Sướng như có vợ hiền
Khi còn độc thân, bạn bè thường đùa: “Hôn nhân là mồ chôn ái tình”.
1. Ngay trong đám cưới, mấy cậu bạn thân thời đại học còn tinh nghịch nâng rượu: “ Chúc mừng thằng Hùng từ nay đã có gông đeo cổ”.
Trong những ngày đầu “đeo gông”, tôi thấy mọi thứ vẫn đẹp, chẳng đến mức như mọi người nói. Nàng đẹp, nàng dịu dàng, nàng ngọt ngào. Đi làm về tôi có cơm ăn, quần áo cởi ra đã có vợ giặt là phẳng phiu, thơm tho nức mũi. Mỗi khi ra ngoài được sánh bên vợ, khối người thèm thuồng.
Nhưng đến giai đoạn hai thì nàng của tôi bắt đầu hoạch định tương lai. Nàng quy định lương tôi đóng đủ hàng tháng, cơm ăn một bữa ở nhà, không bù khú nhậu nhẹt… Tưởng nàng hiền thì mình sẽ được làm chủ gia đình. Nào ngờ nàng cũng như biết bao bà vợ khác có sở thích quản lý chồng. Tức là tôi đóng góp tiền bạc, được phục dịch các sở thích cá nhân như ăn uống nhưng bù lại là phải “nghe lời”.
2. Tôi cũng học được ở nàng kha khá. Nhờ có vợ rồi làm bố, tôi hiểu rằng mình cần sống có trách nhiệm hơn. Nếu như trước đây tôi quen được mẹ “chăm bẵm”, thì giờ đây, tôi thấy mình đã làm chủ gia đình nên cũng phải quan tâm trở lại “nguồn”.
Làm chồng rồi làm cha, tôi đã nhận thức rõ hơn ý nghĩa của cuộc đời (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Tôi bắt đầu chơi với con thay vì ngồi đọc báo, thấy sướng rơn khi nghe tiếng con bi bô gọi “Bố ơi”. Tôi biết chờ đợi hàng tiếng đồng hồ mỗi khi đưa vợ đi mua sắm trong siêu thị. Tôi cũng chịu khó đi đón con, cũng biết pha sữa cho con uống, tắm cho con rất chuyên nghiệp. Bởi vợ bảo hai tiếng “cha con” là cách gọi khác của yêu thương.
Tôi biết cùng vợ gánh vác những việc to đến việc nhỏ trong nhà. Tôi biết lo lắng khi vợ đi làm về muộn. Tôi khổ sở vì con ho hắng khi trở trời. Tôi có thêm hàng trăm nỗi lo ngoài tiền bạc, tiến thân và những sở thích cá nhân. Tôi nghiệm ra rằng mình chín chắn hơn nhờ có vợ và có con.
3. Có lúc tôi thấy thua vợ. Nàng nhìn yếu ợt mà cứng rắn phải biết. Nàng đánh vật với khối lượng lớn công việc trên công ty, rồi lại giải quyết đống việc nhà. Như vậy nghĩa là tôi thấy sức làm việc của nàng hơn tôi, dài hơi hơn, nội lực hơn tôi. Trong khi tôi còn đang ngồi tại vị ở chức phó phòng bao năm mà nàng đã chễm chệ lên chức trưởng phòng hành chính rồi. Điều đó khiến tôi đã có cách nhìn khác về vợ.
4. Tuy thi thoảng vợ cũng “cãi chày cãi cối” nhưng trước mặt bạn bè, đồng nghiệp, nàng ngoan lắm và luôn dành cho chồng một vị trí xứng đáng. Nhớ một lần ông bạn đến chơi, nàng khen chồng nức nở đến nỗi bạn ghé tai nói nhỏ: “Bà xã ông đỉnh thật, đã đẹp người lại khéo ăn nói. Nhất ông rồi đấy”. Nghe thấy thế, tôi như nở từng khúc ruột, thấy hàm ơn vì vợ đã làm cho mình đẹp mặt.
Có một ngày tôi thấy cái “gông” đang đeo trên cổ nhẹ tênh. Làm chồng rồi làm cha, tôi đã nhận thức rõ hơn ý nghĩa của cuộc đời. Có lẽ chẳng ai sướng hơn tôi khi có vợ hiền.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Xin đừng hắt hủi anh!
Làm chồng em đã gần 7 năm, làm bố của nhóc Bim 5 tuổi rưỡi rồi, anh đã thấm thía cái câu "hôn nhân là mồ chôn ái tình".
Đàn ông, ai cũng sợ bị đem so sánh. Nay em nói: "Anh Hưng chiều cái Lan kinh khủng. Nhìn hai vợ chồng nó đã xấp xỉ 40 mà còn như đôi chim non". Đến mai em lại phân trần: "Cái Thảo xưa chẳng bằng ai, người vừa xấu, học hành bung bét, may mà vớ được chồng giàu nên một đời lên tiên. Cái con đúng là tốt số. Chả bù cho mình".
Tiếng chép miệng lẫn thở dài của em cứ oang oang trong đầu, nhìn lại mình, anh cũng lăn lộn sớm hôm kiếm tiền. Ngoài làm trong cơ quan, anh "đá" cả bên ngoài. Tiền chi tiêu trong nhà, tiền đóng học cho con, tiền ngoại giao họ hàng đôi bên, anh lo tất. Nhưng em vẫn bảo: "Bao giờ mình mới có nhà?". Anh cười buồn.
