Susan Rice – lựa chọn số 1 cho ghế Ngoại trưởng Mỹ

Theo dõi VGT trên

Trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Mỹ Barack Obama, người ta chờ đón “làn gió mới” mà người phụ nữ hòa trộn hai phẩm chất mềm dẻo và cứng rắn mà bà Rice có thể đem đến, không chỉ cho nước Mỹ mà còn cho cục diện chính trị ngoại giao toàn cầu.

Có thể nói Susan Rice đang là cái tên sáng giá nhất trong danh sách đề cử chức ngoại trưởng của Tổng thống Barack Obama kể từ sau khi bà Hillary Clinton tuyên bố từ chức trong nhiệm kỳ sắp tới.

Trước nay, người ta biết tới cái tên Susan Rice trên cương vị đại diện của Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Bà cũng luôn là người được chính quyền Mỹ chỉ định trong các cuộc đàm phán khó khăn như với Nga và Trung Quốc về các vấn đề từ trừng phạt Iran, hay làm việc với quân nổi dậy Libya và xử lý tình huống đối với vấn đề Syria…Vị thế của bà Rice lại càng nổi bật hơn từ cuộc nổi dậy “Mùa xuân Arab” khi Tổng thống Barack Obama chọn đi theo các chính sách đối ngoại mang tính lý tưởng hóa mà bà Rice là một trong những người đề xuất.

Susan Rice - lựa chọn số 1 cho ghế Ngoại trưởng Mỹ - Hình 1

Susan Rice là lựa chọn hàng đầu của Tổng thống Obama cho cương vị Ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: MSN

Nữ chính khách “con nhà nòi”

Susan Rice sinh ngày 17/11/1964 trong một gia đình rất nổi tiếng và quyền lực của giới chính khách. Người cha Emmett J. Rice là giáo sư kinh tế thuộc Đại học Cornell, từng giữ cương vị Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang, trong khi đó người mẹ Lois Dickson Fitt là một học giả chính sách giáo dục của Viện Nghiên cứu Brookings. Bởi vậy, cuộc sống của Rice ngập tràn hương vị chính trị cùng những cuộc tranh cãi sôi nổi về chính sách đối ngoại quốc gia trong mỗi bữa ăn.

Sự nghiệp học giả của người mẹ cho phép Rice tiếp cận những hình ảnh và thông tin rất quý giá về giới chính khách Mỹ, đồng thời là cơ duyên đưa Rice tới gặp cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright. Cô gái trẻ quá may mắn khi được chú ý ngay từ thời sinh viên khi bà Albright tham gia lãnh đạo một trường đại học cùng với mẹ Rice.

Cha mẹ dạy Susan Rice rằng, không bao giờ được phân biệt chủng tộc và lợi dụng người khác để làm lợi cho bản thân. Sống trong một gia đình hoạt động chính trị, Rice luôn ấp ủ mơ ước trở thành thượng nghị sĩ đầu tiên ở Washington D.C, song lại bị ám ảnh bởi nỗi sợ mong manh về khát vọng viển vông của một cô gái yếu đuối. Rice cũng lo ngại rằng những thành công tương lai của bà sẽ bị lãng quên hoặc không được thừa nhận bởi lẽ dư luận sẽ nghi ngờ động cơ chính trị thực sự của bà một khi Rice trót “tích cực thái quá” trong chính phủ. Người phụ nữ này có một điểm đặc biệt: Rice sợ sự chia ly. Cái chết của người cha năm 2011 khiến Rice nhận ra nỗi ám ảnh, và tự nhủ phải sống mạnh mẽ để áp lực tâm lý không thể đánh bại một người phụ nữ mạnh mẽ từng được cha mẹ yêu thương hết mực.

