Suốt 3 năm nuôi con, thờ chồng, vợ sốc nặng khi thấy anh đang bán trà đá cách nhà 200 cây số
Đau đớn, uất nghẹn là thế, hàng ngày tôi chỉ biết ngồi bên bàn thờ có di ảnh chồng mà khóc đến kiệt sức, một lời nói sau cùng cũng không kịp nói với chồng. Tôi hối hận lắm vì nếu ngày đó không đồng ý cho anh đi, thà nghèo thì có khi bây giờ vợ chồng vẫn có nhau.
- Vợ chồng mình lấy nhau được 6 năm rồi nhưng khổ quá, lúc nào cũng nghèo.
- Em không quan trọng chuyện đó, chỉ cần cơm ba bữa qua ngày nhưng vợ chồng đồng lòng là vui lắm rồi. Như nhà hàng xóm bên cạnh đấy, giàu có, lắm tiền thật nhưng cãi nhau như cơm bữa.
- Có mấy người đang rủ anh đi xuất khẩu lao động bên Nhật, đi 3 năm cũng kiếm được một mớ, về anh sẽ mở quán chè cho em, đúng như mong ước lâu nay nhé.
- Nhưng 3 năm không phải là ngắn chồng ạ, anh đi thế em cũng lo lắm.
- Biết làm sao được, đành phải đánh đổi mới mong đổi đời được vợ ạ.
Ngày tiễn chồng đi, tôi khóc hết nước mắt, cữ nghĩ đến cảnh có hai mẹ con vò võ ở nhà mà không sao chịu nổi. Hai vợ chồng tuy nghèo thật nhưng lúc nào cũng ngọt ngào, tình cảm, lúc trái gió trở trời còn có nhau mà nương tựa. Từ ngày chồng đi, phải 1 tuần, nửa tháng tôi mới dám gọi cho anh một lần vì sợ tốn tiền điện thoại.
Hai năm đầu, tháng nào anh cũng đều đặn gửi tiền về cho mẹ con tôi. Căn nhà cũ tềnh toàng giờ đã được thay bằng ngôi nhà cấp 4 khang trang, rộng rãi hơn nhiều. Thương chồng ở bên đó vất vả, làm bất kể ngày đêm nên lúc nào tôi cũng lo đến mất ăn mất ngủ, chỉ mong ngày anh về để cả nhà được đoàn tụ.
Chỉ còn 8 tháng cuối cùng, tôi lại không thấy chồng gửi tiền về nữa, hỏi thì anh bảo:
- Công ty bên này làm ăn đang thua lỗ nên trả lương chậm cho công nhân em ạ, để khi nào lấy được anh sẽ gửi về ngay.
Số lần anh gọi điện về thăm nhà thưa dần. Thấy chồng thay đổi, lúc nào tôi cũng lo lắng, bồn chồn như ngồi trên đống lửa. Ấy vậy mà chỉ hơn 1 tháng nữa là anh về, tôi lại nghe tin chồng bị tai nạn rồi mất ở bên đó. Trong nhà chẳng có tiền, họ hàng hai bên cũng nghèo lại thân gái một mình, tôi chẳng có cách nào sang đó mà đưa xác chồng về .
Đau đớn, uất nghẹn là thế, hàng ngày tôi chỉ biết ngồi bên bàn thờ có di ảnh chồng mà khóc đến kiệt sức, một lời nói sau cùng cũng không kịp nói với chồng. Tôi hối hận lắm vì nếu ngày đó không đồng ý cho anh đi, thà nghèo thì có khi bây giờ vợ chồng vẫn có nhau.
Video đang HOT
Không thể tin chuyện chồng qua đời là sự thật, tôi chạy đi khắp nơi để hỏi thăm mấy người đi xuất khẩu bên đó nhưng không ai làm cùng chỗ, người thì bảo anh đã chuyển đi cơ sở khác cách đây mấy tháng. Đợi chồng mãi 3 năm, tôi mới mất dần hy vọng và chấp nhận việc anh đã không còn nữa.
Tôi mới 28 tuổi, còn khá trẻ trung dù phải dãi nắng, dầm mưa, làm mấy công việc chân tay nhưng vẫn có vài người đàn ông đến ngỏ ý muốn lấy tôi làm vợ. Nghĩ đến con, tôi chẳng đành lòng để nó chịu cảnh bố dượng, con riêng nên quyết định ở vậy thờ chồng.
