“Suốt ngày chỉ biết cắm mặt điện thoại, máy tính”: Chuyện những người trẻ sáng tạo cả thế giới nội dung, dựng “cơ đồ” từ công nghệ
Thế hệ X có nhiều định kiến với lớp người trẻ về việc sử dụng công nghệ: “nghiện ngập” điện thoại, suốt ngày sử dụng máy tính, không dứt ra khỏi những món đồ chơi hiện đại.
Tuy nhiên, thế kỷ đã bước sang trang mới 20 năm và hai thập kỷ đó đã thay đổi cách cả thế giới nhìn nhận lại vai trò của nền tảng công nghệ
“Nghỉ ở nhà không phụ giúp bố mẹ việc nhà, suốt ngày cắm mặt vào điện thoại”.
Bên hàng xóm có tiếng bà mẹ cằn nhằn; cậu con trai ngồi trên phòng ôm chiếc laptop cả ngày, bà mẹ lụi hụi chuẩn bị bữa ăn dưới bếp. Cũng là một câu chuyện muôn thuở khi những buổi gặp gỡ, đoàn viên giờ đây sẽ không thể trọn vẹn với người trẻ nếu thiếu điện thoại hay máy tính: Chụp bức ảnh đẹp rồi đăng tải lên đây? Quay video cả nhà phải tải lên story luôn để mọi người thấy chứ? Còn soạn mail gửi chúc mừng năm mới bạn bè, Facetime với người yêu du học… Bữa sum họp và công nghệ, truyền thống và hiện đại, cứ thế hòa mình vào nhau giữa dòng chảy cuộc sống. Ấy vậy mà, trong nếp nghĩ của thế hệ bố mẹ, khởi nguyên của mỗi dịp đoàn viên phải là thời khắc của những giá trị nền tảng như gia đình, sự sum tụ, quây quần.
Liệu sum họp có phải đặt chiếc điện thoại xuống, nâng ly lên chúc nhau?
Chiếc điện thoại không có gì sai, cả chiếc laptop cũng vậy. Sự hiện diện của những món đồ công nghệ không làm vơi bớt ý nghĩa thiêng liêng của dịp sum họp hay khiến người trẻ xa rời những lễ nghĩa truyền thống. Có một thế hệ trưởng thành trong những năm tháng phát triển công nghệ mạnh như vũ bão, họ lớn lên cùng sự thay đổi của điện thoại và máy tính, hiểu rõ bản thân cần gì để thích ứng và thành công trong kỷ nguyên số này. Không phải cứ cắm mặt vào điện thoại hay “ôm khư khư chiếc laptop” là điều gì sai trái – trong khi bố mẹ còn đang bận phàn nàn, nhiều bạn trẻ đã xây dựng cho mình cả một “đế chế” nội dung trên nền tảng số và trở thành những nhà sáng tạo khiến người trẻ Việt phải ngưỡng mộ.
“Đừng quá cầu kỳ để tạo ra một nội dung thu hút GenZ vì những gì GenZ cần là những chất liệu đời thường giản dị được biến tấu hài hước, thú vị mà không khiên cưỡng. Ví dụ như việc đăng vu vơ những hình ảnh chó mèo trên Story Instagram của Trang thôi mà có hơn 100.000 lượt xem mỗi ngày”, đó là những chia sẻ của Trang Hý trong một buổi tọa đàm về genZ. Để một cô gái sinh năm 1997 có cơ hội được chia sẻ về công việc sáng tạo mình đang làm trên sân khấu lớn không phải đơn giản. Điều đó chứng tỏ, Trang Hý đã để lại những dấu ấn đáng kể trong sự nghiệp của mình.
Video đang HOT
Quả thực đúng như vậy, cái tên Trang Hý đã không còn xa lạ với các bạn trẻ gen Z vì những nội dung sáng tạo độc đáo của mình. Cô gái trẻ đến với mạng xã hội nhờ một video ngẫu hứng quay trên điện thoại trong một lần trở về thăm trường cũ và không ngờ rằng, video đó “nổi tiếng rần rần” trong cộng đồng. Khởi điểm đó như một dấu hiệu để Trang Hý biết rằng, mình có “đất diễn” trên con đường này.