Rice theo học tại một trường tư thục ở Washington, và được lựa chọn là sinh viên ưu tú của toàn khóa đọc diễn văn trong lễ tốt nghiệp. Bà luôn xuất sắc trong mọi hoạt động ngoại khóa cũng như kết quả học tập, thể hiện rõ thiên hướng chính trị khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội Sinh viên. Rice nhận bằng tốt nghiệp loại xuất sắc, được Đại học Rhodes tài trợ học bổng tiến sĩ toàn phần và trở nên nổi tiếng sau khi được kết nạp vào Phi Beta Kappa – Hiệp hội học thuật hàng đầu và danh tiếng nhất nước Mỹ. Rice rất am hiểu về Nhà Trắng vì bà là học giả chuyên nghiên cứu về các đời tổng thống Mỹ, và đặc biệt yêu thích Tổng thống Harry Truman.

Trải nghiệm quan trọng nhất đưa Rice vào “mắt xanh” của giới chính khách là cơ hội tiếp quản vị trí Giám sát Hòa bình ở Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Clinton. Tuy nhiên, những nhiệm vụ ban đầu khiến Rice khiếp sợ bởi lẽ bà phải đi thị sát nhiều khu vực “kinh khủng và ngoài sức tưởng tượng”. Còn nhớ, chuyến thăm “vương quốc diệt chủng” Rwanda phải chứng kiến cảnh tượng hàng nghìn xác chết đang phân hủy bên ngoài một nhà thờ đã khiến Rice ngạt thở và khiếp sợ. Và dường như trong bà nặng thêm trách nhiệm trong việc tuyên truyền bảo vệ hòa bình – nhân quyền trên thế giới.

“Đó là cảnh tượng kinh khủng nhất đời tôi. Nó khiến tôi phát hoảng nhưng đồng thời cho tôi niềm tin về trách nhiệm của bản thân. Sự thật ở Rwanda giúp tôi nhận ra một điều: chúng ta cần phải quyết tâm vì công bằng và những quyền chính đáng của chính chúng ta…”. Susan Rice rút ra nhiều bài học quý giá khi làm việc ở Hội đồng An ninh, tiếp tục phát huy tối đa năng lực chính trị khi làm trợ lý đặc biệt của Tổng thống Clinton và Cố vấn về các vấn đề châu Phi năm 1995.

Video đang HOT

Mềm dẻo pha trộn với cứng rắn

Susan Rice - lựa chọn số 1 cho ghế Ngoại trưởng Mỹ - Hình 2

Bà Rice từng giữ chức Thứ trưởng các vấn đề châu Phi, đại sứ của Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Ảnh:Washingtontimes

Rice vốn chưa bao giờ lọt vào tầm ngắm của giới cầm quyền, thậm chí còn từng bị liệt vào danh sách “những chính trị gia xã hội yếu kém”. Tuy nhiên, nhờ sự hậu thuẫn rất lớn của “người bạn gia đình lâu năm” Albright nên Rice bắt đầu gây dựng được chút ảnh hưởng cá nhân. Rice được cựu Ngoại trưởng Albright tiến cử vào vị trí Thứ trưởng Các vấn đề về châu Phi năm 1997 và trở thành thứ trưởng trẻ nhất nước Mỹ. Quyết định này vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các chính trị gia “lão làng” vì họ cho rằng Rice vẫn còn “lơ ngơ, trẻ người non dạ”. Có người phỏng đoán Rice sẽ bị các đồng nghiệp nam lấn lướt hoàn toàn, thậm chí bà không được tôn trọng và chẳng khác nào bù nhìn rơm trong chính phủ.

Tất nhiên mọi dự đoán đều sai khi Susan Rice bộc lộ phong cách lãnh đạo rất cương trực, quyết đoán và khả năng thu hút đồng nghiệp bằng năng lực thuyết phục của một diễn giả tài năng. “Nhân viên không có lựa chọn nào khác ngoài việc hợp tác với tôi theo cung cách chuyên nghiệp tôi đề ra. Tôi đại diện nước Mỹ và xứng đáng được tôn trọng vì những cống hiến cho nước Mỹ”. Cho dù còn phải chịu nhiều nghi ngờ vô cớ từ dư luận nhưng Rice vẫn tỏ rõ uy lực, thuyết phục người khác phải lắng nghe, chấp thuận và cảm phục năng lực lãnh đạo của một người trẻ tuổi.