Bẵng đi một thời gian, một hôm tôi sững sờ đánh rơi cả nồi cơm trên tay khi em hàng xóm đang học Đại học trên thành phố hớt hải chạy sang bảo:
- Chị ơi, em nhìn thấy chồng chị vẫn còn sống sờ sờ, mà còn béo tốt lắm, không thể nào em nhìn nhầm được. Lúc em chạy đến hỏi thì anh ấy lại đeo khẩu trang, đeo kính vào rồi bảo em nhận nhầm người.
Ảnh minh họa
- Làm gì có chuyện đó được, chồng chị mất cách đây 3 năm rồi cơ mà.
- Chị không tin thì ngày mai em dẫn chị lên tận đó mà xem, lúc em đi ngang qua còn thấy anh bán trà đá ở đó cơ mà.
Chân tay tôi bủn rủn, đứng không vững, cả đêm đó trằn trọc không sao ngủ nổi. Nếu đó thực sự là chồng tôi thì tại sao anh phải nói dối, phải giả chết cơ chứ. Sáng hôm sau, tôi theo em hàng xóm bắt xe lên Hà Nội.
Lòng vòng mất một hồi lâu, tôi phải lấy tay dụi mắt mấy lần vì cứ tưởng mình nhìn nhầm người. Tôi như người mất hồn, chạy thật nhanh đến đó rồi nắm lấy tay anh:
- Anh Sơn, là anh phải không? Sao họ lại thông báo với em là anh bị tai nạn rồi mất ở bên Nhật?
- Em… sao em… lại ở đây?
Thấy hai chúng tôi cứ giằng co với nhau thì một người phụ nữ từ xa chạy lại, đẩy tôi ra:
- Cô là ai? Có chuyện gì cần nói với chồng tôi?
- Đây là chồng cô ư?
- Phải rồi, chị có chuyện gì không?
Tôi quay sang nhìn chồng.
- Anh nói đi, chuyện này là sao? Anh giả chết để lấy vợ mới phải không? Anh đối xử với mẹ con tôi như thế à?
- Anh… anh xin lỗi.
- À, hóa ra là cô vợ quê mùa của anh đây sao?
Người phụ nữ đứng bên cạnh anh nhìn tôi với ánh mắt đầy khinh bỉ:
- Chúng tôi yêu nhau từ khi còn đi xuất khẩu lao động, chị chấp nhận chuyện này đi, giờ anh ấy là chồng của tôi rồi.
- Anh xin lỗi… em muốn tiền thì hàng tháng sẽ gửi một ít về cho em muôi con có được không?
- Anh im đi, thứ chồng như anh, tôi không cần.
Tôi ôm mặt khóc, chạy đi thật nhanh ra ngoài đường. Bấy lâu nay tôi cứ khóc và tự trách mình vì không thể mang anh về quê thờ cúng nhưng nào ngờ anh vẫn sống béo tốt bên nhân tình.
Người chồng ngày xưa hết mực yêu thương vợ con lại trở thành một kẻ bội bạc khiến tôi không thể nào nhận ra nổi. Tôi thương con vì nó có một người bố chẳng ra gì, còn anh, tôi không tiếc, giữ lấy một người chồng phản bội nào có ý nghĩa gì đâu.
Theo WTT
Chẳng đàn bà nào hèn mà một mình vật lộn với đời để nuôi con
Mối quan hệ đã hết vẫn còn nghĩa hoặc trách nhiệm. Trong lúc thực hiện trách nhiệm ấy, mỗi bên nên cố sống tốt nhất có thể và hướng đến lợi ích cho con.
Là một độc giả thường xuyên của mục Tâm sự, tôi viết vài dòng chia sẻ sau khi đọc bài "Chồng chỉ về nhà khi bị bồ bỏ" của bạn Hà Anh. Quá nhiều người chê bạn hèn, nói bạn phải hành động dứt khoát cho chồng biết bạn không phải phương án thay thế, nhưng rốt cuộc chẳng có người đàn bà nào hèn mà có thể vật lộn với đời để một mình nuôi con hết. Có điều bạn rất dại vì hy sinh không đúng chỗ, chờ đợi không đúng người. Tôi muốn chia sẻ với bạn chuyện của bạn tôi, từ một góc nhìn hoàn toàn đối lập.
