“Supergirl” mùa 4 trình làng siêu anh hùng chuyển giới đầu tiên trên màn ảnh
Nhân vật siêu anh hùng Nia Nal hay còn được gọi là Dreamer của DC sẽ xuất hiện trong mùa 4 của series Supergirl đài CW. Cô sẽ trở thành siêu anh hùng chuyển giới đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh.
Một tin vui đến với cộng đồng LGBT fan truyện tranh là siêu anh hùng chuyển giới Nura Nal aka Dream Girl sẽ được giới thiệu trong mùa thứ 4 của loạt phim đài CW Supergirl. Đảm trách cho vai diễn siêu anh hùng chuyển giới đầu tiên trên màn ảnh là nữ diễn viên Nicole Maines.
Ngoài đời, Nicole là một nhà hoạt động cho quyền của người chuyển giới khi vừa chiến thắng trong vụ kiện với nhà trường vì không cho em sử dụng nhà vệ sinh nữ. Thắng kiện đồng nghĩa với việc lần đầu tiên một tòa án tối cao tuyên bố một người chuyển giới có thể sử dụng bất kỳ nhà vệ sinh nào thuộc giới tính mà họ xác định.
Nhà sản xuất mô tả nhân vật của Nicole Maines là một “người chuyển giới nữ giàu tình cảm và quyết liệt bảo vệ cho những người khác”.
Sinh năm 1997, Maines từng xuất hiện trong các series truyền hình như Royal Pains và The Trans List, cô cũng cho xuất bản cuốn sách mang tên Becoming Nicole chia sẻ về hành trình trưởng thành của một thiếu niên chuyển giới. Cô còn có một người anh sinh đôi tên là Jonas, người đã che chở cho em gái của mình từ nhỏ. Nicole Maines chia sẻ: “Tôi đã biết mình là trans (người chuyển giới) từ khi 3 tuổi. Dù lúc đó chưa có từ nào để nói ra, nhưng trái tim mách bảo với tôi rằng tôi là một đứa con gái”.
Ở tuổi thiếu niên Nicole đã quyết định phẫu thuật chuyển giới.
Video đang HOT
Hành động của DC diễn ra trong bối cảnh làn sóng ủng hộ cho người chuyển giới tại Hollywood dâng cao sau vụ việc nữ diễn viên dị tính Scarlett Johansson phải rời bỏ vai diễn người chuyển giới trong dự án Rug and Tub. Những người phản đối cho rằng nhả sản xuất cần trao cơ hội vào vai các nhân vật chuyển giới cho diễn viên chuyển giới.
Supergirl là một phần của vũ trụ truyền hình DC với sự tham gia của các show nổi bật như Arrow, The Flash, Legends of Tomorrow hay Black Lightening. Mùa 4 của Supergirl sẽ lên sóng vào ngày 14 tháng 10 năm nay.
Theo Trí Thức Trẻ
Bất ngờ với lý do các nữ siêu anh hùng màn ảnh đua nhau làm "cô gái đến từ hôm qua"
Có lẽ cả Marvel và Warner Bros đều không muốn giẫm phải vết xe đổ của Elektra và Catwoman ngày xưa và cần thêm một khoảng thời gian nữa để có đủ kinh nghiệm cho việc đưa các nữ siêu anh hùng về thời hiện tại, nên các phim về họ hầu hết đều lấy bối cảnh quá khứ.
Wonder Woman không chỉ là một nhân vật truyện tranh mà còn là một biểu tượng của nhiều thế hệ người dân nước Mỹ. Bộ phim Wonder Woman của Patty Jenkins do Gal Gadot thủ vai chính đã trở thành một hiện tượng và được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Với những phẩm chất đáng giá như mạnh mẽ, quyền năng và giàu lòng trắc ẩn, công chúa Diana của Themyscira là hình mẫu mà rất nhiều bé gái muốn phấn đấu trở thành.
Phần hai của bộ phim mang tên Wonder Woman 1984 sẽ lấy bối cảnh vào năm 1984, khá lâu sau khi bối cảnh thế chiến thứ nhất ở phần 1 kết thúc nhưng vẫn còn cách rất xa thời điểm hiện tại. Ngoài ra, các phim về nữ siêu anh hùng như Captain Marvel, Agent Carter đều lấy mốc thời gian trong quá khứ. Vậy lý do nào lý giải cho điều này?