Susan Rice cũng từng làm việc cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Kerry và Thống đốc bang Massachusetts Michael Dukakis. Bà nổi tiếng với tính cách mạnh mẽ và rất nhiệt thành ủng hộ chính sách đối ngoại của ông Obama trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Rice chủ trương tán thành việc Mỹ hỗ trợ các nhóm nổi dậy ở Libya chống Gadhafi, và nhiều người cho rằng chính bà đã có tác động lớn trong việc khiến các thành viên Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết cho phép quốc tế hành động.

Tổng thống Obama luôn khen ngợi bà Rice làm việc hết sức mẫu mực, thể hiện sự khéo léo, tài năng, sự bền bỉ và uyển chuyển trong công việc. Theo Leslie Gelb, nhà phân tích trên tờ Daily Beast, “sự pha trộn giữa mềm dẻo và cứng rắn của bà Susan Rice rất phù hợp với ghế ngoại trưởng”. Chính bà là người đã đưa ra các dự thảo nghị quyết trừng phạt và can thiệp Libya, góp phần khiến chúng được thông qua tại Liên Hiệp Quốc dù thời điểm đó, chính quyền của Tổng thống Barack Obama có vẻ miễn cưỡng hành động và bản thân ông Obama từng tuyên bố đây không phải là vấn đề lợi ích an ninh quốc gia cốt lõi của nước Mỹ.

Rice tiếp quản vị trí thuộc Ban chính sách đối ngoại của Học viện Brookings – một tổ chức phi lợi nhuận đóng trụ sở tại Washington D.C năm 2002. Bà tiến hành những cuộc điều tra độc lập, từ đó đề xuất những sáng kiến cho chính phủ về mảng đối ngoại của Mỹ. Rice nắm rõ tình hình của từng bang và những đe dọa an ninh quốc gia, hiểu cách thức hoạt động của khủng bố và các nhóm cực đoan. Bà được ông Barack Obama mời về làm cố vấn cấp cao trong chiến dịch tranh cử năm 2008 và sau đó trở thành Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc.

Sự nghiệp chính trị của Susan Rice khiến nhiều người liên tưởng tới Condoleezza Rice, Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng thống Bush. Hai nữ chính trị gia gốc Phi là những chuyên gia đối ngoại hàng đầu, từng một thời tỏa sáng ở đại học với những tấm bằng xuất sắc cùng thành tích hoạt động đáng khâm phục. Tuy nhiên, hai bà Rice lại không hề có liên quan gia đình với nhau. Sự nhầm lẫn thú vị này thường xuyên xảy ra đến mức nghị sĩ đảng Dân chủ truyền tai nhau câu nói vui rằng: “Bậc tiền bối có bà Rice của họ, hậu bối chúng ta cũng có bà Rice của riêng chúng ta”.

Theo VNE

Rạn nứt mới trong Cộng đồng tình báo Mỹ

CIA khẳng định ngay từ đầu họ đã đánh giá vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ ở Libya là hành động khủng bố nhưng nội dung này lại không được đề cập trong bài phát biểu của Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice. Ai là người đã lược bỏ chính là vấn đề gây mâu thuẫn trong cộng đồng tình báo Mỹ.

Ông chằng bà chuộc

Thông tin mà hãng CBS News có được cho thấy, Văn phòng Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ (DNI) chính là cơ quan lược bỏ những từ ngữ đề cập tới "al Qaeda" và "chủ nghĩa khủng bố" trong bài phát biểu công khai của bà Susan Rice, Đại sứ nước này tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) về vụ tấn công vào Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya với sự chấp thuận của Cục tình báo trung ương (CIA) cũng như Cục điều tra liên bang (FBI). Nhà Trắng hay Bộ ngoại giao Mỹ không thực hiện thay đổi đó.