Anh ấy từng có vợ và 2 con. Vợ chồng đã ly dị, ở thời điểm hiện tại về mặt pháp lý hoàn toàn không còn là vợ chồng. Sau khi ly dị lại cố gắng hàn gắn, quay về sống chung, nhưng rồi cuối cùng vẫn ly thân, anh ra ngoài ở nhờ nhà bạn. Tiền cho con tháng được tháng không, tháng nào có thì cho, không có thì hoàn toàn là vợ nuôi con, con ốm đau bệnh tật vợ đòi đưa tiền anh ấy vẫn lăn lộn đi vay lãi chợ đen ở ngoài để đem tiền về. Người đàn ông đẻ con ra mà không đủ năng lực nuôi con là người đàn ông kém, nhưng có tiền, có điều kiện, con cần là mang về cho con thì không thể gọi là hèn.
Trong chuyện vợ chồng, gia đình cũng vậy, nếu vì mâu thuẫn tích tụ, tình cảm mai một mà bỏ gia đình ra ngoài, bỏ vợ (mặc dù trong trường hợp này không còn là vợ chồng, không ràng buộc pháp lý, không ân ái, không chia sẻ, anh chị công khai mọi nơi là đã chia tay thì không còn là vợ chồng nữa), thì người đàn ông đó vẫn là người phụ tình nhưng không phụ bạc. Phụ cái nghĩa tào khang đầu ấp tay gối nhiều năm, nhưng chỉ bạc khi người đó không còn tí trách nhiệm nào, con vẫn lo, gia đình vợ có việc vẫn vào, Tết nhất vẫn thăm hỏi gia đình họ hàng vợ thì khó có thể nói là bạc.
Đàn ông bỏ vợ rồi có người khác cũng là tất yếu của sự vận động của cuộc sống, chẳng ai có điều kiện mà tự nguyện ở vậy chịu lẻ loi, ngay cả vợ cũ anh ấy nếu gặp được người phù hợp cũng chẳng có lý do gì mà không tiến đến. Bản chất sự tan vỡ của gia đình họ không phải vì người thứ 3, mà bởi vì giữa họ đã hết tình. Nếu duy trì được nghĩa và nợ thì tốt, còn không thì thôi, coi như hết duyên hết nợ, sống cuộc sống độc lập với nhau, chỉ cùng lo trách nhiệm chung là con. Một mối quan hệ đã hết tình, người phụ thuộc, người quỵ lụy, người cần, người muốn níu kéo bao giờ cũng là người khổ và thiệt thòi. Một mối quan hệ đã hết vẫn có thể còn nghĩa hoặc còn trách nhiệm. Trong lúc thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm ấy, mỗi bên đều nên cố gắng sống cuộc sống của mình tốt nhất có thể và hướng đến lợi ích tốt nhất cho con.
Về bản chất, đàn bà vốn yếu đuối và đôi khi cần đổ lỗi cho một người đàn bà khác đã phá vỡ gia đình họ để có đủ dũng khí và sự hậu thuẫn của dư luận mà bước tiếp. Nhưng một khi gia đình họ đã nát, người thực sự phá là hai người trong cuộc. Gia đình ấy có vững thì dù đẹp như tiên xông vào cũng khó lòng làm nó lung lay, huống hồ đa phần các trường hợp người đến sau thua kém người hiện tại nhiều mặt, nhiều nhất là cái đức hy sinh, nhẫn nhịn, cam chịu. Trong trường hợp của bạn tôi, anh ấy không có tiền, không có gì xuất sắc nổi bật, giành giật được anh ấy cũng chẳng được lợi ích gì. Nếu không còn tình thì việc nó trở thành một con số không tròn trịa, hay gói gọn lại chỉ là trách nhiệm với con sẽ tất yếu xảy ra, lâu hay mau mà thôi.
Chúc chị mạnh mẽ lên và có quyết định tốt nhất cho cuộc sống của mình.
Theo VNE
"Muốn tôi về ăn Tết thì gửi 5 triệu đồng lên đây", cô gái nhắn xong lén về xem mẹ xoay sở thế nào để rồi sốc nặng trước cảnh tượng này Phải năm năm liên tiếp cô không nhớ hương vị Tết có những gì. Bởi trong khi những gia đình khác đang vui vẻ bên mâm cơm tất niên thì cô lại đứng bần thần bên di ảnh bố. Và cô cũng không còn nói chuyện với mẹ từ năm đó. Phải năm năm liên tiếp cô không nhớ hương vị Tết có...