Đàn ông, ai cũng sợ nghe vợ nói nhiều. Anh cũng sợ vợ than vãn, kể công, kể tội. Anh cũng chán ngán những câu quen thuộc của em: "Lương anh thấp tè", "bão giá thế này thì con lấy đâu ra tiền uống sữa?", "đời còn gì nhục hơn đứa thiếu tiền?", "biết có ngày khổ thế này thì chẳng thà đừng chui đầu vào hôn nhân"...
Những nỗi lo "cơm áo gạo tiền" đã khiến cho cuộc hôn nhân của mình có thêm những "hạt sạn" (ảnh minh họa)
Đi làm về với bộn về căng thẳng, mệt mỏi, được em "tiếp thêm" cho năng lượng như thế, anh thấy mình cũng phát khùng theo. Trong lúc bực tức, anh tặc lưỡi: "Thế thì cứ chạy theo thằng nào lắm tiền, đây không giữ". Vợ chồng mình lại giận nhau. Anh thấy mình có lỗi vì vạ miệng.
Em bảo anh vô tâm, chẳng để ý đến những sở thích của vợ. Em bảo lấy chồng như em cũng bằng thừa, cả năm chẳng nhận được món quà nào của chồng cho ra hồn. Lời trách móc của em cũng khiến anh lao đao, tự ái. Nhưng vợ ơi, anh cũng muốn em hiểu rằng những giây phút anh về nhà đừng "lên giây cót" như thế. Thay vì mắng con "ăn tàn phá hại" để ám chỉ chồng, sao em không nói thẳng với anh? Việc gì phải bắt tội thằng bé như thế?
Đàn ông, ai cũng sợ bị vợ chê vô dụng. Cu Bim đã cứng cáp, anh ngỏ ý muốn sinh đứa thứ hai, em giãy nảy: "Tiền đâu mà sinh với đẻ? Để chúng nó chết đói à? Chỉ khổ thân tôi". Rồi em lại kể lể con nhà này được học trường điểm, con nhà kia có chế độ ăn cao cấp ra sao? Đồng nghiệp, bạn thân, có bao nhiêu cái tốt đẹp, em đem ra kể hết để làm hình mẫu, trái ngược với nhà mình. Tự thấy giận mình quá, lẽ nào đến giờ, anh chẳng nuôi nổi vợ con bên em không dám đẻ tiếp đứa thứ hai? Xin em đừng hắt hủi anh như thế, nghe đau lắm.
Đàn ông, ai cũng phóng khoáng, thèm những giây phút tự do "chén chú chén anh" bên bạn bè. Anh không phải là người sống hời hợt, bỏ bê nhà cửa cho vợ. Mỗi chiều đi làm về, có hôm anh đón con, có hôm cũng qua chợ mua thức ăn (khi em nhờ). Anh cũng chủ động vào bếp vào cuối tuần hay lúc em bận, em mệt. Những chuyện nhỏ nhặt của đàn bà như giặt giũ, lau nhà, đổ rác, anh cũng sẵn sàng, chẳng kêu ca nửa lời. Vậy mà em lại bảo: "Chẳng nhờ vả được gì".
Làm chồng thật khó! (ảnh minh họa)
Nếu có hôm nào anh báo về muộn, em cằn nhằn: "Uống vừa vừa thôi. Nâng cốc bia lên thì nhớ đến con đang khát sữa ở nhà ấy. Chỉ có thế thì mới tiết kiệm được thôi. Còn bằng không thì đốt hết tiền vào quán xá hết". Những lúc anh bị say, em có thể không đắp khăn ướt lên trán anh, không pha nước chanh cho anh uống. Nhưng xin em, đừng bao giờ xỉ vả vào mặt anh rằng: "Nốc cho lắm vào, đúng là đồ ăn hại".
Em chẳng muốn anh giao du rộng vì vừa tốn thời gian, có khi lại theo bạn đâm ra hư hỏng, đổ đốn thì khốn. Nhiều lúc anh xấu hổ vì em đuổi khéo bạn chồng về. Anh chưa ho he phản ứng, em đã quắc mắt lên: "Mấy ông ấy tôi còn lạ gì nữa. Cứ khều anh ra quán để trả tiền thay đấy mà. Không dại".
Dường như những nỗi lo "cơm áo gạo tiền" đã khiến tình cảm vợ chồng mình thêm những hạt sạn. Vợ ơi! Anh phải làm như thế nào thì mới vừa lòng em? Sao làm chồng khó quá. Chẳng nhẽ cứ sáng đi làm, chiều cắp cặp về đúng giờ mới là người đàn ông tốt sao?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Có nên độc lập tài chính với chồng? Bạn sẽ phải chịu thiêt khá nhiêu và đôi khi lâm vào tình cảnh khó khăn khi không có chông giúp sức. Dưới đây là 10 điêu cân cân nhắc khi bạn muôn đôc lâp tài chính với chông: 1. Chồng không thể là đối tượng để vay tiền được: Ví dụ bạn cần đổi laptop nhưng đang kẹt một nửa tiền. Bạn...