Giải thích về việc này, một nguồi tin tình báo cho phóng viên Margaret Brennan của CBS News biết, việc công khai quy cho al Qaeda có liên quan đến vụ tấn công là quá "mong manh" vì người cung cấp thông tin tình báo chưa đủ độ tin cậy. Thế nhưng, khi điều trần trước Quốc hội, Giám đốc CIA David Petraeus lại nói rằng ông đồng ý cho công bố thông tin có nội dung đề cập tới al Qaeda trong bản nháp ban đầu bài phát biểu của bà Rice, tài liệu này cũng được chuyển đến một số nghị sỹ nhất định.

Rạn nứt mới trong Cộng đồng tình báo Mỹ - Hình 1

Cựu Giám đốc CIA David Petraeus chấp thuận cho công bố thông tin có nội dung đề cập tới al Qaeda trong bài phát biểu của bà Rice

"Ngay từ đầu, cộng đồng tình báo đã nhận định những gì xảy ra ở Benghazi là hành động tấn công khủng bố", Shawn Turner, người phát ngôn của DNI nói với CBS News. Thông tin này được chia sẻ nội bộ với những người được tiếp cận tài liệu mật, mà bà Rice với tư cách là thành viên nội các của chính quyền Tổng thống Obama cũng sẽ được biết.

Ai lược bỏ bài phát biểu của bà Rice?

Hiện nước Mỹ đang ráo riết tranh luận xem ai là người đã điều chỉnh những thay đổi này trong bài phát biểu của bà Rice trên truyền hình hôm 16/9, 5 ngày sau vụ đột kích Benghazi khiến Đại sứ Mỹ tại Libya Chris Stevens và 3 công dân khác thiệt mạng.

Một nguồn tin tình báo cho biết, những nội dung trong bài phát biểu của bà Rice được chuyển từ CIA lên DNI. Tại đây, cơ quan này biên tập lại và sau đó gửi cho FBI hiệu đính tiếp theo "quy trình chuẩn".

Rạn nứt mới trong Cộng đồng tình báo Mỹ - Hình 2

Đại sứ Susan Rice dường như bị mắc kẹt bởi mâu thuẫn trong cộng đồng tình báo Mỹ

Giám đốc DNI là James Clapper, một chức danh do Tổng thống Obama bổ nhiệm. Theo thông lệ, ông là người cuối cùng soát lại những ý chính của bài phát biểu trước khi đưa cho Đại sứ Rice và các thành viên Ủy ban tình báo Hạ viện ngày 14/9.

Tuy nhiên, Brennan nói rằng nguồn tin của bà không khẳng định ai trong DNI đề xuất những sửa đổi cuối cùng được tất cả các cơ quan tình báo chấp thuận.

Một quyết định gây mâu thuẫn

Mâu thuẫn đảng phái trở nên phức tạp khi phe Cộng hòa cáo buộc bà Rice đã đánh lạc hướng công chúng với phát biểu cho đây là vụ tấn công "tự phát" của những phần tử cực đoan. Một số thậm chí còn cho rằng bà Rice lợi dụng thuật ngữ đó vì những động cơ chính trị.

Một nguồn tin là quan chức cấp cao Mỹ hiểu biết về quá trình soạn thảo nộ dung bài phát biểu nói với CBS News: "tranh cãi trong việc lựa chọn câu từ chính là điều bất ngờ".

"Đa phần mọi người hiểu rằng khi nói "các phần tử cực đoan" liên quan đến một vụ tấn công trực tiếp vào trụ sở ngoại giao cũng không khác so với ý cho đó là sự dính líu của khủng bố. Bởi vì có rất nhiều yếu tố liên quan đến vụ tấn công nên thuật ngữ "phần tử cực đoan" bao trùm được tất cả các thành phần can dự".

Nữ phát ngôn viên của Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mike Rogers ngày 20/11 nói rằng lời giải thích của DNI khác so với những gì mà Ủy ban này được báo cáo trong các cuộc họp kín tuần trước.

