3 hợp tác xã và 4 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn, tổ nuôi gà.
Nhờ triển khai kịp thời các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh nên năm qua trên địa bàn huyện Chợ Mới xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả. Giai đoạn 2016 - 2019, toàn huyện Chợ Mới đã có 2.346 hộ hội viên đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Theo rà soát, năm 2019 số hội viên của Hội thoát nghèo đạt tỷ lệ 2,5%.
Bến xe Hà Nội vẫn vắng khách Sau ba ngày được hoạt động bình thường, các bến xe Mỹ Đình, Nước Ngầm ở Hà Nội vẫn vắng khách, mỗi xe xuất bến chỉ 5-10 người. Hai ngày cuối tuần, bến xe Mỹ Đình vắng vẻ giống những ngày còn giãn cách xã hội. Khu vực sân đỗ chỉ có một vài xe nổ máy chờ đón khách, khác với cảnh...