“Suốt 1 học kì, mình và bạn thân bị ném khăn lau bảng, bị đổ nước vào giày nhưng tụi mình đã im lặng”
Ngay khi bạn đọc những dòng này, rất có thể ai đó đang bị bắt nạt ngay trong lớp, trong trường.
Câu chuyện số 1
Năm lớp 6, mình bắt đầu có chút tiếng tăm trên MXH. Mình thích lắm lại cũng mê chụp hình và quay clip nên đăng nhiều hơn. Nhưng các bạn ở trường và mọi người ở xung quanh mình thì không. Mỗi ngày, từ trên mạng đến trực tiếp mình phải nghe những câu khó nghe: “Trên MXH có mắt như mù cả nhỉ? Xấu như *** mà cũng hot Tiktok”, “Ăn bám, dựa vào MXH”,…
Kinh khủng nhất là khi đi học. Nói ngắn gọn thì mình bị cả trường tẩy chay còn kể chi tiết ra mình cũng không biết nói như thế nào cho đủ nữa. Mình chỉ muốn ở nhà vì mỗi ngày bước chân ra ngoài cửa là thấy người ta đang nói gì đó không hay về mình. Đến lớp ngồi im 1 góc, không một ai trong lớp chơi với mình, về nhà lại đóng cửa phòng khóc. Mình từ 1 đứa vui vẻ, năng động chỉ biết ngồi nhìn mọi người nô đùa, vui cười. Thậm chí đã có những lúc mình suy nghĩ tiêu cực…
Chuyện kéo dài khoảng 2 năm, mình còn dằn vặt bản thân xem đã sai ở đâu và làm sao để vừa lòng mọi người. Nhưng dần dần mình thấy những việc đó thật vô nghĩa bởi mình đang sống cuộc sống của mình chứ không phải của người ta. Thế là mình thay đổi, không quan tâm đến những lời xấu xa đó nữa. Hiện tại mình đã bình thường, được mọi người yêu quý dù vẫn có người ghét mình nhưng không còn quá kinh khủng như trước đây.
(Q.A, 15 tuổi)
(Ảnh minh hoạ)
Câu chuyện số 2
Hôm đó lớp mình vừa mới thi đấu bóng đá nữ ở trường xong. Các bạn gái đều lên lớp, mặt ai cũng đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại và cực kì mệt. Đang ngồi nghỉ thì 1 bạn nữ (nhân vật đầu gấu trong lớp) không thi đấu nhưng lại bắt 1 bạn nữ khác vừa chơi bóng xong (và bị bong gân) đi mua bánh mì hộ, trong khi lớp mình ở tầng 3 còn căn tin ở tầng 8.
Thật không may “bong gân” mua sai nhân bánh mì. Thế là “đầu gấu” bắt trả lại tiền gấp đôi nhưng “bong gân” không đủ tiền để trả. Kết quả là “đầu gấu” đi nói xấu, bêu rếu “bong gân” ở khắp nơi. Mấy hôm sau còn bày trò cố tình trêu “bong gân” quá đáng, dùng lời nói để xúc phạm và bóc phốt trên mạng đều đủ cả.
Sau đó, vào những ngày đầu tuần, “bong gân” được bố mẹ cho tiền tiêu vặt, “đầu gấu” liền lấy hết tiền để mua phụ kiện, trà sữa,… Hiện tại việc này vẫn đang diễn ra, “đầu gấu” vẫn lấy tiền hoặc lấy đồ ăn sáng của mọi người trong lớp nhưng mục tiêu chính vẫn là “bong gân”. Mình nghĩ lý do có lẽ là vì “bong gân” hiền lành và nhút nhát nhất lớp. Mình có hỏi tại sao không tâm sự gì với mẹ thì bạn ấy bảo sợ mẹ lên nói chuyện với cô giáo và “đầu gấu” sẽ biết được.
(S, 14 tuổi)
(Ảnh minh hoạ)
Câu chuyện số 3
Năm lớp 9, mình được chọn vào lớp chuyên Sinh còn 1 người bạn của mình thì chọn lớp chuyên Lý. Nhưng về sau không đủ điều kiện nên bạn đó được chuyển sang lớp Sinh cùng với mình. Tuy nhiên các bạn ở lớp lại nghĩ bạn mình dùng cách khác để được vào học nên ghét bỏ và mình bị ghét lây.
Suốt 1 học kì, tụi mình bị ném khăn lau bảng, bị đổ nước vào giày. Trong lớp không 1 ai lên tiếng phản đối mà cùng nhau hùa vào, có lẽ các bạn vui lắm nhỉ?