Không như nhiều siêu anh hùng khác, hai phần phim riêng của Wonder Woman hoàn toàn là hai tác phẩm tiền truyện nếu so với tuyến thời gian hiện tại của vũ trụ phim điện ảnh DC. Nhân vật Wonder Woman đã vài trăm tuổi nên dĩ nhiên các nhà làm phim có thể thoải mái lựa chọn quãng thời gian xây dựng mạch truyện. Tuy nhiên có một thực tế là không chỉ Wonder Woman mà những thương hiệu phim về nữ siêu anh hùng khác như Captain Marvel, Black Widow cũng "được" đặt cho bối cảnh trong quá khứ. Điều này khiến cho nhiều fan không thể đặt ra nghi vấn trong đầu.
Diana - nàng công chúa đến từ quá khứ
Khán giả lần đầu chứng kiến Wonder Woman của Gal Gadot xuất hiện trong Batman v Superman: Dawn of Justice năm 2016, một bộ phim có bối cảnh nằm ở thời hiện tại. Trong bộ phim này Wonder Woman chỉ xuất hiện trong chừng khoảng 15 phút nhưng vẫn tạo nên một hiện tượng mới mẻ và được các fan nhiệt liệt ủng hộ ra mắt dự án phim riêng. Một năm sau đó, bộ phim riêng về Wonder Woman của Patty Jenkins ra rạp, lấy bối cảnh vào năm 1918.
Trong bộ phim này thì chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được vì sao đạo diễn và biên kịch lại lấy bối cảnh cách đây lâu như vậy, cho dù nó hoàn toàn không đưa ra lời giải thích cho sự mất tích trong gần một thế kỷ của Diana. Việc chuyển bối cảnh từ thế chiến thứ II trong truyện tranh sang thế chiến thứ I cũng là một lựa chọn không tệ.
Lý giải cho điều này, có thể việc lấy bối cảnh quá khứ sẽ khiến cho giá trị nữ quyền của bộ phim nổi bật hơn khi Diana phải đối đầu với quan điểm lạc hậu trong xã hội gia trưởng của những năm 1910. Phụ nữ không được phép tham gia chiến trận, các quý bà chỉ được mặc váy, đàn ông là những kẻ gia trưởng ngu xuẩn, tất cả mọi người đều coi thường Diana, điều này khiến cho chiến công của cô ấy càng thêm vẻ vang hơn. Trong bối cảnh nhận thức lạc hậu của xã hội cũ, khi đàn ông hoàn toàn ở bên phe sai trái, chủ nghĩa nữ quyền được tôn vinh hơn hẳn thay vì ở trong bối cảnh chính trị phức tạp ngày nay.
Ngoài ra, việc đặt riêng Wonder Woman vào thời điểm quá khứ cũng giúp nhân vật này có thể độc lập với tình trạng rối ren và tăm tối trong DCEU thời điểm đó. Sang phần hai, có lẽ vì muốn tái lập công thức thành công đã được chứng minh của phần trước, Warner Bros tiếp tục cho Diana xuất hiện vào năm 1984. Trong phần này, chúng ta được tiết lộ trước rằng Diana sẽ sống ẩn giật trong một thân phận khác (có lẽ là một nhà sử học giống như trong Justice League) và lúc này cuộc chiến tranh lạnh đang ở trong giai đoạn căng thẳng.
Những năm 80 chứng kiến một bước tiến mới trong phong trào bảo vệ nữ quyền trên thế giới nhưng cũng xuất hiện một kỷ nguyên mà những nhà sản xuất ở Hollywood dám đưa chuyện ăn cắp đồ lót và hiếp dâm phụ nữ lên màn ảnh để làm trò vui (phim Revenge of The Nerds). Đây là thời điểm xảy ra sự đấu tranh gay gắt giữa những người bảo vệ phong trào nữ quyền và những người phản đối nó.