Không cầu kỳ, phức tạp, những nội dung Trang Hý đưa tới khán giả đa phần là những câu chuyện gần gũi, hài hước, đôi khi chỉ là cuộc trò chuyện dông dài gần gũi với người xem. Video “How To Make A Happy Chế Song” chính là một sản phẩm “cộp mác Trang Hý” điển hình: Không cần phông bạt gì phức tạp, nội dung đơn giản, nhẹ nhàng, quan trọng là đầy tiếng cười thoải mái – vậy là Trang Hý đã có cho mình một sản phẩm vài trăm nghìn lượt xem. Như Trang từng chia sẻ, chỉ cần chiếc điện thoại đầy pin, đầy data để vào mạng và một cái đầu đầy sự sáng tạo thì dù ở bất cứ đâu, Trang Hý cũng có thể cho ra đời những sản phẩm thu hút người xem.
Dù với những clip ngắn chia sẻ trên Youtube, Facebook hay những sản phẩm quảng cáo quy mô lớn của các nhãn hàng, các bộ phim điện ảnh, Trang Hý vẫn giữ cho mình phong cách trẻ trung, sôi nổi, hóm hỉnh – những điều đã làm nên thương hiệu Trang Hý trong nhiều năm qua. Với công việc bận rộn như vậy, quý cô tuổi Sửu vẫn phải thường xuyên cập nhật xu hướng mới của giới trẻ để biết mọi chuyện đang diễn ra xung quanh. Những lúc rảnh, trên xe ô tô hay trường quay, sẵn điện thoại đầy ắp 3G, Trang Hý lại tranh thủ lướt Facebook để nghe ngóng hay cho ra đời ngày vài clip Tik Tok dễ thương. Suốt ngày “cắm mặt vào điện thoại” như Trang Hý và tự tạo cho mình một thương hiệu cá nhân ấn tượng, chắc không phải bạn trẻ nào cũng có thể làm được.
ViruSs không phải cái tên xa lạ với những người làm nội dung tại Việt Nam, dù mảng nội dung Tiến Hoàng chuyên sâu có vẻ còn hơi đặc thù và lạ lẫm với nhiều người: game streaming. Hiểu một cách cơ bản cho những người không chuyên, game streamer là những người vừa chơi game vừa upload màn hình game lên mạng, phát trực tuyến để tương tác với người xem. Tất nhiên qua thời gian, lĩnh vực streaming và các hoạt động nội dung số của ViruSs đã mở rộng ra và thu hút đông đảo khán giả hơn.
Gọi ViruSs là một người “suốt ngày cắm mặt vào chiếc laptop” cũng không có gì sai khi cậu đã trở thành một huyền thoại từng livetream liên tục 39 tiếng đồng hồ và sau đó nhập viện, phải truyền 7 chai nước. Dù làm bất cứ nghề gì, người ta cũng thấy cái lửa và niềm đam mê của cậu, trong âm nhạc và trong công việc streaming. Chàng trai trẻ này đã dành được những thành công nhất định trong sự nghiệp của mình: giải thưởng “Hot Influencer được yêu thích nhất” của WeChoice Award 2018, top “Facebook Gaming Creator” và được truyền thông quốc tế như The New York Times nhắc đến như là một streamer nổi bật nhất châu Á. “Ôm lấy chiếc máy tính” mà thành công như ViruSs, có lẽ nhiều người cũng mong muốn đánh đổi.
