Sushi – ngon và bổ
Sushi là món ăn truyền thống của người Nhật, và cũng là món ưa thích của nhiều người ở nhiều quốc gia. Môt khẩu phần ăn nhỏ, chỉ bằng 1/3 khẩu phần ăn kiểu Á hay Âu, nhưng người dùng thấy no đủ vì nguồn dinh dưỡng phong phú, bên cạnh đó, việc trình bày món ăn đẹp mắt cũng khiến bữa ăn thêm ngon miệng.
Đầu bếp trẻ Nguyễn Văn Tuấn (nhà hàng Hương Biển, Q.10, TP.HCM) tư vấn: Thành phần chính của sushi gồm rong biển, rau củ và thực phẩm tươi (chủ yếu là tôm cá, hải sản) với nước chấm lên men từ đậu nành, kết hợp với gừng và mù tạt cay. Rong biển cuộn sushi được đánh giá chứa rất nhiều vitamin A, B, C… cùng khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người. Một lượng gạo vừa đủ, kết hợp với trái cây, rau củ hoặc thực phẩm tươi, phù hợp với nhiều đối tượng như người ăn chay hay ăn mặn, người già hoặc trẻ em. Tùy theo mùa và vùng miền, sở thích khác nhau, mỗi người có thể tự tạo món sushi theo khẩu vị của mình, làm nổi bật hương vị tự nhiên từ thực phẩm tươi sống mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của các loại phụ gia.
Theo triết lý của người Nhật, ẩm thực thường tuân thủ quy tắc “tam ngũ”: ngũ sắc (trắng, xanh vàng, đỏ, đen) ngũ vị (ngọt, chua, cay, đắng, mặn) và ngũ pháp (sống, ninh, nướng, hấp, chiên). Vì thế, món sushi đặc trưng của ẩm thực Nhật thường hấp dẫn về màu sắc, đa dạng về hương vị, dù một lát cá, con tôm hay chỉ là rau củ và trứng được kết hợp cùng nhau. Thoạt nhìn món sushi, người ăn cảm nhận sự cầu kỳ, công phu và tinh tế của người chế biến, với nhiều công đoạn phức tạp khi kết hợp các loại rau củ, thực phẩm. Đê làm sushi, thực phẩm phải đảm bảo tươi mới, được xử lý kỹ khâu vi sinh, bảo quản ở nhiệt độ thích hợp với quy trình diệt khuẩn và các độc tố có hại cho sức khỏe. Vì thế, khi làm sushi tại nhà chỉ nên sử dụng loại trái cây hoặc rau củ quả tươi, trứng cuộn hoặc các loại thực phẩm đã được hấp chín để đảm bảo an toàn.
Loại gạo để làm sushi là loại gạo dẻo (có thể mua gạo Nhật hiện bán trên thị trường), rong biển sấy loại bản lớn có độ mềm dẻo để quấn dễ dàng. Theo nhiều chuyên gia về ẩm thực, sushi thực sự là khẩu phần ăn lý tưởng về dinh dưỡng, lành mạnh và dễ tiêu vì thức ăn tươi và không bị “tắm” hương liệu hay các thứ gia vị. Đối với món mặn, sushi có thể phủ ngoài bằng các loại thực phẩm màu sắc tự nhiên, thêm phần trứng tôm, trứng cá hồi vừa bổ dưỡng và đẹp mắt. Với sushi chay, chỉ cần trộn đều cơm trắng với giấm đường và muối, kết hợp với rau củ và thực phẩm chay, có thể dùng mè đen hoặc mè trắng trang trí phần vỏ ngoài sushi để tăng phần hấp dẫn.
Các loại khuôn dùng gói sushi, nước tương ngọt hay tương đặc chế biến từ đậu nành, thực phẩm tươi chuyên dùng cho sushi như cá hồi, cá ngừ, trứng cá, bạch tuộc… có bán trong các cửa hàng thực phẩm.
Phi Nguyễn
Theo PNO
[Chế biến] - Cơm cá mặn gà tay cầm
Nguyên liệu
Gạo dẻo: 300g
Phi lê gà: 150g
30g cá mặn, 100g lặp xưởng, 50g nấm đông cô, 100g cà rốt, 10g hành lá, 1 thìa cà phê tỏi băm, 1 thìa cà phê gừng băm, 1 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê tiêu xay, ¼ thìa cà phê muối Bột gà, nước dùng, dầu ăn, dầu hào
Cách làm
- Gạo vo sạch, cho vào nồi đất với một lượng nước vừa phải, đun lửa vừa cho chín
- Phi lê gà, cá mặn xắt miếng vừa ăn
- Nấm đông cô ngâm mềm, xắt bỏ gốc. Cà rốt xắt lát vừa ăn. Lạp xưởng, nấm đông cô, cà rốt vào xào chín, nêm bột gà, nước dùng, đường, tiêu xay, muối, dầu hào vừa ăn
- Xới tơi cơm, cho toàn bộ các nguyên liệu trên, đun nhỏ lửa, giữ ấm đến khi dùng thì trộn đều, ăn khi đang nóng.
Mách nhỏ
Khi nấu cơm bằng nồi đất phải chú ý đến lửa, nếu dùng than để nấu, hơi than sẽ giữ độ ẩm và cơm sẽ chín đều. Dùng bếp ga thì phải để lửa thật nhỏ, không tắt bếp ngay sau khi cơm cạn.
Theo MASK
[Chế biến] - Origini - cơm nắm Nhật Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng là tinh tế và cầu kỳ. Bên cạnh những món ăn cao cấp, sang trọng, những món ăn bình dị của Nhật vẫn được nhiều khách du lịch ưa thích. Trong các món ăn truyền thống và "đường phố" nhất, phải kể tới cơm nắm Origini. Đây là món ăn được ưa thích trong những chuyến đi...