Người ta gọi đây là làn sóng nữ quyền thứ hai. Lúc này, Diana sẽ không còn phải chiến đấu với những lời coi thường của đàn ông với những người nội trợ như những năm 1910 nữa mà là của những nam đồng nghiệp với công nhân nữ ở nơi làm việc. Thời điểm gần đây, công chúng cũng hay được nghe đến những lời biện hộ như "đó là những năm 80, thời đó khác nay nhiều lắm rồi!" của những kẻ bị cáo buộc trong phong trào Me Too. Đó cũng là lý do vì sao việc chọn bối cảnh thập niên 80 mang một ý nghĩa rất lớn với Wonder Woman.
Captain Marvel và đặc vụ Carter với thập niên 90
Trường hợp của Captain Marvel còn bí ẩn hơn khi bộ phim được đặt bối cảnh vào những năm 90. Tuy nghe qua có vẻ gần nhưng từ những năm 90 cho tới nay cũng đã qua được hơn 20 năm rồi. Lý giải cho điều này, giám đốc Marvel Studios Kevin Feige từng nói "Captain Marvel là siêu anh hùng mạnh nhất trong MCU" nên việc cho cô ấy xuất hiện vào thời điểm này cùng với các anh hào khác như Thor và Doctor Strange là rất khó. Ngoài ra, việc có lai lịch gốc liên quan đến tộc người Skrulls trong truyện tranh cũng là một lý do để các nhà làm phim chọn bối cảnh quá khứ cho Captain Marvel.
Bên cạnh Captain Marvel thì đặc vụ Peggy Carter cũng là một nhân vật nữ nổi tiếng trong MCU. Cô là một trong những nhân vật hiếm hoi của Marvel có phản ứng hoá học tốt với nam chính và thậm chí còn được làm cho một series truyền hình riêng. Hai mùa đầu của Agent Carter được đánh giá khá tốt khi khắc hoạ cuộc chiến của Peggy với các đặc vụ SSR trong khi cô vẫn phải chịu sự mỉa mai của các đồng nghiệp trong bối cảnh năm 1940.
Khi nào thì các nữ siêu anh hùng mới quay trở lại thời hiện tại?
Hiện tại thì chỉ có ở trên truyền hình chúng ta mới có các siêu anh hùng nữ xuất hiện trong thời hiện nay. Jessica Jones của Netflix và Supergirl của CW đều lấy bối cảnh thời nay. Truyền hình luôn đi trước phim chiếu rạp trong xu hướng đa dạng hoá.
Nữ siêu anh hùng duy nhất được có bối cảnh hiện tại là The Wasp (Chiến Binh Ong) của Evangeline Lilly. Tuy nhiên, cô phải chia sẻ tựa đề và sân diễn với người đồng sự Ant-Man của Paul Rudd. Bộ phim riêng của Black Widow của Scarlett Johansson cũng nhiều khả năng là một tiền truyện, điều mà các fan cũng chẳng mặn mà cho lắm vì họ biết dự án này được thông qua bởi vì đã có những tiền lệ trước đó. Nếu không thì Marvel đã cho làm từ gần 10 năm trước đây rồi.
Có lẽ cả Marvel và Warner Bros đều không muốn giẫm phải vết xe đổ của Elektra và Catwoman ngày xưa hoặc có lẽ chúng ta nên đợi thêm một khoảng thời gian để các nhà làm phim có đủ kinh nghiệm cho việc đưa các nữ siêu anh hùng về thời hiện tại. Tuy nhiên, dù gì đi nữa thì hiện tượng này cũng không nên kéo dài quá lâu, bởi chiêu hoài cổ không phải là con bài bách chiến bách thắng. Nửa đầu mùa phim năm nay cho thấy khán giả đã bắt đầu ngửi ra mùi "kiếm chác" từ các tựa phim lấy bối cảnh trong quá khứ, vì thế có lẽ các nhà làm phim nên cân nhắc để cập nhật cho các nữ siêu anh hùng của mình đi là vừa.
Theo Trí Thức Trẻ
Xin lỗi quý ông, Marvel tuyên bố sẽ tập trung khai thác các nữ siêu anh hùng trong tương lai Việc sẽ đưa các siêu anh hùng nữ lên màn ảnh rộng cũng như khai thác câu chuyện riêng của họ không phải lần đầu được nhắc đến, thế nhưng điều này lại càng chắc chắn hơn khi ông lớn Marvel lên tiếng: "Tôi luôn muốn làm điều này". Giám đốc Marvel Studios - Kevin Feige đã tuyên bố rằng dự định của...