Khoảng thời gian đó mỗi ngày đi học với mình không phải một ngày vui, nếu không muốn nói là cực hình nhưng cuối cấp, sắp thi nên đã kệ. Sau đó tụi mình chuyển cấp, không chạm mặt các bạn đó nữa nên mới hết.
(N.P.A, 16 tuổi)
Video đang HOT
Câu chuyện số 4
Mình chưa từng bị bắt nạt nghiêm trọng nhưng nhiều bạn nhìn vẻ ngoài thấy mình hơi chảnh, khó gần, vênh váo nên đã nói xấu mình. Chẳng hạn như “Nhìn con bé kia chảnh xong mặt cứ vênh vênh ngứa mắt thế nhỉ?”. Mà buồn cười nhất là các bạn không hề quen biết gì mình.
(Ảnh minh hoạ)
(M.G, 17 tuổi)
Câu chuyện số 5
Mình từng trải qua cảm giác bị nói xấu rồi. Đó là khoảng cấp 2, mình không nhớ rõ mọi chuyện lắm nhưng nguyên nhân chỉ đơn giản là người này nghe qua miệng người khác, tam sao thất bản khiến cho hiểu lầm trở nên nghiêm trọng hơn.
Còn chuyện bị bắt nạt thì mình thấy đa phần trường nào cũng có. Từ cấp 2 đến cấp 3, mình đã chứng kiến rất nhiều việc này, khối trên bắt nạt khối dưới, tụ nhau lại lập thành nhóm nói xấu ai đó,… chỉ là vụ việc có to và có nhiều người biết đến hay không thôi.
(L.P.A, 16 tuổi)
——————-
Trường học giống như một xã hội thu nhỏ
5 câu chuyện nói trên được ghi lại từ 5 nhân vật khác nhau, đến từ những ngôi trường khác nhau, cả cấp 2 lẫn cấp 3, cả công lẫn quốc tế, cả thành phố lẫn tỉnh lẻ. Có bạn đã thoát khỏi những lời nhục mạ, miệt thị và công kích nhưng có bạn vẫn đang ngày ngày nơm nớp lo sợ. Thế nhưng tất cả có 1 điểm chung lớn nhất: Bắt nạt, nói xấu ở trường học.
Có lẽ với nhiều người, đề tài này không mới chút nào nhưng cũng chưa bao giờ cũ. Và đến lúc này, chẳng cần một con số hay báo cáo chi tiết nào, ai cũng hiểu tình trạng bắt nạt trong giới học sinh đã và đang nghiêm trọng ra sao.
Thực tế thì xã hội này phức tạp thế nào, trường học cũng lắm vấn đề như vậy. Bởi nơi đây giống như một phiên bản thu nhỏ của xã hội với đủ loại kiểu người, mỗi người lại có 1 quan điểm và thái độ khác nhau về ai đó/sự việc nào đó. Thế nên có đến 1001 nguyên nhân cho những vụ bắt nạt nhưng chỉ có 1 kết quả duy nhất là có người sai trái và có người bị tổn thương.
Phía bị bắt nạt sẽ ngày càng nhút nhát, sợ hãi, không tự tin vào bản thân mình và nhận những vết thương tinh thần không bao giờ lành. Q.A cho biết: “Hai năm nay mình không còn bị bắt nạt quá đáng, cũng đã được rất nhiều người yêu quý hơn nhưng vẫn có những phút chốc, mình không khỏi rùng mình khi nhớ lại chuyện ngày trước”. Có lẽ bản thân Q.A cũng hiểu, sự ám ảnh đó sẽ còn theo cô bạn đến rất lâu về sau…
Nạn nhân càng sợ hãi, kẻ bắt nạt càng hả hê, tìm cách tiếp tục lấn tới. Và trong lúc họ đang loay hoay với loạt câu hỏi “Tại sao lại là mình?”, “Mình đã làm gì sai?”, “Bao giờ chuyện này mới chấm dứt?” thì kẻ bắt nạt đã thêm nổi loạn, ngang ngược, tự coi mình là “tầng lớp thống trị”, có quyền sinh quyền sát. Từ đó hình thành tính cách, tư tưởng sai lệch, tồn tại theo kẻ bắt nạt suốt cả cuộc đời.
Sau cùng, dù là nạn nhân hay kẻ bắt nạt, tất cả cũng đều phải nhận những vết hằn xấu xí trong sự phát triển, ảnh hưởng đến tương lai và cả những người xung quanh.