Rạn nứt mới trong Cộng đồng tình báo Mỹ - Hình 3

Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mike Rogers muốn làm rõ mọi chuyện

"Thông báo được phát ngôn viên DNI đưa ra tối thứ Hai đề cập đến những thay đổi trong nội dung bài phát biểu là một giải thích mới, khác xa so với thông tin được cung cấp trong phiên điều trần tại Ủy ban tuần trước", Susan Phalen, người phát ngôn của Ủy ban tình báo Hạ viện nói trên CBS News.

"Chủ tịch Rogers muốn được trao đổi với Giám đốc Clapper về lời giải thích này càng sớm càng tốt để tìm hiểu xem DNI đã đi đến kết luận này như thế nào và tại sao các lãnh đạo của cộng đồng tình báo Mỹ tham gia điều trần cuối tuần trước không biết ai đã thay đổi những nội dung phát biểu của bà Rice".

Vài tuần sau vụ tấn công Benghazi, John Miller, phóng viên kỳ cựu của CBS News và bản thân ông cũng từng là Phó Trưởng phòng phân tích thuộc DNI giải thích trên "CBS This Morning" lý do tại sao các quan chức tình báo Mỹ lại khó khăn trong việc xác định và quy kết rõ ràng những nghi phạm trong vụ tấn công đó.

"Chúng ta muốn có một sơ đồ rõ ràng", Miller nói. "Chúng ta muốn nhìn thấy một bức tranh có tổ chức: al Qaeda ra lệnh, Ansar al Sharia thi hành và yểm trợ. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ giữa những nhóm này và các thành viên lại có những ranh giới rất mong manh". Những phần tử Ansar al Sharia ẩn náu ở các nơi như Benghazi nhưng cũng xuất hiện ở Yemen, Tunisia và ở tất cả các quốc gia này, họ không phải là al Qaeda nhưng họ học được kỹ năng từ al Qaeda và họ là những người đang bị ảnh hưởng bởi các phần tử cực đoan trước đây thuộc Qaeda".

Miller nhấn mạnh: "Sự thực nằm ở chỗ bức tranh không rõ ràng, tuy chúng ta có thể ghép các mảnh lại với nhau nhưng lại không thỏa mãn những người muốn quy vụ tấn công cho al Qaeda".

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ làm gì ngay ngày đầu trở lại Nhà Trắng?
12:33:58 07/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024
9 yếu tố then chốt giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
22:43:09 06/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
Cái kết buồn của người đàn ông đoàn tụ gia đình sau 34 năm bị bắt cóc
16:50:54 07/11/2024
Hai ông Biden, Obama nói gì khi chúc mừng ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ?
07:48:19 08/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Kỳ vọng và thực tế
15:20:14 07/11/2024

Tin đang nóng

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk
16:22:22 08/11/2024
100 triệu người xem bài bóc phốt đáng sợ về bạn gái Huỳnh Hiểu Minh, tài tử hạng A là nạn nhân thê thảm nhất
16:49:21 08/11/2024
Hiền Hồ bỏ về gấp sau khi bị hỏi chuyện cặp kè với đại gia tại sự kiện?
16:52:24 08/11/2024
Loạt sao từng đòi rời khỏi Mỹ nếu Donald Trump đắc cử tổng thống
21:14:30 08/11/2024
Xác minh clip "Mẹ ơi, đừng đánh con!" gây phẫn nộ trên mạng xã hội
16:47:57 08/11/2024
Một nữ NSƯT giàu có: "Tôi không biết ra ATM rút tiền"
18:54:14 08/11/2024
Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!
19:12:24 08/11/2024
Giúp việc đến làm ngày đầu tiên, chủ nhà mở camera giám sát lên và chứng kiến hành vi lạ
19:54:55 08/11/2024

Tin mới nhất

Nga kêu gọi chấp nhận thực tế tại Ukraine

21:48:19 08/11/2024
Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu cho rằng tình hình vùng chiến sự tại Ukraine đang không có lợi cho Kyiv và phương Tây nên chấp nhận thực tế này để đàm phán chấm dứt xung đột.

