Sương mù dày đặc ở TP.HCM là do …Indonesia cháy rừng?
Trung tâm nghiên cứu ô nhiễm không khí và Biến đổi khí hậu đang kiểm tra, đo đạc xem nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ở TP.HCM.
Những ngày vừa qua, nhiều người dân sống ở TP.HCM rất hoang mang về tình hình ô nhiễm không khí. Một số nơi ở TP xuất hiện các lớp sương mù dày đặc từ sáng đến chiều.
Chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại TP.HCM cũng liên tục ở mức trên 150, thuộc nhóm màu đỏ, đây là mức thuộc nhóm có hại cho sức khoẻ cho con người. Theo dự báo ngày 22 và 23-9, ô nhiễm không khí tại TP.HCM vẫn ở mức đỏ.
Nhiều khu vực ở TP.HCM bị che phủ bởi lớp sương mù. Ảnh: TL
Video đang HOT
Theo ghi nhận của chúng tôi, từ sáng sớm 22-9 ở nhiều khu vực ở TP.HCM bị che phủ bởi lớp sương mù, thời tiết trở nên se lạnh hơn những ngày bình thường.
Hiện nay nhiều người dân lo lắng không biết tình trạng ô nhiễm này đến bao giờ chấm dứt. Nhiều người cho rằng một trong những nguyên nhân gây ra tình hình ô nhiễm này là do ảnh hưởng của việc cháy rừng tại Indonesia vừa qua.
“Tình hình ô nhiễm này khiến chúng tôi rất lo lắng, tôi không dám cho con ra đường, có thể nguyên nhân gây ô nhiễm là do ảnh hưởng của việc cháy rừng tại Indonesia…”, anh Thanh Hưng (quận 1) chia sẻ.
Chia sẻ cùng PLO, PGS.TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ô nhiễm không khí và Biến đổi khí hậu, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết: Theo chỉ số chất lượng không khí (AQI) những ngày vừa qua thì chất lượng không khí tại TP.HCM đang bị ô nhiễm nhiều, đây là mức thuộc nhóm có hại cho sức khoẻ cho con người.
Hiện Trung tâm đang thực hiện đo đạc để kiểm tra nguyên nhân gây ô nhiễm không khí xuất phát từ đâu, xem nguyên nhân có phải một phần xuất phát từ các nước lân cận hay không, vì với những ngày cuối tuần lượng xe di chuyển ở TP. HCM là thấp nhưng chất lượng không khí lại ô nhiễm như thế thì có thể do nguyên nhân xuất phát từ bên ngoài.
NGUYỄN CHÂU
Theo PLO
Thiên tai, dịch bệnh ở nhiều nước
Theo Roi-tơ và Tân Hoa xã, ngày 20-9, tình trạng khói mù do cháy rừng trên đảo Xu-ma-tra và phần đảo Bo-nê-ô bên phía In-đô-nê-xi-a tiếp tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc gia láng giềng Ma-lai-xi-a khi có hơn 2.600 trường học phải đóng cửa, gây ảnh hưởng tới hàng triệu học sinh.
Tại bang Xa-ra-oắc trên phần đảo Bo-nê-ô bên phía Ma-lai-xi-a có hơn 1.000 trường học phải đóng cửa, trong khi đó chất lượng không khí ở mức "nguy hiểm" được ghi nhận tại một khu vực giáp giới In-đô-nê-xi-a.
Mưa bão làm ngập lụt nhiều nơi ở thành phố Hiu-xtơn, bang Tếch-dớt, Mỹ. Ảnh: AP
* Ngày 19-9, cơn bão I-men-đa đổ bộ vào thành phố Hiu-xtơn, bang Tếch-dớt, Mỹ, gây mưa lớn làm ít nhất hai người chết và hàng nghìn người phải sống trong cảnh mất điện. Mưa lớn gây lụt lội, làm nhiều nhà cửa và hàng trăm xe ô-tô bị ngập nước. Mưa bão cũng làm sân bay của thành phố này bị đóng cửa trong nhiều giờ. Thống đốc bang Tếch-dớt đã ban bố tình trạng thiên tai tại hàng chục hạt.
* Ngày 20-9, Bộ Nông nghiệp Phi-li-pin cho biết, các cơ quan chức năng nước này đã phát hiện dịch tả lợn châu Phi tại một số trang trại nuôi lợn ở vùng thủ đô Ma-ni-la. Trước đó, ngày 9-9 vừa qua, Phi-li-pin đã công bố đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại nước này và tiến hành tiêu hủy hơn 7.000 con lợn tại tỉnh Ri-dan, phía đông Ma-ni-la.
* Trung Quốc đã thông báo cấm nhập khẩu lợn từ Hàn Quốc sau khi nhà chức trách Xơ-un thông báo các trường hợp nhiễm bệnh tả lợn châu Phi ở nước này. Lệnh cấm được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh trên bùng phát trong chuỗi cung ứng thịt lợn ở nước này, sau khi ít nhất 1,1 triệu con lợn đã bị tiêu hủy.
* Ngày 20-9, Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc thông báo đang tiến hành xét nghiệm hai trường hợp nghi nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại hai trại chăn nuôi ở thành phố Pa-chu gần biên giới với Triều Tiên. Trước đó, ngày 17-9 vừa qua, nhà chức trách Hàn Quốc đã xác nhận trường hợp nhiễm đầu tiên cũng tại thành phố này. Tính đến sáng 20-9, Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc đã tiêu hủy hơn 10.000 con lợn từ khi xác nhận trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên.
* Nhà chức trách Hy Lạp cho biết, hàng nghìn con cá tại hồ Cô-rô-nê-i-a ở miền bắc nước này đã bị chết và trôi dạt vào bờ trong ngày 19-9 do nhiệt độ tăng và mực nước giảm. Theo giới chức địa phương, tình trạng hạn hán kéo dài và nhiệt độ tăng đã khiến cá ở hồ trên bị mắc cạn và chết. Mực nước tại hồ Cô-rô-nê-i-a đã giảm từ 2,8 m trong năm 2014 xuống còn khoảng từ 60 đến 80 cm.
Theo NDĐT
Chất lượng không khí tại Singapore, Malaysia tồi tệ nhất thế giới Chất lượng không khí tại Singapore ngày một trở nên tồi tệ, nguy hại cho sức khỏe. Đáng tiếc điều này lại diễn ra ở thời điểm nước này chuẩn bị tổ chức giải đua công thức 1 vào cuối tuần này. Ảnh: AP Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia cũng bị xếp vào nhóm thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Chất...