(Ảnh minh hoạ)
Chỉ có mình mới biết mình là ai
Dù chúng ta vẫn đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng bắt nạt ở trường học nhưng cả 5 nhân vật nói trên đều khẳng định, không nhiều thì ít trường nào cũng đã, đang và sẽ có những câu chuyện tương tự. Đặc biệt là hình thức và mức độ ngày càng khủng khiếp hơn.
Khoan hãy bàn đến phần trách nhiệm bởi mỗi người lại có một quan điểm khác nhau. Cái cần được ưu tiên trước mắt là nạn nhân sẽ phải làm gì khi bị bắt nạt đây? Vùng lên chống lại hay lặng lẽ chịu trận? Đây là một vài lời khuyên từ những người từng có những trải nghiệm không mấy vui vẻ này.
Q.A: “Đừng quan tâm đến những lời nói của người khác bởi đó chỉ là thử thách nhỏ mà thôi. Mình cũng chỉ sống một lần trên đời nên đừng để ý những thứ xấu xí, hãy sống một cuộc đời vui tươi”.
N.P.A: “Mình nghĩ cảm xúc và cách nhìn nhận vấn đề của nạn nhân mới là quan trọng. Thế nên hãy cố gằng không quan tâm đến người ta, đến những hành động xấu mà người ta đem lại, không nghĩ ngợi linh tinh và nhất định phải tích cực lên”.
Và cuối cùng là xin đừng giấu giếm, chịu đựng hay hùa theo sự bắt nạt mà hãy lên tiếng. Bởi chỉ có mình mới biết mình là ai, cũng chỉ có mình mới tự cứu được chính mình!
Nữ sinh bạch tạng gây sốt CĐM: 'Thay vì suy nghĩ tiêu cực, mình coi đây là lợi thế của bản thân'
Dù có ngoại hình khác so với người bình thường, nhưng cô nàng này vẫn luôn tự tin, yêu đời và sống tích cực.
Khi được sinh ra, đa số chúng ta đều may mắn sở hữu mái tóc đen và đôi mắt tinh anh. Thế nhưng trên thế giới này lại có một số người sở hữu mái tóc, làn da trắng muốt và đôi mắt cận ngay từ thuở lọt lòng, đó là những người mắc bệnh bạch tạng. Cô nàng Ngô Thuý Quỳnh, sinh năm 1998, hiện đang học năm cuối Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội là một nhân vật như thế.
Mới đây, Thuý Quỳnh đã gây bão cư dân mạng trong bộ ảnh xinh như công chúa tuyết. Với mái tóc, làn da cùng chiếc váy trắng muốt, không trang điểm cầu kì, bộ ảnh lần đầu làm mẫu của cô nàng đã thu hút hàng chục nghìn lượt like.
Thuý Quỳnh hiện là sinh viên năm cuối Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Bệnh bạch tạng theo chân Quỳnh từ khi mới ra đời
Khác biệt từ khi mới ra đời
Trong cuộc trò chuyện thân mật cùng Tiin.vn, Quỳnh cho biết căn bệnh này đã theo chân cô từ khi mới sinh ra. Điều đặc biệt là trong gia đình, họ hàng của Quỳnh không có ai mắc căn bệnh này. Thấy con gái mắc bệnh hiếm gặp, bố mẹ cô vô cùng lo lắng.
Càng lớn, Quỳnh càng nhận ra sự khác biệt giữa cô và các bạn cùng trang lứa. Mắt của cô yếu và bị cận bẩm sinh, mỗi khi đi học, dù được ngồi ngay bàn đầu nhưng Quỳnh vẫn không thể nhìn thấy bảng. Vì vậy, cô nàng phải tập trung gấp đôi các bạn, mỗi khi kết thúc môn học, Quỳnh lại mượn vở để chép bài.
Cô nàng cũng từng vướng phải nhiều tình huống 'dở khóc dở cười', vì mắt không thể nhìn xa nên khi được người quen, bạn bè vẫy tay ngoài đường, cô không có chút 'phản ứng' nào. 'Ai mà không biết, chắc chắn sẽ tưởng mình chảnh hoặc lạnh lùng' - Quỳnh bộc bạch.
Quỳnh sở hữu làn da cùng mái tóc trắng muốt
Làn da của Quỳnh cũng yếu hơn hẳn so với những người khác, nếu đứng ngoài trời lâu, chúng trở nên đỏ ửng, rất dễ bỏng rát. Thậm chí chúng còn có nguy cơ ung thư cao nếu không được che chắn cẩn thận. Quỳnh tâm sự, trong một lần đi biển cùng gia đình, vì ra ngoài nắng nên cánh tay của cô nàng đã bị đỏ, rát đến nỗi mấy hôm sau mới đỡ. Từ đó, Quỳnh bảo vệ làn da cẩn thận hơn bằng cách ăn mặc kín đáo và bôi kem chống nắng thật kĩ mỗi khi ra đường.