Dù làm bất cứ nội dung gì, trên nền tảng nào, bạn cũng cần phải định hình một phong cách rõ ràng cho bản thân. Nhìn về sự thành công của mình với công việc livestream, ViruSs cũng đúc rút ra được những thế mạnh của bản thân.”Thứ nhất, tôi là người học piano, có lẽ vì trong người mình có âm nhạc nên tôi thoải mái hơn với mọi người, không khó để trải lòng. Thứ hai, tôi cũng có những kinh nghiệm như làm MC trước đó nên cách nói chuyện cũng từ tốn hơn. Thứ ba, thật ra gia đình tôi nhiều vấn đề và tôi từng trải qua nhiều khó khăn nên tôi thích tình cảm giữa con người với con người. Khi làm streaming, tôi thấy: “À, mình được quan tâm và mình được phép quan tâm người khác”. Đó là giá trị quan trọng nhất khi làm streamer, là điều tôi thích nhất ở cái nghề này. Nó khiến tôi gắn bó với nghề đến tận bây giờ”.
Với những người như ViruSs, suy nghĩ “Suốt ngày cắm đầu vào máy tính với điện thoại, không được tích sự gì” có lẽ đã trở thành thứ lỗi thời khi giờ đây, cậu và rất đông các content creator khác đang khẳng định bản thân với những thiết bị công nghệ như vậy. Có nhiều cách để khẳng định bản thân trong thế kỷ số và con đường đi ngược đám đông chưa bao giờ là dễ dàng. Nhưng chắc chắn, vinh quang vẫn sẽ chờ những người kiên trì ở cuối con đường.
“Welax = We relax”: Chúng ta giải trí, hiểu thô là như vậy, đơn giản đó là một nơi mang lại niềm vui và tiếng cười cho mọi người. 4 năm cho một hành trình, Welax thực sự đã làm nên tên tuổi trong cộng đồng sáng tạo nội dung hài hước tại Việt Nam.
Hoàng Downy, một trong những người sáng lập Welax từ những ngày đầu năm 2016, hóm hỉnh chia sẻ, hỏi học ngoại thương sau này làm gì, anh trả lời là “Đi chế ảnh”. Những câu chuyện chế cháo, cắt ghép clip, chế video tưởng chừng như đơn giản nhưng đằng sau đó là nỗ lực của cả một tập thể Welax để cho ra đời những sản phẩm hài hước, đánh trúng vào thị hiếu của khán giả trẻ. Để có một video hài hước vài triệu view viral ầm ầm trên Facebook là cả một “tấn muối” mà những người trẻ trong team Welax phải bỏ vào.
Và Welax đã làm được, ghi dấu với cộng đồng mạng Việt trong nhiều năm qua. Ekip của Welax là những người trẻ đa năng, có thể đảm nhận nhiều công việc và đặc biệt tận dụng mọi nguồn tài nguyên vốn có để cho ra đời những sản phẩm chất lượng; một clip viral của họ đôi khi ra đời chỉ nhờ chiếc điện thoại di động.
“Không phải cứ đầy đủ studio, điện đèn, kỹ xảo khủng mới có thể tạo ra các “bom tấn” viral trên mạng. Ở Welax, bọn mình luôn muốn tạo ra các sản phẩm đơn giản, gần gũi nhưng thực sự có tính giải trí, dù trên tay bạn chỉ có chiếc điện thoại. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy quay những clip đơn giản về cuộc sống, đăng ký các gói data để vào mạng đăng tải lên Facebook, Instagram hay Tik tok. Việc còn lại, chỉ là chờ “bão like” về với sản phẩm của mình mà thôi!”. Nếu những ông bố bà mẹ có dịp ngồi dưới khán đài, lắng nghe con cái chia sẻ về công việc mình đang làm với chiếc điện thoại, họ sẽ phải thay đổi suy nghĩ của mình. Đó không chỉ là đam mê mà còn là một sự nghiệp nghiêm túc giúp những nhà sáng tạo trẻ vững vàng cả về tài chính và danh tiếng. Với một chiếc điện thoại cùng gói data đầy ắp trên tay, họ đã dựng lên cho mình cả một “đế chế” nội dung khiến bao người phải ngưỡng mộ.