Các công ty lớn bán thực phẩm kém lành mạnh ở những nước nghèo?

21:44:59 08/11/2024
Báo cáo của Sáng kiến Tiếp cận dinh dưỡng (ATNI), tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hà Lan, đánh giá các sản phẩm của 30 công ty lớn, trong đó có Nestle (Thụy Sĩ), PepsiCo (Mỹ) và Unilever (Anh).

Khách xếp hàng hứng nước từ điều hòa ở đền cổ vì tưởng nước thiêng

21:27:57 08/11/2024
Những tín đồ xếp hàng chờ uống nước nhỏ từ bức tượng voi trong đền Shri Banke Bihari ở thành phố Vrindavan (Ấn Độ) vì nghĩ đó là nước thiêng.

Đưa bệnh nhân ốm liệt giường từ bệnh viện tới ngân hàng để rút tiền

20:40:28 08/11/2024
Một sự vụ đang gây xôn xao dư luận Trung Quốc liên quan tới việc người nhà bệnh nhân phải đưa người bệnh đang nằm trên giường cấp cứu tại bệnh viện tới ngân hàng mới rút được tiền.

Báo Anh: Gần 20% binh sĩ Ukraine đào ngũ tại tiền tuyến

20:33:58 08/11/2024
Truyền thông phương Tây cho biết tình trạng binh sĩ Ukraine tự động rời khỏi lực lượng mà không báo cáo trên tiền tuyến (AWOL) đang khiến Kiev đối mặt với thách thức.

Philippines khắc phục hậu quả của bão Yinxing

20:33:56 08/11/2024
Ông Rueli Rapsing, quan chức phụ trách công tác ứng phó thảm họa tại tỉnh Cagayan, cho biết công tác khôi phục điện đang được triển khai khi tỉnh bước vào giai đoạn dọn dẹp.

Thủ tướng Israel điều máy bay cứu hộ sau vụ tấn công bạo lực ở Amsterdam

20:32:03 08/11/2024
Hiện chưa thông tin cụ thể về các vụ đụng độ đã diễn ra bên ngoài sân vận động Johan Cruyff Arena ở Amsterdam. Theo Bộ trưởng An ninh Israel Itamar Ben-Gvir, một số cổ động viên Maccabi Tel Aviv đã bị thương.

Truyền thông Đan Mạch: Vụ nổ gần Đại sứ quán Israel do lựu đạn gây ra

20:30:01 08/11/2024
Những quả lựu đạn đã rơi xuống sân thượng của một tòa nhà cách Đại sứ quán Israel khoảng 100 m và phát nổ, song không gây thương vong.

Tổng thống Putin lên tiếng về hiệp ước phòng thủ chung với Triều Tiên

20:29:20 08/11/2024
Trong phiên họp toàn thể của Câu lạc bộ thảo luận Valdai, một nhóm nghiên cứu tại Moscow, hôm 7/11, Tổng thống Putin cho biết hiệp ước Nga và Triều Tiên ký gần đây không có gì mới, mà hai nước đã quay trở lại một văn bản tương tự từ thờ...

Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump

20:24:49 08/11/2024
Con trai út Barron đóng góp quan trọng cho chiến dịch tái tranh cử thành công của ông Donald Trump bằng việc lựa chọn những podcast có sức hút đối với cử tri trẻ tuổi.

Tổng Thư ký Mark Rutte: Ông Trump đúng khi nói về NATO

20:15:57 08/11/2024
Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho rằng, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đúng khi yêu cầu các thành viên của liên minh phải tăng mức chi tiêu quốc phòng.