Mái tóc, làn da và đôi mắt khác biệt khiến 9x trở thành tâm điểm của sự chú ý. Dù không bị bạn bè châm chọc, cô cũng từng nhiều lần bắt gặp những câu hỏi, ánh mắt tò mò khi tới chỗ đông người. Điều này khiến cô nàng vô cùng ngại ngùng, bối rối.
'Mình may mắn vì luôn có bạn bè và gia đình ở bên'
Một điều khiến Thuý Quỳnh cảm thấy tự hào đó là cô luôn được bạn bè ở bên giúp đỡ trong suốt quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường. ' Một số bạn sẵn sàng cho mình mượn vở để chép lại bài sau mỗi giờ học, thậm chí còn giảng bài cho đến khi mình hiểu mới thôi. Hạn chế về thị lực cũng khiến mình gặp chút khó khăn trong việc đi lại, vì vậy các bạn cũng không quản nắng mưa, đưa đón mình đi học hằng ngày' - Quỳnh chia sẻ.
Bố mẹ Quỳnh cũng rất tâm lý, thường xuyên quan tâm con gái bằng những lời động viên, khích lệ chân thành để Quỳnh có thêm động lực cố gắng. Nhờ có tình cảm của gia đình và bạn bè, cô gái này ngày càng trở nên mạnh mẽ, cởi mở và sống tích cực hơn. 9x thú nhận bản thân mình vô cùng may mắn vì luôn được họ sát cánh bên cạnh.
9x luôn trân trọng tình cảm mà gia đình và bạn bè dành cho mình
Bạch tạng cũng có rất nhiều lợi thế
Bất cứ ai khi gặp Quỳnh đều phải ấn tượng trước nụ cười tươi tắn và nguồn năng lượng tích cực mà cô bạn này toả ra. Quỳnh không coi bạch tạng là bệnh, ngoài làn da và thị lực yếu hơn so với người khác, mọi thứ vẫn hoàn toàn ổn khi cô nàng biết cố gắng.
Quỳnh chia sẻ, cô yêu thích mái tóc có màu trắng tự nhiên mà không cần phải mất công tẩy, nhuộm cầu kì như bao người khác. Làn da trắng của cô nàng cũng khiến việc phối đồ, chọn quần áo trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Quỳnh không cần phải đắn đo, suy nghĩ về việc màu này, màu kia không hợp bởi đơn giản, da trắng thì mặc màu gì cũng đẹp. Hơn nữa, mỗi khi đi chơi, 9x không cần make up quá cầu kì, đôi khi chỉ cần tô chút son, gương mặt cô nàng đã trở nên tươi tắn hơn rất nhiều.
Ngoài lợi thế về việc ăn mặc, Quỳnh cũng tự tin hơn khi nhận ra rằng cô có thể dễ gây ấn tượng với người khác ngay từ lần gặp đầu tiên. Quỳnh cười: ' Thay vì suy nghĩ tiêu cực, mình coi đây là lợi thế của bản thân.'
Nụ cười cùng nguồn năng lượng tích cực luôn thường trực trong cô gái này
'Công chúa tuyết' cho biết, trở thành một tiếp viên hàng không là mong muốn của cô từ lâu. Vì thị lực kém, Quỳnh không biết liệu điều ước này có thể trở thành hiện thực hay không. Tuy nhiên cô nàng vẫn sẽ cố gắng hết sức để ngày càng 'tiệm cận' gần hơn với ước mơ được làm tại sân bay. Chúc cho Thuý Quỳnh luôn mạnh khoẻ, lạc quan và may mắn để biến ước mơ thành hiện thực nhé!
Thuý Quỳnh có gương mặt cùng gu ăn mặc cá tính
Trong tương lai, Quỳnh muốn làm tiếp viên hoặc một công việc liên quan đến ngành hàng không.
Tình yêu đẹp của cô gái bị vảy nến che kín 90% cơ thể Sống chung với căn bệnh vẩy nến nặng, Sabrina Speaks vẫn giữ tinh thần lạc quan, mạnh mẽ để truyền cảm hứng cho những người đồng cảnh ngộ với mình. Năm 12 tuổi, Sabrina Speaks (23 tuổi, sống ở Bắc Carolina, Mỹ) được chẩn đoán mắc bệnh vẩy nến. Vì tự ti, cô cố gắng che giấu các mảng vảy trên da suốt...