“Cắm mặt vào điện thoại”, có lẽ cũng không phải điều gì quá tệ nếu chúng ta hiểu rõ điều mình đang làm, nhỉ?
Theo Trí Thức Trẻ
Người già Mỹ 'nghiện' công nghệ hơn giới trẻ, tốn 10 tiếng mỗi ngày
Những người Mỹ từ 65 tuổi trở lên dành nhiều hơn 1/3 thời gian một ngày để sử dụng các thiết bị di động, theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen.
Trái với thực tế rằng thế hệ Millennials (hay Gen Y, những người sinh từ năm 1981-1996) và Gen Z (những người sinh từ năm 1997) nổi tiếng với cuộc sống quá phụ thuộc vào công nghệ và thường xuyên bị cha mẹ, ông bà chỉ trích vì trở thành "nô lệ" của mạng xã hội, những người cao tuổi tại Mỹ mới là đối tượng tốn nhiều thời giờ hơn cho việc "dán mắt vào màn hình".
Dữ liệu chỉ ra người già ở Mỹ dành gần 10 tiếng mỗi ngày để xem tivi, sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh. Con số chỉ dừng lại ở mức 7 giờ đối với những người Mỹ trẻ tuổi.
Theo The Economist, các chương trình truyền hình là lý do dẫn đến sự khác biệt giữa hai thế hệ.
Người già tại Mỹ tốn nhiều thời gian cho công nghệ hơn giới trẻ. Ảnh: SCMP.
Theo đó, người cao tuổi dành nhiều thời gian xem tivi. Ngược lại, thế hệ trẻ không còn "mặn mà" với các chương trình phát sóng theo khung giờ cố định. Đa số người trẻ Mỹ dành ít hơn 4 tiếng ngồi trước tivi.
Mặt khác, thế hệ trẻ ưa chuộng smartphone, với trung bình 3,5 tiếng/ngày để lướt newsfeed, nhắn tin với bạn bè. Trong khi đó, người già chỉ dành trung bình tối đa 2 tiếng.
Tuy nhiên, trong 4 năm qua, cả hai nhóm tuổi người trẻ và người già tại xứ cờ hoa đều chứng kiến sự gia tăng trong việc sử dụng các thiết bị di động.
Bất kể tuổi tác, nguy cơ "nghiện" công nghệ luôn có thể xảy ra với bất cứ ai.
"Trên thực tế, tiêu chí thường được dùng để đánh giá việc ai đó nghiện ma túy hay rượu đang được sử dụng cho khía cạnh công nghệ", Leora Trub, nhà tâm lý học kiêm giáo sư tại Đại học Pace (Mỹ), nói với tờ Business Insider.
Leora thừa nhận cô là người khó có thể rời chiếc smartphone của mình vì là người "nghiện xem các video review đồ ăn ngon".
"Internet, Wi-Fi hầu như luôn có sẵn cho mọi người dùng. Đó là thứ hấp dẫn khó ai có thể cưỡng lại được. Khi được sử dụng ở mức độ vừa phải và có khả năng tự kiểm soát, xem tivi hay lướt smartphone không phải là điều xấu vì nó mang lại niềm vui giải trí như một cơ chế đối phó với sự kiệt sức hoặc căng thẳng mọi người gặp phải", giáo sư Leora chỉ ra.
"Mọi người đều nên có tật xấu của riêng mình và mạng xã hội, điện thoại, tivi là những thứ có tác động tích cực", cô kết luận.
Theo Zing
Khoai Lang Thang bị Youtube tắt trạng thái kiếm tiền, chia sẻ buồn rầu vì làm nội dung tử tế nhưng lại bị hạn chế người xem Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Khoai Lang Thang đã có những chia sẻ về việc kênh Youtube của mình bị tắt trạng thái kiếm tiền. Nếu thường xuyên theo dõi các clip du lịch, ẩm thực của các travel blogger, hẳn bạn sẽ không xa lại với cái tên Khoai Lang Thang. Khoai Lang Thang (tên thật là Đinh Võ...