Sụp đổ hiệp ước hạt nhân: Đường đua vũ khí giữa Nga Mỹ đáng sợ đến mức nào?
Mối đe dọa về hiểm họa hạt nhân giữa Nga và Mỹ trong tương lai cùng với đó là chiến lược mới của Moscow tại châu Phi.
Mỹ – Nga tiếp tục trên đường đua vũ khí hạt nhân?
Hãng Reuters trích dẫn một nghiên cứu vào ngày 1/4 cho biết, sự sụp đổ hiệp ước kiểm soát vũ khí của Nga và Mỹ (INF) sẽ khiến cho mọi việc trở nên khó khăn hơn và thúc đẩy khả năng mở rộng kho vũ khí hạt nhân của hai quốc gia này.
Ảnh minh họa. Nguồn:AFP/Getty Images
Sự sụp đổ Hiệp ước New START có thể làm suy yếu niềm tin vào Hiệp ước không phổ biến hạt nhân, kêu gọi các quốc gia hạt nhân như Mỹ và Nga nỗ lực giải trừ hạt nhân, cũng như ảnh hưởng đến vị thế hạt nhân của Trung Quốc.
Nghiên cứu là một cuộc kiểm tra công khai toàn diện nhất cho đến nay sau hậu quả của sự sụp đổ Hiệp ước New START. Điều này lập luận cho việc gia hạn Hiệp ước 2011 nhưng có thể được gia hạn thêm vài năm nữa nếu cả hai bên thống nhất.
Chính quyền Tổng thống Trump cân nhắc việc có nên tiếp tục gia hạn hiệp ước hay không. Tổng thống Trump cho rằng đây là thỏa thuận tồi tệ trong khi Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton cũng lên tiếng phản đối. Nga cho rằng nên chuẩn bị cho việc gia hạn Hiệp ước New START nhưng vẫn muốn thảo luận điều này với Mỹ.
Bộ Ngoại giao Mỹ chưa đưa ra bình luận trước điều này.
Tổng thống Trump cho rằng, Washington sẽ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung 1987 trừ khi Moscow kết thúc các vi phạm được cáo buộc. Nga bác bỏ vi phạm hiệp ước INF.
Video đang HOT
Hiệp ước New START yêu cầu Mỹ và Nga nên cắt giảm số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược xuống ít hơn 1550 – mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, hạn chế các hệ thống phân phối, bao gồm tên lửa tàu ngầm và bom hạt nhân. Hiệp ước cũng bao gồm các biện pháp minh bạch mỗi bên, cho phép tiến hành 10 cuộc kiểm tra tại các căn cứ hạt nhân chiến lược mỗi năm đồng thời phải thông báo trước 48 giờ khi tiến hành các tên lửa mới.
Cả hai bên phải trao đổi dữ liệu liên quan đến các đầu đạn hạt nhân chiến lược, các bệ phóng và vũ khí phân phối.
Tất cả những điều này sẽ kết thúc nếu hiệp ước sụp đổ.
Động thái của Trung Quốc
“Cho dù cả hai nước không ở cùng mức độ tự tin trong quá trình kiểm soát các đầu đạn hạt nhân nhưng kế hoạch tồi tệ cũng có thể mang đến kết quả. Khả năng gia tăng giữa lực lượng lượng hạt nhân chiến lược của Mỹ và Nga sẽ thúc đẩy sự ngờ vực và chuyển hướng nhận thức về chiến lược, ý định và nhận thức”, hãng Reuters trích dẫn lời ông Vince Manzo viết trong nghiên cứu.
Mà không có bất kỳ dữ liệu nào thì Mỹ sẽ phải phân phối các vệ tinh giám sát chặt chẽ hơn đối với Nga và ít hơn với Trung Quốc, Iran và Triều Tiên.
Về phía Trung Quốc, giới quan sát cho rằng điều này không thể phỏng đoán Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào khi Hiệp ước New START sụp đổ. Nghiên cứu dự đoán khả năng Bắc Kinh sẽ tiếp tục mở rộng năng lực hạt nhân.
Nếu không có sự hạn chế hiệp ước lực lượng hạt nhân giữa Mỹ và Nga thì Trung Quốc có thể tiếp tục nhìn thấy mối nguy hiểm có thể xảy ra. Trước các mối đe dọa về tiềm lực hạt nhân của Moscow và Mỹ, Trung Quốc có thể nâng cấp kho vũ khí lớn hơn và xem đây là điều quan trọng. Bắc Kinh cũng có thể nhấn mạnh đến khả năng thúc đẩy vũ khí hạt nhân.
Nghiên cứu cũng chỉ ra các bước nỗ lực cho Mỹ và Nga để giảm các rủi ro từ sự sụp đổ Hiệp ước hạt nhân. Điều này gợi ý rằng, Washintgon nên đề xuất trao đổi thông tin vũ khí hạt nhân thường xuyên và tham gia đối thoại với Bắc Kinh.
Bước chân Nga mở rộng châu Phi
Tờ New York Times cho rằng, Nga liên tục thúc đẩy các nỗ lực mở rộng ảnh hưởng quân sự tại châu Phi, cảnh báo các quan chức phương Tây trong các thương vụ vũ khí gia tăng, thỏa thuận an ninh và chương trình huấn luyện tại các quốc gia này.