Đức bổ nhiệm các Bộ trưởng mới sau khi liên minh cầm quyền sụp đổ

20:15:21 08/11/2024
Trong khi đó, Bộ trưởng Lương thực và Nông nghiệp Cem zdemir thuộc đảng Xanh được bổ nhiệm thêm chức Bộ trưởng Giáo dục và Nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm

Muôn vàn cảm xúc trong teaser poster và trailer 'Nhà gia tiên' từ Huỳnh Lập, Phương Mỹ Chi

Phim việt

21:50:01 08/11/2024
Ngày 6/11, Huỳnh Lập đã chính thức công bố teaser poster của phim điện ảnh Nhà gia tiên, dự kiến khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào ngày 21/2/2025.

Cặp đôi trong 'Đi giữa trời rực rỡ' lộ bằng chứng đang hẹn hò?

Sao việt

21:34:49 08/11/2024
Sao nam Đi giữa trời rực rỡ bất ngờ khoe loạt ảnh nắm tay, môi kề môi với một bạn diễn nữ. Phải chăng Vbiz sắp có thêm tin vui?

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài

Sức khỏe

21:31:17 08/11/2024
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa điều trị cho bé trai (4 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) với chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Dàn sao Hàn bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng: GD, Jennie...

Sao châu á

21:30:55 08/11/2024
Nhiều sao Hàn như G-Dragon, Jennie... bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng, gây ra tranh cãi lớn trên cộng đồng mạng.

Hồng Vân thích thú trước chuyện tình của cặp đôi quen nhau từ ứng dụng hẹn hò

Tv show

21:10:46 08/11/2024
Trò chuyện với MC Hồng Vân - Quốc Thuận tại chương trình Vợ chồng son, cặp vợ chồng cho rằng duyên số đưa họ đến với nhau.

Nagelsmann mắc sai lầm khó tin gọi ngôi sao tuyển Latvia vào đội tuyển Đức

Sao thể thao

21:00:59 08/11/2024
HLV trưởng đội tuyển Đức đã gây ra một vài bất ngờ với đội hình mới nhất của mình, đặc biệt là việc ông điền tên một cầu thủ quốc tế của Latvia vào danh sách các ngôi sao mà ông triệu tập

Chị em xa cách gần 40 năm, vỡ òa cảm xúc ngày tìm thấy nhau

Netizen

20:53:46 08/11/2024
Darragh Hannan (39 tuổi) và Ha Jee Won (38 tuổi), vừa có cuộc đoàn tụ đầy xúc động. Họ được sinh ra cách nhau 14 tháng tại Hàn Quốc nhưng lớn lên trong những môi trường hoàn toàn khác nhau.

Xã hội đen bất ngờ chỉ thẳng mặt mẹ Diddy, tố cáo mối liên quan đến tội ác của ông trùm

Sao âu mỹ

20:51:58 08/11/2024
Vào ngày 7/11, Deon D1 Best tố cáo Diddy sử dụng tên mẹ mình để thành lập công ty nhằm che giấu tiền bạc và các hợp đồng phạm pháp khác.

Vợ ông trùm 'Độc đạo' kể chuyện quay cảnh đánh ghen bị trật ngón tay

Hậu trường phim

20:38:00 08/11/2024
Diễn viên Thu Huyền - vai Ánh - vợ ông trùm Quân già trong Độc đạo kể chuyện hậu trường bị trật ngón tay phải bó bột khi quay cảnh đánh ghen giữ chồng.

Miền Trung "lên dây cót" ứng phó bão Yinxing

Tin nổi bật

20:20:43 08/11/2024
Các tỉnh, thành miền Trung đã có công điện chủ động ứng phó với bão Yinxing theo phương châm 4 tại chỗ , trong đó việc bảo đảm tài sản, tính mạng của người dân được ưu tiên hàng đầu.

Chuỗi sự kiện âm nhạc đầy tham vọng, muốn đưa nhạc Việt "xâm chiếm" châu Á liệu có thành công?

Nhạc việt

20:15:25 08/11/2024
Vừa qua, Xin Chào Live Music - mô hình giải trí uy tín đã tổ chức họp báo công bố các dự án âm nhạc và sự kiện giải trí trong năm 2025.