Việc mở rộng quân sự của Moscow phản ánh tầm nhìn mở rộng của Tổng thống Putin về chiến lược của Nga. Tuy nhiên, điều này cũng minh họa rằng chiến lược cơ hội của Nga nhằm thu được lợi ích tại châu Phi.
“Nga đang gia tăng thách thức và định hướng quân sự tại châu Phi”, tướng Thomas D. Waldhauser – người đứng đầu Bộ Tư lệnh châu Phi của Lầu Năm Góc cho biết tại Quốc hội hồi tháng Ba.
“Moscow và các đối tác quân sự tư nhân liên tục thúc đẩy lan rộng ảnh hưởng các châu lục. Điều này là mối đe dọa đối với các khu vực xung đột hiện tại”, ông Judd Devermont, giám đốc chương trình châu Phi tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington cho biết.
Nhà Trắng cũng thúc đẩy các chính sách an ninh và kinh tế đối với châu Phi, bao gồm các kế hoạch hỗ trợ tài chính cho các dự án tại châu lục này.
Dưới thời chính quyền Tổng thống Trump, Lầu Năm Góc đã thay đổi phần nào chiến lược, tập trung đối phó với các thách thức toàn cầu, bao gồm Trung Quốc, Nga và tổ chức khủng bố. Vào tháng 12, ông John R. Bolton – Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump đã mô tả chiến lược mới tại châu Phi giống như một cuộc cạnh tranh siêu cường lớn và đối phó với Trung Quốc và Nga.
Hồng Nhung
Theo Baotoquoc
Mỹ chuẩn bị trừng phạt các công ty nước ngoài làm ăn với Venezuela
Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton hôm 28.3 cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc áp dụng biện pháp trừng phạt đối với những công ty từ các quốc gia khác làm ăn với Venezuela để chặn nguồn thu cho Tổng thống Nicolas Maduro.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton - Ảnh: AP
"Chúng tôi đang đi đúng theo hướng đó. Hiện tại, chúng tôi thậm chí đang xem xét một loạt các bước bổ sung để có thể thực hiện điều này", ông Bolton nói với Reuters khi được hỏi liệu ông Trump sẽ xem xét "các chế tài trừng phạt thứ cấp" hay không.
Mỹ và hầu hết các nước phương Tây khác đã ủng hộ nhà lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido - người đã viện dẫn hiến pháp Venezuela vào tháng 1 để tuyên bố là tổng thống lâm thời với lập luận rằng việc ông Maduro tái đắc cử tổng thống năm 2018 là bất hợp pháp.
Dầu mỏ cung cấp 90% doanh thu xuất khẩu cho Venezuela - nước thành viên của OPEC. Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên công ty dầu mỏ nhà nước Venezuela PDVSA vào tháng 1, ngăn các công ty Mỹ giao dịch với công ty này trừ khi doanh thu chuyển tới một quỹ dành cho ông Guaido.
Theo Reuters, đặc phái viên của Mỹ về Venezuela Elliott Abrams cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump hiện vẫn chưa ban hành những biện pháp trừng phạt đối với các công ty từ quốc gia khác làm ăn với PDVSA nhưng quan chức Mỹ đã có những cuộc trò chuyện với các nhà giao dịch dầu mỏ và chính phủ trên khắp thế giới để thuyết phục họ giảm bớt thỏa thuận mua bán với ông Maduro.
Nga và Trung Quốc là hai nước lớn ủng hộ ông Maduro, người đang nắm quyền kiểm soát nhà nước và vẫn duy trì được sự trung thành của quân đội. Ông Maduro trước đó cho rằng ông Guaido chỉ là "một con rối" của Mỹ.
Cố vấn Bolton cũng nói rằng ông chủ Nhà Trắng đang cân nhắc các lựa chọn - bao gồm cả các biện pháp trừng phạt - để phản ứng lại sự hiện diện quân sự đang gia tăng của Nga tại Venezuela. Hai máy bay của không quân Nga chở gần 100 quân nhân đã hạ cánh gần thủ đô Caracas hôm thứ bảy tuần trước (23.3).
Khủng hoảng kinh tế tại Venezuela đã gây ra tình trạng thiếu lương thực và thuốc men, đẩy hàng triệu người chạy trốn khỏi đất nước.
"Tổng thống Trump cũng đang xem xét cấp chế độ bảo vệ tạm thời cho hơn 70.000 người Venezuela đang lánh nạn ở Mỹ. Có nhiều gia đình muốn rời khỏi Venezuela để được an toàn. Chúng tôi muốn chắc chắn rằng mọi người sẽ không bị đặt vào thế khó nếu họ muốn chống lại ông Maduro", ông Bolton nói.
Hoàng Vũ (theo Reuters)
Theo Mottthegioi.vn
Cựu trợ lý thân cận hợp tác với cuộc điều tra nhằm vào Tổng thống Trump Cựu giám đốc truyền thông Nhà Trắng Hope Hicks, người từng là trợ lý thân cận của Tổng thống Mỹ đã tham gia cuộc điều tra của Hạ viện nhằm vào ông Donald Trump. Cựu giám đốc truyền thông Nhà Trắng Hope Hicks. Ảnh: Getty Chủ tịch Uỷ ban Tư pháp Hạ viện Mỹ Jerry Nadler đã gửi cho Hope Hicks một lá...